Lấy cao răng là thủ thuật nha khoa đơn giản sử dụng để loại bỏ các mảng bám trên răng, giúp đảm bảo răng sạch sẽ, ngăn ngừa các bệnh lý hiệu quả. Tuy nhiên, không ít người băn khoăn lấy cao răng có tiêm thuốc tê không? Để giải đáp băn khoăn này, cùng […]
Cao răng là những cặn bám cứng chắc trên bề mặt răng, hình thành từ các mảng bám mềm như vụn thức ăn, vi khuẩn, khoáng chất và xác tế bào. Khi tồn tại đủ lâu, các mảng bám này sẽ chuyển hóa thành cao răng do tác động của muối vô cơ và canxi phosphate trong nước bọt.
Lấy cao răng là một thủ thuật đơn giản, tác động trên bề mặt răng. Nhiều người lo lắng lấy cao răng sẽ tác động mạnh đến răng và cần tiêm thuốc tê. Thực tế, lấy cao răng có tiêm thuốc tê không? Thời gian thực hiện nhanh chóng, không đau và không có tác dụng phụ, nên không cần tiêm thuốc tê.
Khi cạo vôi răng, bạn có thể cảm thấy ê răng một chút nhưng không đau như nhiều người nghĩ. Bác sĩ sẽ sử dụng dụng cụ chuyên dụng để làm sạch lớp vôi răng. Quá trình này nhẹ nhàng và nhanh chóng, không gây khó chịu hay đau nhức.
Nếu bạn thấy chảy máu khi cạo vôi răng, có thể bạn đang gặp vấn đề về răng miệng. Lớp vôi răng quá dày có thể gây chảy máu nhẹ khi bác sĩ làm sạch, nhưng chảy máu này thường ngừng ngay sau khi súc miệng.
Như đã chia sẻ, câu trả lời cho băn khoăn lấy cao răng có tiêm thuốc tê không là không. Tuy nhiên, với một số trường hợp bác sĩ sẽ cân nhắc và tư vấn lộ trình điều trị cụ thể. Cụ thể, thuốc tê thường chỉ được sử dụng trong các thủ thuật phức tạp và gây đau, như nhổ răng, trồng răng, rạch lợi, điều trị tủy, nạo nha chu, và cấy ghép implant.
Khi lấy cao răng, thuốc tê thường không cần thiết vì đây là một thủ thuật đơn giản, không gây đau đớn. Tuy nhiên, nếu bạn có các bệnh lý răng miệng nghiêm trọng, bác sĩ sẽ xem xét và tư vấn phương pháp điều trị phù hợp. Trong những trường hợp bệnh lý nặng, bác sĩ sẽ ưu tiên điều trị trước, sau đó mới tiến hành lấy cao răng.
Lấy cao răng là biện pháp nha khoa quan trọng giúp loại bỏ mảng bám và cao răng cứng bám trên răng, ngăn ngừa các bệnh lý về răng miệng hiệu quả. Tuy nhiên, sau khi thực hiện lấy cao răng, bạn cần chú ý một số điều để đảm bảo sức khỏe răng miệng được tốt nhất. Dưới đây là một số lưu ý mà khách hàng cần quan tâm sau khi lấy cao răng:
Ngoài lấy cao răng có tiêm thuốc tê không thì Top Nha Khoa cũng gặp không ít băn khoăn khắc xoay quanh thủ thuật nha khoa này. Dưới đây là một số câu hỏi liên quan đến cạo vôi răng và thông tin giải đáp chi tiết:
Chi phí lấy cao răng thường dao động từ 200.000 đến 700.000 đồng mỗi lần. Tuy nhiên, mức giá này có thể cao hơn, từ 900.000 đến 1 triệu đồng, nếu cao răng ở mức độ nặng và cần chia làm nhiều lần điều trị. Các yếu tố ảnh hưởng đến chi phí lấy cao răng bao gồm:
Việc lấy cao răng thường xuyên là một phần quan trọng của chăm sóc sức khỏe răng miệng. Cao răng là những mảng bám cứng hình thành từ thức ăn, vi khuẩn và khoáng chất trong miệng. Loại bỏ cao răng đều đặn mang lại nhiều lợi ích, bao gồm:
Tuy nhiên, lấy cao răng quá thường xuyên không phải lúc nào cũng tốt. Nếu thực hiện quá thường xuyên, có thể gây tổn thương men răng và làm răng nhạy cảm hơn. Thông thường, bạn nên lấy cao răng mỗi 6 tháng một lần. Đối với những người có tình trạng cao răng nhiều hoặc các vấn đề về nha chu, có thể cần phải lấy cao răng mỗi 3-4 tháng một lần, theo chỉ định của bác sĩ. Tóm lại, việc lấy cao răng thường xuyên là cần thiết để duy trì sức khỏe răng miệng. Tuy nhiên, bạn nên tuân theo hướng dẫn của nha sĩ để tránh những tác động tiêu cực.
Trên đây là thông tin cơ bản trả lời nội dung lấy cao răng có tiêm thuốc tê không cùng những băn khoăn thường gặp khác khi thực hiện thủ thuật nha khoa này. Hy vọng bạn đọc đã giải đáp được những khúc mắc của mình khi chăm sóc sức khỏe răng miệng. Để được tư vấn về các dịch vụ nha khoa khác, hãy liên hệ với Top Nha Khoa qua hotline 1900 9009 nhé!
=================================
Một số bài viết bạn có thể quan tâm: Sau quá trình lấy cao răng có làm răng trắng hơn không? Quá trình lấy cao răng có bị nhiễm hiv hay không? Khi cạo vôi răng xong có đánh răng được không?