[Bật Mí Kiến Thức] Đau răng có ăn tôm được không? 

Đau răng là tình trạng thường gặp ở cả trẻ em và người lớn. Không chỉ gây cảm giác đau nhức khó chịu, tình trạng này còn ảnh hưởng đến việc ăn uống thường ngày. Một trong số những vấn đề nhiều người thắc mắc là đau răng có ăn tôm được không. Bài viết […]

POSTED: 01/03/2024
 [Bật Mí Kiến Thức] Đau răng có ăn tôm được không? 
Đau răng là tình trạng thường gặp ở cả trẻ em và người lớn. Không chỉ gây cảm giác đau nhức khó chịu, tình trạng này còn ảnh hưởng đến việc ăn uống thường ngày. Một trong số những vấn đề nhiều người thắc mắc là đau răng có ăn tôm được không. Bài viết dưới đây sẽ giải đáp vấn đề này. Cùng theo dõi nhé!

Đau răng có ăn tôm được không?

Có thể nói rằng, tình trạng đau răng là vấn đề muôn thuở, khiến nhiều người mất an mất ngủ. Trong thời gian này, người bệnh cần chú ý vấn đề ăn uống, xây dựng thực đơn phù hợp. Điều này nhằm bổ sung năng lượng, chất dinh dưỡng cho cơ thể, nhưng vẫn không ảnh hưởng đến chiếc răng đau. Vậy đang đau răng có ăn tôm được không?

Tôm là một loại thực phẩm giàu dinh dưỡng. Theo thông tin từ viện dinh dưỡng Quốc gia, trong tôm có chứa các thành phần dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể như chất đạm và chất béo. Ngoài ra, loại thực phẩm này cũng có hàm lượng calo ổn định. Cụ thể là:

  • Tôm đồng: Chứa 90 calo/100g. Trong đó, có khoảng 74.7g nước, 18.4g chất đạm, 1.8g chất béo.
  • Tôm biển: Chứa 82 calo/100g. Trong đó, có khoảng 80.3g nước, 17.6g chất đạm và 0.9g chất béo, 0.9g carb.
Tôm là thực phẩm giàu dinh dưỡng
Tôm là thực phẩm giàu dinh dưỡng

Từ những thông tin trên cho thấy, các chỉ số dinh dưỡng trong tôm khá an toàn để nạp vào cơ thể. Nhờ có hàm lượng nước và protein cao, tôm không chỉ có thể bổ sung sức đề kháng, mà còn hỗ trợ cân bằng thể trạng và điều hòa các chất dinh dưỡng phân bố đồng đều đến từng vùng trong cơ thể. Theo nhiều chuyên gia răng hàm mặt, tôm không chứa các thành phần ảnh hưởng đến tình trạng đau nhức răng. Không chỉ vậy, thịt tôm cũng được đánh giá là khá mềm, dễ ăn. Chính vì vậy, người đang bị đau răng cũng có thể ăn tôm như bình thường.

Xem thêm => Khi xảy ra tình trạng đau răng có thể ăn cá được hay không?

Lợi ích của tôm đối với sức khỏe răng miệng

Các chuyên gia dinh dưỡng của viện Tim mạch Hoa Kỳ (AHA) cho biết, trong tôm có hàm lượng Protein cao. Không chỉ vậy, loại thực phẩm này còn rất dồi dào canxi, axit béo và nhiều khoáng chất thiết yếu khác. Trung bình mỗi 100g tôm sẽ chứa khoảng 2000mg canxi.

Trong khi đó, canxi là một trong những dưỡng chất quan trọng nhất để giúp răng và xương chắc khỏe. Đặc biệt, khi răng bị đau nhức, bạn cần bổ sung thêm canxi và các khoáng chất khác như sắt, magie,… để tăng cường lớp bảo vệ cho răng. Chính vì thế, khi bị đau răng, bạn nên ăn tôm để bổ sung thêm chất dinh dưỡng tốt cho răng. Đó cũng là câu trả lời cho thắc mắc đau răng có ăn tôm được không.

Cách ăn tôm khi bị đau răng

Rất nhiều người cho rằng vỏ tôm là nơi tập trung canxi. Do vậy, khi ăn tôm nên ăn cả vỏ tôm để giúp xương khớp và răng chắc khỏe hơn. Tuy nhiên, các nhiên cứu từ chuyên gia đã chỉ ra rằng vỏ tôm chứa rất ít, thậm chí là không chứa canxi. Vì thế, ăn vỏ tôm không thể giúp hệ xương và răng chắc khỏe hơn.

Bạn nên ưu tiên ăn các món được chế biến từ tôm đã bóc vỏ
Bạn nên ưu tiên ăn các món được chế biến từ tôm đã bóc vỏ

Ngược lại, vỏ tôm và đuôi tôm khá cứng. Nếu không cẩn thận, chúng có thể làm tổn thương các mô mềm trong khoang miệng. Thêm vào đó, tình trạng đau nhức răng có thể khiến người bệnh gặp nhiều khó khăn trong việc ăn tôm có vỏ. Vậy nên trong giai đoạn này, bạn chỉ nên ăn thịt tôm, lột bỏ phần bỏ tôm. Đồng thời, chế biến hoặc cắt nhỏ sao cho vừa ăn. Điển hình như các món như cháo tôm, súp tôm,… Điều này giúp bạn vẫn có thể bổ sung lượng canxi cần thiết để giúp răng chắc khỏe hơn, nhưng vẫn không khiến răng miệng phải hoạt động nhiều. Đó cũng là đáp án của thắc mắc đau răng có ăn tôm được không.

