[Kiến thức nha khoa] Nhổ răng khôn ăn súp cua được không?

Nhổ răng khôn là chỉ định rất thường gặp để đảm bảo sức khỏe răng miệng, nhất là với các trường hợp răng khôn mọc ngầm, mọc lệch hoặc mọc nghiêng đâm vào răng số 7. Sau khi nhổ răng khôn, người bệnh cần chăm sóc răng miệng đúng cách, xây dựng thực đơn ăn […]

POSTED: 30/05/2024
 [Kiến thức nha khoa] Nhổ răng khôn ăn súp cua được không?
Nhổ răng khôn là chỉ định rất thường gặp để đảm bảo sức khỏe răng miệng, nhất là với các trường hợp răng khôn mọc ngầm, mọc lệch hoặc mọc nghiêng đâm vào răng số 7. Sau khi nhổ răng khôn, người bệnh cần chăm sóc răng miệng đúng cách, xây dựng thực đơn ăn uống phù hợp nhằm giúp sức khỏe hồi phục nhanh chóng. Trong đó, nhiều người thắc mắc nhổ răng khôn ăn súp cua được không? Cùng theo dõi bài viết dưới đây để được giải đáp chi tiết bạn nhé!

Ăn súp cua sau khi nhổ răng khôn được không? 

Răng khôn (hay còn gọi là răng số 8) là chiếc răng mọc sau cùng, ở vị trí cuối trong cung hàm. Mỗi người trưởng thành sẽ có từ 1 – 4 chiếc răng khôn chia đều cho 2 hàm. Thông thường, chiếc răng này sẽ xuất hiện ở độ tuổi trưởng thành (khoảng 18 – 25 tuổi). Tuy nhiên, ở giai đoạn này, cấu trúc xương hàm và các răng vĩnh viễn gần như đã phát triển hoàn thiện. Vì thế nên khi răng khôn mọc lên dễ gặp phải tình trạng thiếu chỗ trống, dẫn đến mọc lệch, mọc ngầm, mọc kẹt. Để phòng tránh các trường hợp viêm nhiễm, gây hại cho sức khỏe răng miệng, bác sĩ sẽ chỉ định nhổ bỏ răng khôn. Sau khi nhổ răng số 8, người bệnh cần chăm sóc sức khỏe theo hướng dẫn của bác sĩ. Trong đó, chế độ dinh dưỡng và ăn uống sau khi nhổ răng là một trong những vấn đề quan trọng mà bạn cần lưu ý. Đó cũng là lý do vì sao nhiều người thắc mắc nhổ răng khôn ăn súp cua được không. 

Theo chuyên gia, sau khi nhổ răng khôn, bạn nên ưu tiên ăn những món mềm, lỏng để không phải nhai nhiều. Súp cua là món ăn dạng lỏng bao gồm thịt cua, trứng và rau củ quả cắt nhuyễn nên rất dễ nhai. Do đó, bạn hoàn toàn có thể ăn súp cua sau khi nhổ răng khôn. Nhờ đó, không chỉ cung cấp những chất dinh dưỡng cần thiết cho người bệnh như protein, vitamin và khoáng chất mà còn hạn chế ma sát đến vết thương. Từ đó giúp cơ thể hồi phục nhanh hơn.

Sau khi nhổ răng khôn, bạn có thể ăn các món lỏng như súp cua để tránh ảnh hưởng đến vết thương.
Sau khi nhổ răng khôn, bạn có thể ăn các món lỏng như súp cua để tránh ảnh hưởng đến vết thương.

Không chỉ vậy, thịt cua có trong súp rất giàu chất khoáng, protein, vitamin, omega 3, photpho, canxi,… còn rất tốt cho sức khỏe răng miệng cũng như sức khỏe tổng thể. Người bệnh cũng có thể yên tâm rằng thịt cua không gây hại gì đến vết thương. 

Xem thêm => Sau quá trình nhổ răng khôn ăn tôm có làm sao không?

Lưu ý khi ăn súp cua sau khi nhổ răng khôn?

Sau khi trải qua ca phẫu thuật nhổ răng khôn, việc lựa chọn thực đơn phù hợp là vô cùng quan trọng để đảm bảo quá trình hồi phục diễn ra thuận lợi và nhanh chóng. Thông tin trên cũng đã trả lời thắc mắc nhổ răng khôn ăn súp cua được không? Súp cua là một lựa chọn lý tưởng nhưng bạn cần lưu ý một số điều khi thưởng thức món ăn này.

Bởi vì sau khi nhổ răng khôn là do vết thương trong miệng đang trong giai đoạn nhạy cảm và dễ bị kích ứng. Bất kỳ tác động nào từ thực phẩm quá nóng, quá mặn hay cứng đều có thể gây ra đau nhức, chảy máu cũng như làm chậm quá trình liền thương.

Người bệnh nên chú ý đến nhiệt độ của súp cua.
Người bệnh nên chú ý đến nhiệt độ của súp cua.

Vì vậy, khi ăn súp cua, điều đầu tiên cần lưu ý là nhiệt độ. Súp nóng quá có thể gây bỏng và kích ứng ở khoang miệng, thậm chí còn ảnh hưởng đến quá trình cầm máu tại vết thương. Bạn nên đợi cho súp nguội bớt trước khi ăn. Thêm vào đó, cần tránh súp cua quá mặn vì muối có thể gây kích ứng, khiến vết thương bị bào mòn và chảy máu trở lại.

Bên cạnh đó, ăn súp cua quá nhanh cũng không tốt. Bạn nên ăn từ từ, múc từng muỗng nhỏ để tránh làm kích động vết thương. Nếu súp cua có nhiều miếng thịt cua to, bạn có thể nghiền nhỏ chúng lại trước khi ăn.

