Giải đáp câu hỏi: Đau răng có ăn được thịt gà không?

Đau răng là tình trạng phổ biến, bất cứ ai cũng có thể gặp phải, những cơn đau thoáng qua hay dai dẳng khiến người bệnh cảm thấy khó chịu và bức bối. Do đó, việc lựa chọn thức ăn phù hợp khi đau răng là điều quan trọng để giảm bớt cơn đau nhức, […]

POSTED: 24/05/2024
 Giải đáp câu hỏi: Đau răng có ăn được thịt gà không?
Đau răng là tình trạng phổ biến, bất cứ ai cũng có thể gặp phải, những cơn đau thoáng qua hay dai dẳng khiến người bệnh cảm thấy khó chịu và bức bối. Do đó, việc lựa chọn thức ăn phù hợp khi đau răng là điều quan trọng để giảm bớt cơn đau nhức, đồng thời cải thiện chất lượng cuộc sống. Vậy đau răng có ăn được thịt gà không? Mời bạn cùng Top Nha Khoa giải đáp thắc mắc này qua bài viết dưới đây nhé.

Đau răng có ăn được thịt gà không?

Đau răng có ăn được thịt gà không? Thịt gà vốn là thực phẩm tốt cho sức khỏe, tuy nhiên nó nằm trong danh sách những thực phẩm mà bạn không nên ăn khi bị đau răng. Sở dĩ khi đau răng, bạn không nên ăn thịt gà bởi vì thịt gà có nhiều vụn nhỏ, dễ dàng giắt lại trong các kẽ răng. Điều này, có thể khiến tình trạng cơn đau nhức răng kéo dài và trở nên trầm trọng hơn. 

Mặt khác, nếu không được vệ sinh kỹ lưỡng, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn trong khoang miệng sinh sôi và phát triển mạnh mẽ. Vi khuẩn phân hủy protein từ thịt gà, tạo ra các hợp chất sulfur dễ bay hơi khiến hơi thở từ miệng có mùi hôi, khó chịu. Dù chỉ một mẩu thịt gà nhỏ sót lại trong các kẽ răng cũng có thể khiến vi khuẩn phát triển nhanh chóng, tấn công và dẫn đến tình trạng hôi miệng.

Khi đau răng, bạn không nên ăn thịt gà.
Khi đau răng, bạn không nên ăn thịt gà.

Bên cạnh đó, việc ăn thịt gà sau khi bạn điều trị các bệnh lý răng miệng có thể làm chậm quá trình hồi phục vết thương. Cụ thể, sau khi nhổ răng sâu hoặc chữa tủy răng, ăn thịt gà sẽ khiến người bệnh có cảm giác ngứa ngáy và tăng nguy cơ hình thành sẹo lồi, gây mất tính thẩm mỹ.

Xem thêm =>  Khi bị đau răng có thể ăn được trứng gà hay không?

Thực phẩm nên ăn và không nên ăn khi bị đau răng

Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe răng miệng, đặc biệt là khi bạn gặp phải tình trạng đau răng. Nếu không cẩn trọng trong việc lựa chọn thực phẩm có thể khiến cơn đau nhức răng trở nên tồi tệ hơn. Do đó, để giảm bớt đau nhức răng, ê buốt mà vẫn cung cấp đầy đủ các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể. Mọi người cần biết khi đau răng nên ăn gì và nên kiêng gì. Cụ thể là:

Đau răng nên ăn gì?

Chế độ ăn uống hằng ngày cũng góp phần quyết định cải thiện tình trạng đau răng đáng kể. Dưới đây là một số loại thực phẩm bạn nên ăn khi bị đau răng.

Sữa chua và các sản phẩm từ sữa 

Bạn cần ưu tiên những loại thực phẩm mềm, lỏng, dễ nhai giúp giảm áp lực lên răng và giảm cảm giác đau nhức răng hiệu quả. Chẳng hạn như: Sữa tươi, phô mai, sữa chua và các sản phẩm từ sữa khác. Nhóm thực phẩm này không tác động nhiều đến răng bị đau nhức và mang đến nhiều chất dinh dưỡng cho cơ thể như: Đạm, canxi và một số khoáng chất cần thiết. Do đó, bạn hoàn toàn yên tâm khi thưởng thức những món ăn này.

Đau răng bạn nên ưu tiên các loại thực phẩm như sữa chua và các sản phẩm từ sữa.
Đau răng bạn nên ưu tiên các loại thực phẩm như sữa chua và các sản phẩm từ sữa.