Cách vệ sinh răng miệng sau khi ăn tôm

Bên cạnh thắc mắc đau răng có ăn tôm được không, bạn cũng cần quan tâm đến vấn đề vệ sinh răng miệng sau khi ăn. Nhờ đó, các mảng bám thức ăn và vi khuẩn trong khoang miệng được loại bỏ, ngăn ngừa và hạn chế sự phát triển của sâu răng và các bệnh lý khác trong khoang miệng. Một số vấn đề mà bạn cần lưu ý để vệ sinh răng miệng hiệu quả sau khi ăn tôm:

  • Chải răng đúng cách bằng bàn chải lông mềm và kem đánh răng có chứa Fluoride. Đặt bàn chải nằm ngang hoặc nằm nghiêng 45 độ và chải đều hết các mặt của răng. Không chỉ vậy, bạn nên sử dụng lực tay nhẹ nhàng và chải răng theo chiều dọc hoặc xoay tròn để lấy được hết thức ăn bám trên răng. Tuyệt đối không đánh răng theo chiều ngang vì có thể bào mòn men răng.
  • Bạn có thể sử dụng thêm nước súc miệng để bảo vệ răng miệng tốt hơn. Bởi nước súc miệng không chỉ loại bỏ vi khuẩn gây hại mà quá trình đánh răng không thể loại bỏ. Không chỉ vậy, nước súc miệng còn có thể giúp trung hòa, giảm lượng axit cho răng, cũng như ngăn ngừa các vấn đề về nha chu.
  • Nhiều người có thói quen dùng tăm tre để xỉa răng sau khi ăn. Tuy nhiên, việc sử dụng tăm tre trong thời gian dài có thể khiến kẽ răng trở nên thưa hơn. Khi đó, vụn thức ăn sẽ càng dễ dàng bị mắc lại ở kẽ răng. Để tránh tình trạng này, bạn nên sử dụng chỉ nha khoa để vệ sinh răng miệng. Dụng cụ này sẽ làm sạch thức ăn trong kẽ răng một cách nhẹ nhàng mà không ảnh hưởng đến răng và. Từ đó giúp ngăn ngừa và giảm viêm nhiễm đáng kể.
  • Trong thời gian bị đau răng, sau khi ăn tôm, bạn cũng nên vệ sinh lưỡi sạch sẽ. Bởi vi khuẩn không chỉ bám trên răng mà còn tồn đọng trong lưỡi. Nếu không được vệ sinh hiệu quả. chúng có thể sinh sôi, phát triển và khiến tình trạng đau răng trở nên nghiêm trọng hơn.
Sau khi ăn xong, bạn nên chải răng sạch sẽ để loại bỏ các mảng bám thức ăn
Sau khi ăn xong, bạn nên chải răng sạch sẽ để loại bỏ các mảng bám thức ăn

Nên điều trị đau răng ở đâu? 

Để điều trị đau răng, có nhiều lựa chọn và địa điểm khác nhau mà bạn có thể xem xét. Dưới đây là một số địa điểm phổ biến để điều trị đau răng:

  • Bác sĩ Nha Khoa: Bác sĩ Nha Khoa chuyên nghiệp có thể xác định nguyên nhân của đau răng và đề xuất các phương pháp điều trị, bao gồm làm sạch răng, trám răng, hay điều trị nướu. Bác sĩ nha khoa cũng có thể kê đơn thuốc giảm đau và chống viêm.
  • Phòng Mạch Nha Khoa: Phòng mạch nha khoa cung cấp dịch vụ chăm sóc răng và điều trị đau răng cơ bản. Đây là địa điểm phổ biến cho những vấn đề răng hàng ngày và kiểm tra định kỳ.
  • Bệnh Viện Nha Khoa: Nếu vấn đề của bạn phức tạp hơn, bạn có thể cần đến bệnh viện nha khoa, nơi có các chuyên gia nha khoa chuyên sâu và trang thiết bị y tế hiện đại.
    Chuyên Gia Nước Ngoài:Trong một số trường hợp, bạn có thể cần sự chăm sóc từ chuyên gia nước ngoài, như các chuyên gia nước ngoài chuyên nghiệp về nha khoa.
  • Phòng Mạch Nha Khoa Di Động:Một số tổ chức y tế cung cấp dịch vụ nha khoa di động, đến gần cộng đồng hoặc nơi làm việc để thuận tiện cho người dân.
    Khi bạn phải điều trị đau răng, quan trọng nhất là thăm bác sĩ nha khoa sớm để đặt ra chuẩn đoán chính xác và lấy ý kiến chuyên gia về phương pháp điều trị phù hợp.

=======================================

Top Nha Khoa – Chuyên cung cấp kiến thức, tin tức trong lĩnh vực nha khoa

Website: https://daisynhakhoa.vn/

Email: daisynhakhoa.vn@gmail.com

Twitter: https://twitter.com/topnhakhoa

Pinterest: https://www.pinterest.com/topnhakhoa/

Linked: https://www.linkedin.com/in/topnhakhoa/

Linkhay: https://linkhay.com/u/topnhakhoa

Google Maps: https://maps.app.goo.gl/oaorxnvURPGjkKkk8

=====================================

Một số bài viết bạn có thể quan tâm:

Bị đau răng có thể ăn các món ăn từ thịt chó được hay không?

Giái đáp các thắc mắc: Đau răng bị sưng má thời gian bao lâu thì khỏi?

Vì sao khị bị đau răng khôn thì không há được miệng?
4.5/5 - (2 bình chọn)