Cuối cùng, sau khi ăn xong, nhớ súc miệng thật nhẹ nhàng để làm sạch miệng và ngăn ngừa nhiễm trùng. Tuân thủ những lưu ý này, bạn có thể thưởng thức món súp cua bổ dưỡng mà không gây khó chịu cho vết thương.

Xem thêm => Sau nhổ răng khôn ăn trứng có bị sao không?

Ngoài súp cua, nên ăn gì sau khi nhổ răng khôn?

Bên cạnh việc vệ sinh răng miệng, nghỉ ngơi đầy đủ thì xây dựng chế độ ăn uống hợp lý là một trong những điều cực kỳ quan trọng để vết thương lành nhanh hơn. Ngoài súp cua, bạn có thể ưu tiên một số món như sau: 

  • Các loại thức ăn mềm: Trong những ngày đầu tiên sau khi nhổ răng khôn, người bệnh nên ăn những món mềm, lỏng. Với những món này, bạn sẽ không phải nhai nhiều, hạn chế cọ xát với vết thương và gây đau nhức hàm. Một vài món ăn mềm có thể kể đến như cháo, súp, khoai tây nghiền, nui, bún, phở,… 
  • Các loại thức ăn mát – lạnh: Trong khoảng từ 2 – 4 giờ sau khi tiểu phẫu loại bỏ răng khôn, bạn có thể ăn những loại thức ăn mát lạnh. Điều này sẽ làm giảm cảm giác đau nhức ở vùng vết thương. Không chỉ vậy, nhiệt độ thấp cũng sẽ giúp cho mạch máu co lại, đồng thời hỗ trợ cầm máu hiệu quả. Dù vậy, bạn vẫn nên chọn các loại thức ăn mềm mịn, không có hạt để tránh cơ hàm phải vận động quá nhiều, cũng như hạn chế tình trạng mắc kẹt thực phẩm, nguy cơ ảnh hưởng đến cục máu đông ở vết thương. Một số loại thức thực phẩm mát lạnh mà bạn có thể ăn bao gồm nước ép, sinh tố, kem,…
  • Đa dạng các loại thực phẩm: Ngay sau khi nhổ răng khôn, cơ thể cần được bổ sung nhiều chất dinh dưỡng. Điều này không chỉ giúp nâng cao sức đề kháng mà còn giúp đẩy nhanh quá trình phục hồi.
Cháo là món nên có trong thực đơn sau khi nhổ răng khôn.
Cháo là món nên có trong thực đơn sau khi nhổ răng khôn.
Xem thêm => Có ăn được thịt bò sau nhổ răng khôn không?

Những lưu ý khi ăn uống sau khi nhổ răng khôn?

Không chỉ thắc mắc nhổ răng khôn ăn súp cua được không, người bệnh cũng cần lưu ý một số điều khi ăn uống để tránh ảnh hưởng đến vết thương. Dưới đây là một số lưu ý cần lưu tâm:

  • Trong vài ngày đầu tiên sau phẫu thuật, bạn nên chỉ ăn các thức ăn mềm, lỏng và dễ nuốt như súp, cháo, canh… Tránh hoàn toàn các thức ăn cứng, dính và khó nhai vì chúng có thể làm tổn thương vết thương và kéo dài thời gian liền sẹo.
  • Tránh sử dụng ống hút để uống nước hay sinh tố vì hút có thể gây chảy máu tại vết thương hoặc làm rơi mảnh vảy hình thành sau phẫu thuật. Thay vào đó, hãy uống từ từ bằng ly hoặc cốc.
  • Sau khi nhổ răng khôn, bạn nên hạn chế tối đa các thức ăn nóng. Nhiệt độ quá cao có thể gây bỏng và kích ứng vùng miệng đang nhạy cảm. Đồng thời, cũng cần tránh các món ăn quá mặn hoặc có gia vị cay nóng vì muối và gia vị sẽ làm vết thương bị kích ứng và khó liền.
  • Một điều cần lưu ý quan trọng khác là không nên hút thuốc hoặc sử dụng ống hút đồ uống có ga trong vài ngày sau phẫu thuật. Việc này có thể làm rơi vụn thức ăn vào ổ răng khôn và chậm quá trình lành thương.
  • Sau mỗi lần ăn, bạn nên súc miệng nhẹ nhàng bằng nước muối ấm để loại bỏ thức ăn thừa khỏi miệng và giúp vết thương sạch sẽ, tránh nhiễm trùng.
Chườm lạnh trong 24 giờ đầu tiên để cầm máu, sau đó chườm ấm để giảm sưng đau.
Chườm lạnh trong 24 giờ đầu tiên để cầm máu, sau đó chườm ấm để giảm sưng đau.

Thông tin trên bài đã giải đáp thắc mắc nhổ răng khôn ăn súp cua được không, đồng thời gợi ý những điều cần lưu ý khi ăn món này trong thời gian vừa loại bỏ răng số 8. Để vị trí nhổ răng lành thương, sức khỏe hồi phục nhanh chóng, người bệnh nên xây dựng thực đơn khoa học, hợp lý, kết hợp với chăm sóc răng miệng theo đúng hướng dẫn của bác sĩ. Nếu vẫn còn thắc mắc liên quan, bạn có thể liên hệ trực tiếp hotline 1900 9009 để được Top Nha khoa giải đáp chi tiết bạn nhé!

======================================

Top Nha Khoa – Chuyên cung cấp kiến thức, tin tức trong lĩnh vực nha khoa

Website: https://daisynhakhoa.vn/

Email: daisynhakhoa.vn@gmail.com

Địa chỉ: 108 Đ. Bạch Đằng, Phường 24, Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh

Đánh giá bài viết