Súp, cháo loãng

Đau răng gây đau nhức khiến cho việc ăn nhai thức ăn trở nên khó khăn hơn. Do đó, bạn nên chế biến những loại thực phẩm dễ nuốt như: Súp, cháo loãng thịt bằm hay rau củ hầm. Những thực phẩm này không chỉ giúp bổ sung dinh dưỡng cho cơ thể mà còn không cần phải nhai quá nhiều, đặc biệt là không làm ảnh hưởng đến răng đau.

Súp, cháo loãng là thực phẩm ưu tiên khi bị đau răng.
Súp, cháo loãng là thực phẩm ưu tiên khi bị đau răng.

Bổ sung nhiều rau xanh

Rau có chứa nhiều vitamin và khoáng chất cần thiết cho sức khỏe răng miệng, tăng cường hệ miễn dịch, chống lại vi khuẩn gây bệnh, bao gồm vi khuẩn gây nên bệnh lý sâu răng và viêm nướu.

Bên cạnh đó, chất xơ có tác dụng giảm axit trong khoang miệng, đồng thời hỗ trợ làm sạch mảng bám cứng đầu, ức chế sự phát triển của vi khuẩn có hại cho khoang miệng. Ngoài ra, rau xanh có chứa hàm lượng nước dồi dào giúp làm dịu răng bị đau nhức, giảm tình trạng hôi miệng do các bệnh lý răng miệng gây nên.

Bổ sung nhiều rau xanh giúp giảm đau nhức và ngăn ngừa các bệnh lý răng miệng khác hiệu quả cao.
Bổ sung nhiều rau xanh giúp giảm đau nhức và ngăn ngừa các bệnh lý răng miệng khác hiệu quả cao.

Đau răng nên kiêng ăn gì?

Khi bị đau răng, bạn không nên ăn những loại thực phẩm dưới đây:

Thức ăn quá nóng hoặc quá lạnh

Đau răng là tình trạng răng đang bị tổn thương, điều này cho thấy rằng, răng của bạn trở nên nhạy cảm hơn so với bình thường. Do đó, khi bạn tiêu thụ những loại thực phẩm quá nóng hoặc quá lạnh làm tăng mức độ nhạy cảm, đau nhức và ê buốt. Khi bị đau răng, tốt nhất bạn nên hạn chế ăn kem, uống nước đá hay các loại thức ăn cay, nóng để tránh làm cho tình trạng đau răng trở nên tồi tệ hơn.

Tránh ăn những loại thực phẩm quá nóng hoặc quá lạnh vì có thể gây nên tình trạng ê buốt răng.
Tránh ăn những loại thực phẩm quá nóng hoặc quá lạnh vì có thể gây nên tình trạng ê buốt răng.

Thực phẩm nhiều đường, tinh bột

Khi đau răng, bạn không nên ăn những loại thực phẩm có chứa nhiều đường và tinh bột. Vì đây là nguyên nhân khiến mảng bám hình thành, tích tụ trên răng, lợi. Nếu không được vệ sinh sạch sẽ và khoa học sẽ khiến vi khuẩn sinh sôi, tấn công và gây đau nhức dữ dội, khiến người bệnh khó chịu hơn.

Thực phẩm nhiều đường, tinh bột tăng nguy cơ sâu răng, khiến tình trạng đau răng trở nên trầm trọng hơn.
Thực phẩm nhiều đường, tinh bột tăng nguy cơ sâu răng, khiến tình trạng đau răng trở nên trầm trọng hơn.

Tránh các loại trái cây có chứa tính acid

Bạn nên tránh các loại trái cây có chứa tính acid như cam, quýt, cà chua, chanh,… Những loại thực phẩm này có thể khiến răng bị tổn thương, mòn men răng, răng suy yếu. Tuy nhiên, trong trường hợp nếu cần bổ sung vitamin từ những loại thực phẩm này, bạn nên súc miệng bằng nước lọc để tránh làm tổn thương men răng, ngăn ngừa sâu răng và bảo vệ răng, nướu luôn chắc khỏe.

Các loại trái cây có chứa acid có thể làm mòn men răng và khiến răng bị tổn thương.
Các loại trái cây có chứa acid có thể làm mòn men răng và khiến răng bị tổn thương.

Khi đau răng không uống nước có gas

Nước uống có gas chứa nhiều đường và acid tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển, gây hại đến men răng, khiến cơn đau trở nên trầm trọng hơn. Bên cạnh đó, nước uống có gas có thể gây nên tình trạng khô miệng, giảm tình trạng tăng tiết nước bọt, ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng. Đồng thời, nước uống có gas cũng khiến răng của bạn gặp phải tình trạng ố vàng, xỉn màu.

