[Giải đáp thắc mắc] Trẻ em có nên lấy cao răng không?

Lấy cao răng là biện pháp nha khoa giúp loại bỏ mảng bám cứng đầu trên bề mặt răng, ngăn ngừa bệnh lý, bảo vệ sức khỏe răng miệng toàn diện. Tuy nhiên, nhiều bậc phụ huynh luôn băn khoăn trẻ em có nên lấy cao răng không, vì lo ngại ảnh hưởng đến răng […]

POSTED: 24/07/2024
 [Giải đáp thắc mắc] Trẻ em có nên lấy cao răng không?
Lấy cao răng là biện pháp nha khoa giúp loại bỏ mảng bám cứng đầu trên bề mặt răng, ngăn ngừa bệnh lý, bảo vệ sức khỏe răng miệng toàn diện. Tuy nhiên, nhiều bậc phụ huynh luôn băn khoăn trẻ em có nên lấy cao răng không, vì lo ngại ảnh hưởng đến răng sữa của bé. Bài viết dưới đây sẽ giải đáp chi tiết vấn đề này, hãy cùng Top Nha Khoa theo dõi ngay nhé.

Trẻ em có cần lấy cao răng không?

Lấy cao răng cần được thực hiện định kỳ, giúp loại bỏ mảng bám gây hại, phòng ngừa 

các bệnh lý về răng miệng như sâu răng, viêm nướu, hôi miệng, viêm nhiễm. Vậy trẻ em có nên lấy cao răng không? Câu trả lời là có. Việc lấy cao răng định kỳ không chỉ cần thiết cho người lớn mà còn rất quan trọng đối với trẻ em. Các bác sĩ cho rằng, việc lấy cao răng cho trẻ em thực sự quan trọng và cần thiết. Phương pháp này mang lại nhiều lợi ích, cụ thể như sau:

  • Trẻ em thường có thói quen ăn kẹo ngọt và các loại đồ uống có gas dẫn đến vi khuẩn gây hại, mảng bám hình thành, việc lấy cao răng sẽ giảm thiểu được nguy cơ sâu răng.
  • Lấy cao răng là biện pháp giúp cải thiện và ngăn ngừa các bệnh lý viêm lợi, viêm nướu, viêm nha chu một cách hiệu quả.
  • Cao răng tích vụ nhiều ở vùng chân răng có thể tác động khiến răng sữa bị lung lay, thậm chí gãy rụng, gây ảnh hưởng đến chức năng ăn nhai. Lấy cao răng có thể ngăn chặn được tình trạng này.

Theo khuyến cáo của nha sĩ, bố mẹ nên đưa trẻ đi khám răng miệng và lấy cao răng định kỳ 3-6 tháng/lần, ngay cả khi đang trong giai đoạn mọc răng sữa. Việc khám định kỳ giúp bác sĩ theo dõi tình trạng răng miệng của trẻ thường xuyên nhằm phát hiện sớm các vấn đề về răng miệng và có biện pháp điều trị kịp thời, ngăn ngừa biến chứng ngoài mong muốn xảy ra.

Việc lấy cao răng cho trẻ em là vô cùng cần thiết giúp bảo vệ sức khỏe răng miệng toàn diện cho bé.
Việc lấy cao răng cho trẻ em là vô cùng cần thiết giúp bảo vệ sức khỏe răng miệng toàn diện cho bé.

Vôi răng ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe răng miệng. Quá trình hình thành vôi răng bắt đầu từ những mảng bám thức ăn dư thừa còn sót lại kẽ răng, bề mặt răng, lâu dần tích tụ và vôi hóa thành những mảng cứng bám chặt trên răng, đặc biệt là ở phần cổ chân răng.

Điều đáng lo ngại là vôi răng không thể loại bỏ hoàn toàn bằng các phương pháp vệ sinh răng miệng thông thường như đánh răng hay dùng chỉ nha khoa. Theo thời gian, nếu không được xử lý kịp thời, vôi răng sẽ ngày càng dày lên, gây ra nhiều hệ lụy cho sức khỏe răng miệng. Do đó, lấy cao răng là kỹ thuật vô cùng quan trọng, cần thiết để loại bỏ mảng bám tồn tại, bảo vệ sức khỏe toàn diện cho trẻ.

Nếu bố mẹ phát hiện bất kỳ dấu hiệu nào ở trẻ như: đau nhức, ê buốt răng, xuất hiện các mảng bám cứng trên răng, nướu bị sưng đỏ, chảy máu, hôi miệng, trẻ bỏ ăn hoặc ăn uống khó khăn,.. bố mẹ hãy đưa bé đến bác sĩ thăm khám và điều trị ngay.

Lấy cao răng cho trẻ em có đau không?

