[Bật Mí] Lấy cao răng có làm răng trắng hơn không?

Vôi răng bám lâu ngày không chỉ tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển tấn công răng miệng mà còn gây mất thẩm mỹ. Do vậy, lấy cao răng định kỳ là điều rất cần thiết để loại bỏ mảng bám. Nhiều người thắc mắc lấy cao răng có làm răng trắng hơn không? […]

POSTED: 30/01/2024
 [Bật Mí] Lấy cao răng có làm răng trắng hơn không?
Vôi răng bám lâu ngày không chỉ tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển tấn công răng miệng mà còn gây mất thẩm mỹ. Do vậy, lấy cao răng định kỳ là điều rất cần thiết để loại bỏ mảng bám. Nhiều người thắc mắc lấy cao răng có làm răng trắng hơn không? Hãy cùng tìm hiểu sâu hơn về vấn đề này qua bài viết dưới đây.

Lấy cao răng có làm răng trắng hơn không?

Cao răng (hay còn được gọi là vôi răng) là mảng bám có màu vàng, nâu bám hình thành bên dưới nướu hoặc cổ chân răng. Các mảng bám này là do mảnh vụn thức ăn thừa lâu ngày không được làm sạch, lâu dần bị vôi hóa và biến thành cao răng.

Các mảng cao răng vàng sậm được loại bỏ sẽ giúp tăng tính thẩm mỹ của răng
Các mảng cao răng vàng sậm được loại bỏ sẽ giúp tăng tính thẩm mỹ của răng

Cao răng bám khá cứng trên răng, vì thế việc vệ sinh răng miệng hằng ngày không thể làm sạch chúng. Tuy nhiên, cao răng bám lâu ngày có thể gây ra các bệnh lý răng miệng như viêm nướu, viêm nha chu,… Đó là lý do vì sao nha sĩ khuyến cáo bạn nên lấy cao răng định kỳ để làm sạch răng miệng. Vậy lấy cao răng có làm răng trắng hơn không

Trên thực tế, lấy cao răng là kỹ thuật dùng dụng cụ chuyên dụng trong nha khoa để loại bỏ các mảng bám trên bề mặt răng. Sau khi loại bỏ các mảng bám răng màu vàng và nâu đậm, răng trở nên sạch sẽ hơn và trắng hơn. Bên cạnh đó, sau khi lấy cao răng, bác sĩ cũng tiến hành đánh bóng răng để giúp bề mặt răng trơn nhẵn và sáng bóng hơn. Tuy nhiên, kỹ thuật này không thể giúp răng trắng sáng bật tông như khi thực hiện phương pháp tẩy trắng răng.

Đặc biệt là đối với các trường hợp răng nhiễm màu Porphyrin, Bilirubin hoặc nhiễm kháng sinh, bạn hoàn toàn không thể làm trắng răng bằng cách lấy cao răng. Để giúp răng sáng hơn, bạn cần áp dụng phương pháp tẩy trắng răng bằng thuốc kết hợp với năng lượng ánh sáng.

Xem thêm => Sau khi cạo vôi răng có đánh răng được hay không?

Thường xuyên lấy cao răng có ảnh hưởng tới răng miệng không?

Mặc dù lấy cao răng giúp loại bỏ mảng bám, làm sạch răng miệng. Thế nhưng bạn cũng không nên lấy cao răng quá thường xuyên. Vì nếu cạo vôi răng không đúng kỹ thuật sẽ gây ra tình trạng chảy máu chân răng. Thậm chí là có thể dẫn đến một số tổn thương khác. Do vậy, cách tốt nhất để bảo vệ răng miệng là chỉ nên lấy cao răng định kỳ hoặc khi có chỉ định của bác sĩ.

Bạn nên lấy cao răng định kỳ và theo chỉ định của bác sĩ để hạn chế mắc bệnh lý răng miệng
Bạn nên lấy cao răng định kỳ và theo chỉ định của bác sĩ để hạn chế mắc bệnh lý răng miệng

Sau bao lâu thì nên lấy cao răng?

Cao răng không được làm sạch có thể tạo điều kiện cho vi khuẩn có hại tích tụ. Lâu ngày dẫn đến phá hủy men răng, tăng nguy cơ sâu răng, gây nên các bệnh lý như viêm nướu, chảy máu chân răng và khiến hơi thở nặng mùi hơn. Vậy nên việc lấy cao răng định kỳ là rất cần thiết để hạn chế những tác hại do vôi răng gây ra. Ngoài ra, nhiều người thắc mắc rằng lấy cao răng có làm răng trắng hơn không. Các mảng bám sậm màu được loại bỏ sẽ giúp răng trông sạch sẽ và trắng sáng hơn.

Sau 6 tháng, bạn nên tiến hành lấy cao răng để làm sạch răng miệng
Sau 6 tháng, bạn nên tiến hành lấy cao răng để làm sạch răng miệng

Thực tế, tần suất lấy cao răng phụ thuộc vào tình trạng răng miệng của mỗi người và chỉ định của bác sĩ. Đối với những người có tình trạng răng miệng khỏe mạnh, chế độ dinh dưỡng khoa học, vệ sinh tốt thì nên làm sạch cao răng mỗi 6 tháng/lần. Tuy nhiên, những người có thói quen hút thuốc lá, thường xuyên uống cà phê, thức uống đậm màu hoặc người có nguy cơ bệnh nướu răng cao cần lấy cao răng 3 – 4 tháng/lần. 