Nước uống có gas khiến vi khuẩn phát triển, khiến cơn đau trở nên trầm trọng hơn.
Nước uống có gas khiến vi khuẩn phát triển, khiến cơn đau trở nên trầm trọng hơn.

Kẹo cứng

Kẹo cứng cũng là loại thực phẩm chứa nhiều đường, đặc biệt đường sucrose là môi trường thuận lợi để vi khuẩn sinh sôi, phát triển gây hại đến khoang miệng. Lâu dần, vi khuẩn tích tụ sản sinh axit lactic làm mòn men răng, răng tổn thương và khiến tình trạng đau nhức tồi tệ hơn. Không chỉ vậy, việc nhai kẹo cứng tác động lực nhai lớn lên răng, khiến răng bị đau nhức dữ dội, thậm chí có nguy cơ nứt, mẻ, gãy răng cao.

Tránh ăn kẹo cứng, tăng áp lực lên răng dễ khiến răng bị sứt, mẻ.
Tránh ăn kẹo cứng, tăng áp lực lên răng dễ khiến răng bị sứt, mẻ.

Cà phê nóng

Thói quen uống cà phê nóng khi bị đau răng không chỉ khiến tình trạng đau răng trở nên tồi tệ, mà thành phần cafein trong cà phê có tính acid cao, đây cũng là nguyên nhân gây làm mòn men răng và hỏng men răng nếu thường xuyên tiêu thụ.

Cà phê nóng cũng nằm trong danh sách không nên dùng khi bị đau răng.
Cà phê nóng cũng nằm trong danh sách không nên dùng khi bị đau răng.

Mẹo giảm đau răng tại nhà hiệu quả

Nếu người bệnh bị sâu răng, mọc răng khôn, viêm nướu cũng có thể gặp phải triệu chứng đau răng. Trong trường hợp nếu đau răng dai dẳng và kéo dài nhiều ngày do sâu răng, bạn cần đến nha khoa để thăm khám và điều trị kịp thời, tránh trường hợp tình trạng sâu răng lan rộng sang các răng kế cạnh khác.

Ngoài ra, đau răng thường xuyên cũng có thể khiến người bệnh mệt mỏi, ảnh hưởng trực tiếp đến sinh hoạt hằng ngày và suy giảm chất lượng cuộc sống. Nếu chưa có thời gian để đến nha sĩ thăm khám, người bệnh có thể áp dụng một số cách chữa đau răng an toàn và hiệu quả ngay tại nhà dưới đây:

Súc miệng bằng nước muối pha loãng

Súc miệng bằng nước muối là cách đơn giản và hiệu quả để giảm cảm giác đau răng. Nước muối là dung dịch sát khuẩn từ thiên nhiên, với hàm lượng khoáng chất dồi dào giúp ngăn ngừa vi khuẩn tấn công vào khu vực tổn thương, giảm tình trạng sưng, đau và viêm nhiễm, từ đó giảm đau răng hiệu quả.

Súc miệng bằng nước muối pha loãng là một trong những cách giảm đau răng bạn có thể áp dụng.
Súc miệng bằng nước muối pha loãng là một trong những cách giảm đau răng bạn có thể áp dụng.

Cách làm rất đơn giản, bạn có thể thực hiện với các bước sau:

  • Cho 1 muỗng cà phê muối biển vào nước ấm.
  • Khuấy đều đến khi dung dịch hòa tan.
  • Súc miệng kỹ lưỡng trong khoảng 30 giây và đảm bảo dung dịch tiếp xúc với toàn bộ các khu vực trong khoang miệng.
  • Sau đó, nhổ dung dịch ra ngoài.

Bạn nên súc miệng bằng nước muối 2 lần mỗi ngày để giúp làm tình trạng đau răng một cách hiệu quả. Đặc biệt, nên sử dụng nước muối pha sẵn với nồng độ thích hợp theo khuyến cáo để đảm bảo an toàn cho răng. Tuyệt đối không nên pha nước muối với nồng độ đậm đặc để tránh làm ảnh hưởng đến men răng bạn nhé.

Bên cạnh đó, ngay cả khi khi không còn đau nhức răng, bạn vẫn nên sử dụng nước muối để súc miệng rằng ngày giúp loại bỏ vi khuẩn, mảng bám. Từ đó, bảo vệ răng nướu chắc khỏe và ngăn ngừa tình trạng sâu răng hiệu quả.

