Có thể nói rằng đau răng khôn là một trong những cơn đau răng khiến mọi người ám ảnh nhất. Thậm chí, nhiều người bệnh đau răng khôn không há được miệng. Điều này không chỉ gây khó chịu mà còn có thể ảnh hưởng đến việc ăn uống và quá trình sinh hoạt hằng […]
Có thể nói rằng đau răng khôn là một trong những cơn đau răng khiến mọi người ám ảnh nhất. Thậm chí, nhiều người bệnh đau răng khôn không há được miệng. Điều này không chỉ gây khó chịu mà còn có thể ảnh hưởng đến việc ăn uống và quá trình sinh hoạt hằng ngày. Cùng theo dõi thông tin trong bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về nguyên nhân và phương pháp khắc phục nhé!
Trước khi tìm ra nguyên nhân của tình trạng đau răng khôn không há được miệng, hãy cùng tìm hiểu về chiếc răng này. Thông thường, mỗi người lớn sẽ có khoảng 4 chiếc răng khôn chia đều cho 2 hàm. Răng khôn (hay còn gọi là răng số 8 hoặc răng hàm lớn thứ ba) thường vào độ tuổi trưởng thành. Cụ thể hơn, răng này mọc vào độ tuổi từ 17 – 25 tuổi.
Răng khôn là răng có vị trí nằm ở trong cùng của cung hàm và cũng là răng mọc sau cùng. Khi chiếc răng này mọc lên, cấu trúc xương hàm và các răng khác gần như đã phát triển hoàn thiện. Chính vì thế, cung hàm thường không còn đủ chỗ cho răng số 8 mọc lên như bình thường. Điều đó dẫn đến các trường hợp mọc lệch, thậm chí là mọc ngầm dưới nướu hoặc kẹt trong xương hàm. Tình trạng này không chỉ gây đau nhức răng khôn, mà còn có nguy cơ viêm nhiễm, làm hỏng răng bên cạnh. Ngoài ra, tình trạng đau răng khôn còn có thể kèm theo các triệu chứng khác như viêm nướu, sưng lợi, lở loét, sốt, nhức đầu,…
Vì sao đau răng khôn không há được miệng?
Để có thể áp dụng đúng phương pháp khắc phục, việc tìm hiểu nguyên nhân là điều vô cùng cần thiết. Một số nguyên nhân cụ thể dẫn đến đau răng khôn không há được miệng có thể kể đến như:
Không đủ chỗ cho răng khôn để phát triển: Một trong những nguyên nhân dẫn đến đau nhức dữ dội, ảnh hưởng đến các hoạt động của cơ miệng là do răng khôn phát triển trong khoảng không gian chật hẹp. Vì thiếu khoảng trống để mọc lên như bình thường, răng số 8 gây ra tình trạng đau nhức khó chịu.
Răng khôn mọc lệch, chạm vào các bộ phận khác trong miệng: Trong quá trình mọc lên, răng khôn có thể chạm vào các bộ phận trong miệng. Điển hình như đâm vào xoang phía trên và phía sau. Từ đó khiến người bệnh gặp khó khăn trong việc cử động miệng.
Viêm sưng nướu: Trong trường hợp răng khôn mọc lên bị vi khuẩn tấn công, dẫn đến viêm nhiễm nướu răng. Tình trạng này cũng khiến người bệnh bị đau nhức dữ dội.
Cứng hàm: Răng số 8 mọc lệch xô vào các răng bên cạnh cũng có thể gây cảm giác khó chịu trong hàm. Từ đó gây cứng hàm và khó khăn trong việc khá miệng.
Răng khôn mọc ngầm: Răng khôn không thể mọc lên khỏi nướu, đồng thời bị kẹt trong hàm, chen chúc, chèn ép các chân răng khác dẫn đến đau nhức.
Các triệu chứng đau răng khôn không há được miệng
Đau răng khôn không há được miệng là tình trạng khá phổ biến khi răng khôn mọc lệch, thiếu chỗ hoặc mọc ngầm. Dưới đây là một số triệu chứng thường gặp:
Đau nhức: Cơn đau nhức thường dữ dội, âm ỉ và có thể lan ra tai, thái dương, cổ họng.Mức độ đau có thể tăng lên khi nhai, há miệng hoặc chạm vào vùng răng khôn.
Sưng tấy: Nướu xung quanh răng khôn sưng đỏ, tấy phồng. Sưng tấy có thể lan ra má, khiến khuôn mặt bị méo mó.
Khó há miệng: Do sưng tấy, bạn có thể gặp khó khăn khi há miệng, thậm chí không há được to. Khó há miệng ảnh hưởng đến việc ăn uống và vệ sinh răng miệng.
Biến chứng có thể có khi bị đau răng khôn không há được miệng
Việc răng khôn không há ra hoặc chỉ há một phần có thể tạo ra một số vấn đề và biến chứng. Dưới đây là một số biến chứng có thể xảy ra:
Nhiễm trùng: Nếu răng khôn bị mắc kẹt trong nướu hoặc xương, có thể tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển, gây nhiễm trùng. Điều này có thể dẫn đến sưng, đau và đỏ ở vùng xung quanh răng khôn.
Đau và khó chịu: Răng khôn mọc không đều hoặc mắc kẹt có thể tạo ra áp lực và đau nhức trong miệng.
Tình trạng nướu: Răng khôn có thể gây ra sự chen lấn và áp lực lên các răng lân cận, dẫn đến sưng nướu, đau và kích thích việc răng di chuyển.