Các bước lấy cao răng

Đa số kỹ thuật lấy cao răng tại các nha khoa hiện nay đều được thực hiện theo một quy trình chuẩn. Điều này nhằm đảm bảo sự an toàn và mang đến hiệu quả cao cho khách hàng. 

Bước 1: Thăm khám tổng quát

Trước tiên, bác sĩ sẽ kiểm tra tổng quát tình trạng răng miệng để đánh giá mức độ cao răng, mảng bám trên bề mặt răng.  

Bước 2: Lấy cao răng

Người bệnh sẽ được lấy cao răng bằng máy siêu âm. Cụ thể hơn, bác sĩ sẽ di chuyển dụng cụ chuyên dụng để loại bỏ các mảng bám trên răng. Thiết bị hiện đại này sẽ len lỏi khắp bề mặt và kẽ răng giúp loại bỏ tận gốc vôi răng, cũng như các mảng bám mắc kẹt quanh chân răng. Trong quá trình lấy cao răng, bạn có thể cảm thấy ê buốt nhẹ. Đối với những trường hợp cao răng nằm ở viền nướu hoặc sâu trong chân răng có thể gây chảy máu. Tuy nhiên, hiện tượng chảy máu không nhiều, cơn đau, ê buốt nhẹ cũng không kéo dài quá lâu nên bạn có thể yên tâm. 

Bước 3: Đánh bóng 

Sau khi lấy cao răng, bác sĩ sẽ tiến hành đánh bóng để làm nhẵn mặt trong và ngoài răng. Nhờ đó, bề mặt răng trở nên nhẵn, mịn hơn. Đồng thời giảm thiểu sự tích lũy của vi khuẩn gây hại bám trên răng. 

Bước 4: Vệ sinh răng miệng

Cuối cùng, người bệnh sẽ được súc miệng để loại bỏ cặn bẩn trong miệng, cũng như để bác sĩ kiểm tra kết quả trước khi kết thúc quá trình cạo vôi răng.

Bác sĩ sẽ dùng dụng cụ chuyên dụng để loại bỏ vôi răng
Bác sĩ sẽ dùng dụng cụ chuyên dụng để loại bỏ vôi răng

Chăm sóc răng miệng sau khi lấy cao răng

Bên cạnh vấn đề lấy cao răng có làm răng trắng hơn không, bạn cũng cần quan tâm đến cách chăm sóc răng miệng ngay sau đó. Sau khi lấy cao răng, tình trạng răng miệng của bạn khá nhạy cảm. Do đó, bạn nên thực hiện chế độ chăm sóc đúng cách, cẩn thận để răng và nướu nhanh chóng phục hồi về trạng thái bình thường. Đồng thời ngăn ngừa cao răng hình thành trở lại. Một số điều cần lưu ý để chăm sóc răng miệng sau khi lấy cao răng là: 

  • Đến nha khoa để lấy cao răng định kỳ 6 tháng/lần. 
  • Chải răng ít nhất 2 – 3 lần mỗi ngày hoặc sau bữa ăn để loại bỏ mảng vụn thức ăn và vi khuẩn bám trên bề mặt răng. Bạn nên sử dụng bàn chải lông mềm để không làm tổn thương nướu răng.
  • Sử dụng chỉ nha khoa để loại bỏ các mảng thức ăn nằm trong kẽ răng và các góc khó tiếp cận. 
  • Bạn có thể sử dụng nước muối sinh lý, nước súc miệng chuyên dụng có khả năng diệt khuẩn nhằm giảm sự tích tụ của vôi răng. 
  • Đến nha khoa để khám sức khỏe răng miệng định kỳ 3 – 6 tháng/lần. Khi đó, nếu cảm thấy cần thiết, bác sĩ sẽ chỉ định lấy cao răng để làm sạch răng miệng. Ngoài ra, người bệnh cũng có thể phát hiện, điều trị kịp thời nếu răng miệng gặp vấn đề.
Bạn nên dùng chỉ nha khoa để hạn chế mảng bám trên  bề mặt và kẽ răng
Bạn nên dùng chỉ nha khoa để hạn chế mảng bám trên  bề mặt và kẽ răng

Bài viết đã giải đáp vấn đề lấy cao răng có làm răng trắng hơn không, cùng với đó là một số thông tin cơ bản về kỹ thuật cạo vôi răng. Nhìn chung, khi loại bỏ các mảng bám cao răng sậm màu, răng trở nên sạch sẽ, trắng và nhẵn bóng hơn. Nhưng nếu muốn răng trắng sáng bật tông, bạn có thể đến nha khoa để được tư vấn thực hiện phương pháp tẩy trắng răng. Liên hệ hotline 1900 9009 để được hỗ trợ nếu có nhu cầu tư vấn, bạn nhé.

=======================================

Top Nha Khoa – Chuyên cung cấp kiến thức, tin tức trong lĩnh vực nha khoa

Linkhay: https://linkhay.com/u/topnhakhoa

Website: https://daisynhakhoa.vn/

Twitter: https://twitter.com/topnhakhoa

Pinterest: https://www.pinterest.com/topnhakhoa/

Linked: https://www.linkedin.com/in/topnhakhoa/

=======================================

Một số bài viết bạn có thể quan tâm:

Cạo vôi răng xong sau bao lâu thì có thể ăn được?

Bị chảy máu sau khi cạo vôi răng

Mới cạo vôi răng nên kiêng cử những gì?
Đánh giá bài viết