Lấy cao răng là một thủ thuật nha khoa đơn giản giúp loại bỏ mảng bám cứng đầu trên răng, góp phần bảo vệ sức khỏe răng miệng hiệu quả. Ngoài việc quan tâm đến trẻ em có nên lấy cao răng không, nhiều phụ huynh cũng băn khoăn, lo lắng việc lấy cao răng cho trẻ có đau không.

Hiện nay, tại các nha khoa uy tín, ứng dụng công nghệ lấy cao răng hiện đại, quá trình lấy cao răng diễn ra nhẹ nhàng, êm ái, nhanh chóng và hoàn toàn không gây đau hay khó chịu. Bác sĩ sử dụng máy rung siêu âm với tần số rung phù hợp để loại bỏ mảng bám, vôi răng cho trẻ mà không ảnh hưởng đến mô nướu hay men răng.

Lấy cao răng cho trẻ em không đau nếu được thực hiện tại nha khoa uy tín, đội ngũ bác sĩ giỏi.
Lấy cao răng cho trẻ em không đau nếu được thực hiện tại nha khoa uy tín, đội ngũ bác sĩ giỏi.

Tuy nhiên, trong một số trường hợp, trẻ có thể có cảm giác hơi ê buốt nhẹ. Cụ thể như: 

  • Lần đầu tiên lấy cao răng: Do chưa quen với việc lấy cao răng, trẻ có thể cảm thấy hơi ê buốt trong quá trình thực hiện.
  • Trẻ có nướu nhạy cảm: Nướu nhạy cảm dễ bị kích ứng hơn khi tiếp xúc với dụng cụ lấy cao răng, dẫn đến cảm giác ê buốt.
  • Vị trí lấy cao răng nằm sâu bên trong chân răng: Việc lấy cao răng ở những vị trí này đòi hỏi thao tác kỹ thuật cao hơn, có thể gây kích ứng nhẹ cho răng và nướu, dẫn đến cảm giác ê buốt.

Thông thường, cảm giác ê buốt thường sẽ mất đi sau vài tiếng hoặc vài ngày mà không gây ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng của trẻ. Để đảm bảo trẻ có trải nghiệm lấy cao răng thoải mái nhất, bố mẹ nên chọn nha khoa uy tín với đội ngũ bác sĩ tay nghề cao, nhiều năm kinh nghiệm. 

Ngoài ra, trước khi đưa trẻ đến bác sĩ thăm khám và lấy cao răng, bố mẹ có thể giải thích cho trẻ về tác hại của cao răng, tầm quan trọng của việc lấy cao răng và quy trình thực hiện nhằm giúp con hiểu rõ và giảm bớt cảm giác lo lắng, sợ hãi. Đồng thời khuyến khích trẻ hợp tác với nha sĩ để có trải nghiệm lấy cao răng an toàn và hiệu quả, không gây đau đớn.

Bao lâu nên cho trẻ lấy cao răng một lần?

Chăm sóc răng miệng cho trẻ em ngay từ giai đoạn răng sữa phát triển là vô cùng quan trọng. Bởi răng sữa khỏe mạnh góp phần tạo nên nụ cười rạng rỡ, giúp bé tự tin trong giao tiếp. Đồng thời, giúp bé ăn nhai thoải mái, hỗ trợ hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả và hấp thu chất dinh dưỡng tốt hơn. 

Bên cạnh đó, chăm sóc răng miệng tốt cho bé trong giai đoạn này giúp ngăn ngừa các bệnh lý như sâu răng, viêm nướu, hôi miệng,… ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống. Từ đó, giúp bé có được hàm răng vĩnh viễn khỏe mạnh, hạn chế các vấn đề về răng miệng sau này.

Bố mẹ nên cho trẻ đến bác sĩ thăm khám và lấy cao răng định kỳ 3-6 tháng/lần.
Bố mẹ nên cho trẻ đến bác sĩ thăm khám và lấy cao răng định kỳ 3-6 tháng/lần.

Theo khuyến cáo của các bác sĩ nha khoa, trẻ em nên cạo vôi răng định kỳ 3 – 6 tháng một lần. Tuy nhiên, đây chỉ là mốc thời gian tham khảo. Trên thực tế, tần suất cạo vôi răng sẽ phụ thuộc vào mức độ vôi răng tích tụ trên răng của trẻ có dày hay không.

Trước khi thực hiện cạo vôi răng, trẻ sẽ được bác sĩ thăm khám và tư vấn kỹ lưỡng. Bác sĩ sẽ kiểm tra mức độ vôi răng, tình trạng răng miệng và sức khỏe tổng thể của trẻ để đảm bảo việc cạo vôi răng diễn ra an toàn, đúng quy trình và hiệu quả nhất. Đồng thời, tư vấn lịch cạo vôi răng phù hợp để bảo vệ sức khỏe răng miệng toàn diện cho bé.