Xâm lấn vào răng lân cận: Răng khôn có thể đẩy và xâm lấn vào không gian của các răng lân cận, gây áp lực và tạo điều kiện thuận lợi cho sự di chuyển không mong muốn của răng.
Cysts hoặc tumors: Trong một số trường hợp, răng khôn mắc kẹt có thể tạo điều kiện cho sự phát triển của cysts hoặc tumors trong xương hàm.
Gây sưng: Nếu có việc xâm lấn vào nướu hoặc xương, răng khôn có thể gây sưng và tạo ra một nỗ lực tự nhiên của cơ thể để chống lại tình trạng này.
Gây mất ngủ: Đau do răng khôn có thể gây mất ngủ và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống hàng ngày.
Nếu bạn gặp vấn đề với răng khôn, nên thảo luận với nha sĩ để đánh giá tình trạng và tìm phương pháp điều trị phù hợp. Trong một số trường hợp, việc loại bỏ răng khôn có thể được đề xuất để giảm nguy cơ các biến chứng trên.
Phương pháp vệ sinh răng miệng khắc phục đau răng khôn không há miệng được
Tình trạng đau răng khôn không há được miệng không chỉ khiến gây cảm giác khó chịu mà còn ảnh hưởng đến khả năng ăn nhai và các hoạt động sinh hoạt khác. Do vậy, bạn nên áp dụng các phương pháp khắc phục tình trạng này càng sớm càng tốt. Một vài giải pháp giảm đau răng khôn là:
Chăm sóc răng miệng kỹ lưỡng: Đây là một trong những vấn đề quan trọng nhất khi mọc răng khôn. Bởi chiếc răng này nằm ở vị trí trong cùng trong cung hàm nên rất quá quan sát, cũng như khó tiếp cận. Vậy nên răng có nguy cơ sâu răng cao. Để tránh nguy cơ này, bạn nên đánh răng ít nhất 2 lần mỗi ngày. Đồng thời sử dụng thêm nước súc miệng và chỉ nha khoa để loại bỏ mảng bám và thức ăn thừa.
Súc miệng với nước muối: Khi răng khôn tách nướu để mọc lên, vi khuẩn có thể tích tụ ở phần nướu bị nứt xung quanh răng khôn. Để giảm cảm giác đau, bạn có thể súc miệng nước muối để diệt khuẩn.
Dùng thuốc giảm đau: Trong trường hợp răng khôn đang mọc thẳng bình thường, không có dấu hiệu xô lệch, bạn có thể dùng thuốc giảm đau không kê đơn (điển hình như Paracetamol và Ibuprofen) để làm dịu cơn đau.
Chườm đá lạnh: Đá lạnh có khả năng làm giảm đau rất tốt. Do đó, bạn có thể cho 2 – 3 viên đá nhỏ vào túi hoặc khăn mềm. Sau đó chườm lạnh lên vùng má, gần vị trí răng khôn bị đau và để yên 2 – 5 phút. Bạn nên lặp lại 2 – 3 lần mỗi ngày để có hiệu quả nhanh hơn.
Cần lưu ý gì khi bị đau răng khôn
Trong thời gian bị đau răng khôn, bạn cần lưu ý một số điều sau để tình trạng không trở nên nghiêm trọng hơn:
Khi bị đau răng khôn không há miệng được, bạn nên ưu tiên ăn những món mềm, lỏng như cháo hoặc súp. Điều này sẽ giúp bạn không phải dùng hàm để nhai quá nhiều.
Tăng cường ăn rau, củ, quả, trái cây để bổ sung vitamin và khoáng chất cho cơ thể. Vì khi mọc răng khôn, người bệnh thường gặp triệu chứng khác như sốt nhẹ, nên cần tăng cường đề kháng cho cơ thể. Đồng thời, bạn cũng cần bổ sung một số thực phẩm giàu canxi và protein như các chế phẩm từ sữa để giúp răng chắc khỏe hơn.
Hạn chế ăn các món quá nóng, lạnh hoặc có vị cay, chua vì có thể làm răng thêm ê buốt. Ngoài ra, bạn cũng nên tránh ăn thực phẩm cứng, dai, dẻo. Bởi chúng có thể làm tăng mức độ đau nhức của răng khôn.
Ngoài ra, trong thời gian bị đau răng khôn, bạn vẫn cần vệ sinh răng miệng kỹ lưỡng mỗi ngày. Tuy nhiên, người bệnh cần sử dụng bàn chải lông mềm để vệ sinh răng miệng.
Đau răng khôn không há được miệng có nên nhổ không?
Thông thường, răng khôn mọc thẳng lên khỏi nướu có thể khiến người bệnh đau nhức trong khoảng 2 – 10 ngày tùy cơ địa. Ngoại trừ trường hợp này, tình trạng đau răng khôn không há được miệng do răng mọc kẹt, mọc ngầm đều được nha sĩ chỉ định nhổ bỏ.
Tuy nhiên, nếu người bệnh đang bị viêm lợi, sưng đau, thậm chí là không thể cử động miệng, nha sĩ sẽ chỉ định điều trị viêm nhiễm bằng thuốc kháng sinh và thuốc giảm đau trước. Bởi nếu nhổ răng lúc này, vi khuẩn trong khoang miệng có thể lây lan, gây nguy cơ viêm xương cơ hàm. Vì thế, sau khi vùng răng khôn hết đau nhức, viêm nhiễm được kiểm soát hoàn toàn thì mới có thể tiến hành nhổ răng số 8.
=======================================
Top Nha Khoa – Chuyên cung cấp kiến thức, tin tức trong lĩnh vực nha khoa