Chườm khăn lạnh vào vị trí đau

Ngay khi cảm nhận cơn đau răng khó chịu, bạn có thể sử dụng khăn lạnh để chườm vào khu vực đau. Đây là cách làm dịu cơn đau răng nhanh chóng, do sự tác động của nhiệt độ thấp làm mạch máu co lại, hạn chế lưu lượng máu đến vùng đau nhức. Bên cạnh đó, nhiệt độ thấp làm dây thần kinh vùng cảm giác bị tê liệt tạm thời, giảm đau răng nhanh chóng, hiệu quả.

Bạn có thể thực hiện theo các bước dưới đây:

  • Bạn cần cho một ít đá vào khăn vải mỏng hoặc túi vải.
  • Sau đó chườm vào khu vực bên má, vị trí răng bị đau khoảng 20 phút hoặc khi bạn thấy tình trạng đau nhức đã thuyên giảm.
  • Bạn nên lưu ý, không nên chườm trực tiếp đá lạnh vào răng bị đau vì sẽ gây ra tình trạng ê buốt răng, khiến răng đau nhức hơn.
Chườm khăn lạnh vào vị trí răng bị đau.
Chườm khăn lạnh vào vị trí răng bị đau.

Dùng hành tây

Hành tây là nguyên liệu dễ kiếm mang đến nhiều công dụng, đặc biệt là giảm đau răng. Trong hành tây có chứa hoạt chất Allicin có tác dụng kháng khuẩn và chống viêm tốt, ức chế và tiêu diệt vi khuẩn gây hại đến khoang miệng. Từ đó, giảm viêm nhiễm và đau nhức răng một cách hiệu quả. Bên cạnh đó, một số trường hợp người bệnh bị đau nhức răng do viêm nướu chân răng, hành tây cũng mang lại hiệu quả cao trong việc ngăn ngừa, giảm chảy máu.

Cách thực hiện: 

  • Chọn củ hành tây tươi, sau đó rửa sạch.
  • Thái lát hành thành từng miếng.
  • Đặt lát hành tây lên vị trí răng bị đau và nhai kỹ cho đến khi mềm và không còn mùi hăng, nồng.
  • Nhổ ra ngoài và lặp lại tương tự với những lát hành khác cho đến khi triệu chứng đau răng đã thuyên giảm dần.
Hành tây được nhiều  người dùng để chữa đau răng.
Hành tây được nhiều  người dùng để chữa đau răng.

Trong trường hợp nếu bạn bị đau răng quá mức, không thể nhai hành để giúp xoa dịu cơn đau. Lúc này, bạn có thể ép hành tây để lấy nước, sau đó sử dụng bông gòn thấm trực tiếp lên vùng răng bị đau.

Dùng đinh hương

Đinh hương được biết đến như một vị thuốc dân gian giúp giảm đau răng hiệu quả, được nhiều người áp dụng. Trong đinh hương chứa hoạt chất Eugenol có tác dụng gây tê tự nhiên, đồng thời có khả năng kháng khuẩn và chống viêm hiệu quả. Từ đó, tiêu diệt và ngăn chặn sự tấn công của vi khuẩn gây nhiễm trùng răng và nướu một cách hiệu quả. Bên cạnh đó, sử dụng tinh dầu đinh hương cũng giảm tình trạng hơi thở có mùi.

Cách thực hiện:

  • Sử dụng bông gòn sau đó thấm tinh dầu đinh hương đặt vào vị trí răng bị đau.
  • Giữ bông gòn vài phút cho đến khi cơn đau đã giảm bớt.
Đinh hương có tác dụng gây tê tự nhiên, kháng khuẩn, giảm đau răng.
Đinh hương có tác dụng gây tê tự nhiên, kháng khuẩn, giảm đau răng.

Bên cạnh đó, nếu có sẵn lá đinh hương khô, bạn cũng có thể nhai trực tiếp để giảm đau. Bằng cách nhai thật kỹ cho đến khi đinh dương tiết ra dầu và thấm vào vùng răng bị đau. Sau đó, giữ đinh hương ở vị trí đau khoảng 30 phút cho đến khi cảm giác đau răng đã thuyên giảm.

Sử dụng tỏi để chữa đau răng

Tỏi không chỉ là nguyên liệu quen thuộc trong căn bếp mà còn được sử dụng nhiều trong các bài thuốc dân gian, trong đó được dùng để chữa đau răng và mang lại hiệu quả cao. Thành phần Allicin có trong tỏi có tính kháng khuẩn, tiêu diệt vi khuẩn gây hại và tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể, từ đó giảm cảm giác đau răng cho người bệnh.