Cách chăm sóc răng miệng cho trẻ em để giảm hình thành cao răng

Chăm sóc răng miệng cho trẻ ngay từ khi còn nhỏ là vô cùng quan trọng giúp trẻ có được hàm răng khỏe đẹp, nụ cười rạng rỡ, tự tin vững bước tương lai. Đồng thời, hạn chế cao răng, sâu răng, viêm nướu, viêm nha chu và các vấn đề về nha khoa khác. 

Dưới đây là một số cách chăm sóc răng miệng hiệu quả cho trẻ em, giúp giảm hình thành cao răng mà bố mẹ có thể tham khảo:

  • Ngay cả khi trẻ chưa mọc răng, bạn vẫn nên vệ sinh nướu của bé bằng cách lau bằng khăn mềm ẩm hoặc gạc sau khi cho con bú hoặc sau mỗi bữa ăn.
  • Khi trẻ mọc những chiếc răng đầu tiên, hãy sử dụng bàn chải đánh răng dành cho trẻ em có lông mềm và đầu nhỏ. Thao tác chải răng cho bé đều đặn 2 ngày/lần, mỗi lần 2 phút.
  • Khi trẻ được 18 tháng tuổi, bạn hãy lựa chọn kem đánh răng có chứa fluoride dành cho trẻ em, phù hợp với tình trạng răng miệng của trẻ. Bạn cũng có thể tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn loại kem đánh răng phù hợp. Sử dụng một lượng kem đánh răng bằng hạt đậu, không nên dùng quá nhiều kem đánh răng, vì có thể sẽ khiến men răng của trẻ bị mài mòn.
  • Khuyến khích trẻ có chế độ ăn uống lành mạnh, khoa học, hạn chế đồ ngọt,  thức ăn bám dính như kẹo, bánh ngọt hay nước uống có gas. Những thực phẩm này có thể tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển và hình thành cao răng.
  • Khuyên trẻ nên ăn nhiều trái cây xanh, rau củ quả tươi có nhiều chất xơ giúp làm sạch răng một cách hiệu quả. Đồng thời uống nhiều nước giúp rửa sạch thức ăn thừa và vi khuẩn khỏi miệng.
  • Khi trẻ được 1 tuổi, hãy đưa trẻ đến thăm khám để được bác sĩ kiểm tra sức khỏe răng miệng của trẻ, hướng dẫn bạn cách chăm sóc răng miệng cho trẻ đúng cách và đạt được kết quả tốt nhất.
  • Bạn nên đưa trẻ đi khám nha sĩ định kỳ 6 tháng một lần để kiểm tra tình trạng răng miệng, phát hiện sớm các vấn đề tiềm ẩn và điều trị kịp thời, bao gồm cả loại bỏ cao răng cứng đầu.
Bố mẹ hướng dẫn trẻ vệ sinh răng miệng đúng cách để giảm nguy cơ hình thành cao răng
Bố mẹ hướng dẫn trẻ vệ sinh răng miệng đúng cách để giảm nguy cơ hình thành cao răng

Bạn nên dành thời gian quan tâm và đồng hành cùng con trong vệ sinh răng miệng hằng ngày để giúp con có được hàm răng chắc khỏe và nụ cười rạng rỡ. Ngoài ra, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ để có được lời khuyên cụ thể về cách chăm sóc răng miệng cho trẻ phù hợp với độ tuổi và tình trạng sức khỏe của bé.

Hiện nay, Top Nha Khoa là địa chỉ cao răng cho trẻ em được nhiều bậc phụ huynh tin chọn. Tại đây, quy tụ đội ngũ bác sĩ giỏi, nhiều năm kinh nghiệm, thao tác lấy cao răng nhẹ nhàng, không đau, không ê buốt, giúp trẻ thoải mái trong quá trình thực hiện lấy cao răng. Đặc biệt, quy trình thực hiện vô trùng vô khuẩn nghiêm ngặt, tránh tình trạng lây nhiễm chéo, đồng thời ứng dụng công nghệ hiện đại giúp mang lại hiệu quả điều trị tốt nhất. Do đó, bố mẹ hoàn toàn yên tâm khi cho con đến thăm khám và lấy cao răng tại Top Nha Khoa.

Trên đây là toàn bộ thông tin giải đáp thắc mắc trẻ em có nên lấy cao răng không. Lấy cao răng cho trẻ em là việc làm cần thiết và mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe răng miệng của trẻ. Do đó, phụ huynh nên đưa trẻ đến nha khoa uy tín để lấy cao răng, đảm bảo an toàn và mang lại hiệu quả cao. Nếu có bất cứ thắc mắc nào, hãy liên hệ đến hotline 1900 9009 của Top Nha Khoa để được tư vấn và hỗ trợ nhanh chóng bạn nhé.

Một số bài viết bạn có thể quan tâm:

Lấy cao răng có bị tụt lợi không?

Quá trình lấy cao răng có thể tiêm thuốc tê hay không?

Lấy cao răng có dễ bị nhiễm HIV hay không?
Đánh giá bài viết