Cách thực hiện:

  • Bạn chỉ cần lấy một tép tỏi, bóc vỏ.
  • Sau đó rửa sạch và nhai ở vùng răng bị đau nhức.
  • Nếu tình trạng đau răng vẫn chưa thuyên giảm, bạn nên tiếp tục nhai tép tỏi thứ 2, tình trạng đau nhức răng sẽ được cải thiện đáng kể.
Tỏi là nguyên liệu tự nhiên được sử dụng để chữa đau răng.
Tỏi là nguyên liệu tự nhiên được sử dụng để chữa đau răng.

Dùng trà xanh

Trà xanh là một trong những mẹo giảm đau răng hiệu quả. Các hoạt chất có trong trà xanh như: Catechin, tannin, fluor, acid amin L-theanine, vitamin và các khoáng chất  có tác dụng giúp chống viêm, giảm sưng, kháng khuẩn. Từ đó mang đến công dụng giảm đau răng tối ưu.

Cách thực hiện:

  • Bạn chuẩn bị lá trà xanh sau đó rửa sạch.
  • Cho lá trà xanh vào ấm, đun sôi.
  • Để nguội và rót nước vào ly, sau đó uống hoặc ngậm trong vòng khoảng 5-10 phút.
  • Thực hiện 2-3 lần mỗi ngày để giúp giảm đau răng hiệu quả.
Trà xanh không chỉ làm sạch răng miệng mà còn có tác dụng giảm đau răng.
Trà xanh không chỉ làm sạch răng miệng mà còn có tác dụng giảm đau răng.

Uống trà bạc hà

Bạc hà là nguyên liệu tự nhiên được nghiên cứu có tác dụng giảm đau răng hiệu quả. Nhờ đặc tính gây tê cùng các hoạt chất kháng viêm giúp làm dịu cơn đau răng. Bên cạnh đó, người bệnh cũng có thể thay thế bằng dầu bạc hà để giảm thiểu tình trạng này.

Cách thực hiện:

  • Lấy 2- 4 lá và sau đó rửa sạch.
  • Nhai thật kỹ đến khi nước lá bạc hà tiết ra và ngấm vào khu vực răng bị đau.
  • Sau khoảng 10 phút, súc miệng lại thật sạch với nước ấm.
  • Ngoài ra, bạn cũng có thể pha nước bạc hà để uống hoặc súc miệng vài lần mỗi ngày để giúp giảm đau răng.
Nếu bạn bị đau răng, bạn có thể sử dụng bạc hà để xoa dịu cơn đau.
Nếu bạn bị đau răng, bạn có thể sử dụng bạc hà để xoa dịu cơn đau.

Những mẹo chữa sâu răng đề cập trên chỉ nên áp dụng đối với những trường hợp sâu răng ở mức độ nhẹ, không có xu hướng tiến triển trầm trọng. Bị đau răng, bạn không nên chủ quan, hãy nhanh chóng đến gặp bác sĩ để tìm ra nguyên nhân đau răng và điều trị kịp thời. Đây là cách tốt nhất để giúp giảm đau răng một cách hiệu quả và an toàn nhất.

Bài viết trên giải đáp chi tiết vấn đề đau răng có được ăn thịt gà không. Hy vọng  những thông tin mà chúng tôi cung cấp trên đây giúp bạn có thêm nhiều kiến thức nha khoa hữu ích và có phương pháp khắc phục tình trạng đau răng an toàn hiệu quả. Trong trường hợp nếu bạn bị đau răng kéo dài, hãy nhanh chóng đến nha khoa để được thăm khám và điều trị kịp thời nhé. Nếu bạn có bất cứ thắc mắc nào, hãy liên hệ đến hotline 1900 9009 của Top Nha Khoa để được tư vấn và hỗ trợ nhé.

======================================

Một số bài viết bạn có thể quan tâm:

Khi bị đau răng có thể ăn được rau muống không?

Đau răng có thể ăn được thịt bò hay không?

Khi bị đau răng có ăn tôm được không?

======================================

Top Nha Khoa – Chuyên cung cấp kiến thức, tin tức trong lĩnh vực nha khoa

Website: https://daisynhakhoa.vn/

Email: daisynhakhoa.vn@gmail.com

Địa chỉ: 108 Đ. Bạch Đằng, Phường 24, Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh

Youtube: https://www.youtube.com/@topnhakhoa

Tiktok: https://tiktok.com/topnhakhoa

Facebook: https://www.facebook.com/topnhakhoavietnam

Đánh giá bài viết