[Sự thật phơi bày] Lấy cao răng bị tụt lợi có đúng không?

Sapo: Lấy cao răng là một trong những thủ thuật nha khoa cần thiết để đảm bảo sức khỏe răng miệng. Tuy nhiên, không ít người lo lắng rằng lấy cao răng bị tụt lợi. Không chỉ răng bị nhô ra nhiều hơn, tình trạng tụt lợi còn gây cảm giác ê buốt khi ăn […]

POSTED: 23/07/2024
 [Sự thật phơi bày] Lấy cao răng bị tụt lợi có đúng không?
Sapo: Lấy cao răng là một trong những thủ thuật nha khoa cần thiết để đảm bảo sức khỏe răng miệng. Tuy nhiên, không ít người lo lắng rằng lấy cao răng bị tụt lợi. Không chỉ răng bị nhô ra nhiều hơn, tình trạng tụt lợi còn gây cảm giác ê buốt khi ăn uống. Vậy lấy cao răng bị tụt lợi có thật không? Trong bài viết dưới đây, Top Nha Khoa sẽ giải đáp vấn đề này, cùng theo dõi nhé!

Lấy cao răng có gây tụt lợi không? 

Lấy cao răng (hay còn gọi là cạo vôi răng) là một thủ thuật nha khoa quan trọng nhằm loại bỏ các mảng bám và cặn vôi trên bề mặt răng, kẽ răng và viền nướu. Quá trình này giúp loại bỏ vi khuẩn, ngăn ngừa viêm lợi, chảy máu chân răng, sâu răng và hơi thở có mùi. Việc lấy cao răng định kỳ rất cần thiết để phòng ngừa các bệnh lý răng miệng nghiêm trọng như viêm nha chu và tiêu xương.

Tụt lợi là hiện tượng nướu di chuyển xuống phía cuống răng, để lộ thân răng. Điều này có thể xảy ra ở một hoặc nhiều răng. Nhiều người thắc mắc rằng lấy cao răng có gây ra tình trạng tụt lợi hay không. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng bị tụt lợi do lấy cao răng là không đúng. Thực tế, dụng cụ và kỹ thuật lấy cao răng chỉ tác động lên các mảng bám ở chân răng và kẽ răng, không ảnh hưởng đến cấu trúc xung quanh răng.

Mặc dù vậy, một số người vẫn cho rằng họ bị tụt lợi sau khi lấy cao răng. Điều này có thể là do cảm giác chủ quan sau khi loại bỏ các mảng bám dày, hoặc do các vấn đề răng miệng sẵn có trước đó. Quan trọng là nên thực hiện lấy cao răng tại các cơ sở nha khoa uy tín, với bác sĩ có chuyên môn để đảm bảo an toàn và hiệu quả.

Lấy cao răng có gây tụt lợi hay không?
Lấy cao răng có gây tụt lợi hay không?

Nguyên nhân chính gây tụt lợi

Sau khi lấy cao răng, nhiều người cảm nhận thấy phần lợi dường như bị tụt xuống so với trước khi thực hiện. Trên thực tế, trong quá trình thực hiện, bác sĩ chỉ sử dụng dụng cụ chuyên dụng để loại bỏ các mảng bám cao răng. Toàn bộ quá trình này không tác động đến nướu răng và các cấu trúc xung quanh. 

Tuy nhiên, nếu như cao răng bám cứng trên bề mặt răng trong thời gian dài có thể lấn sâu vào nướu, từ đó đẩy nướu dịch chuyển về phía cuống răng. Khi bác sĩ tiến hành lấy cao răng, các mảng bám cứng này được loại bỏ sẽ làm lộ chân răng. Đó là nguyên nhân vì sao nhiều người có cảm giác mình bị tụt lợi sao khi lấy cao răng. 

Nướu (hay còn gọi là lợi) là một trong những bộ phận quan trọng, có vai trò bảo vệ và giữ cho răng luôn chắc khỏe. Do đó, nếu không được điều trị kịp thời, tình trạng tụt lợi có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho răng như viêm nha chu, sâu răng, răng lung lay và thậm chí là mất răng vĩnh viễn.

Nguyên nhân chính gây tụt lợi
Nguyên nhân chính gây tụt lợi

Lấy cao răng như thế nào để không bị tụt lợi?

Lấy cao răng không chỉ không gây tụt lợi mà còn là phương pháp hiệu quả để ngăn ngừa tình trạng này. Các chuyên gia nha khoa khẳng định rằng việc cạo vôi răng định kỳ giúp loại bỏ mảng bám thức ăn trên bề mặt và kẽ răng, ngăn chặn quá trình vôi hóa. Khi răng được giữ sạch sẽ và không bị tích tụ vôi răng quá mức, nguy cơ mắc các bệnh lý như viêm nướu và viêm nha chu sẽ giảm đáng kể.

Để đảm bảo an toàn và hiệu quả khi lấy cao răng, việc lựa chọn nha khoa uy tín với đội ngũ bác sĩ có tay nghề cao là rất quan trọng. Điều này giúp giảm thiểu rủi ro và đảm bảo quá trình lấy cao răng được thực hiện đúng kỹ thuật.

Bên cạnh đó, duy trì thói quen vệ sinh răng miệng đúng cách cũng đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ nướu. Nên chải răng ít nhất hai lần mỗi ngày, sử dụng bàn chải lông mềm và chải theo chiều dọc với chuyển động xoay tròn nhẹ nhàng. Thay vì sử dụng tăm tre, nên dùng chỉ nha khoa để loại bỏ vụn thức ăn giữa các kẽ răng.

Cuối cùng, để bảo vệ cấu trúc răng và nướu, nên tránh ăn thực phẩm quá nóng, quá lạnh hoặc quá cứng. Bằng cách tuân thủ những hướng dẫn này, bạn có thể duy trì sức khỏe răng miệng tốt và giảm thiểu nguy cơ tụt lợi, đồng thời tận dụng tối đa lợi ích từ việc lấy cao răng định kỳ.

Lấy cao răng như thế nào để không bị tụt lợi
Lấy cao răng như thế nào để không bị tụt lợi

Cách chăm sóc răng miệng sau khi lấy cao răng

Ngay sau khi lấy cao răng, bạn nên chú ý một vài điều sau để giúp răng chắc khỏe, tránh tình trạng răng ê buốt. Cụ thể như sau: 

  • Không hút thuốc lá: Trong thuốc lá có chứa nhiều chất không tốt cho sức khỏe răng miệng, đặc biệt là Nicotine – chất có thể gây bám màu trên bề mặt răng. Do đó, bạn nên kiêng hút thuốc trong những ngày đầu sau khi cạo vôi răng. 
  • Vệ sinh răng miệng đúng cách: Làm sạch răng miệng đúng cách là điều vô cùng cần thiết sau khi cạo vôi răng. Bạn nên chải răng ít nhất 2 lần mỗi ngày bằng bàn chải lông mềm và kem đánh răng chứa Fluor. Trong quá trình chải răng, bạn cần chải răng theo chiều dọc hoặc theo chuyển động xoay tròn để không làm tổn thương nướu răng. Ngoài ra, súc miệng nước muối cũng là một trong những cách giúp loại bỏ vi khuẩn, ngăn ngừa các bệnh răng miệng hiệu quả mà bạn có thể thực hiện hằng ngày. 
  • Hạn chế ăn các thực phẩm nhiều đường và có tính axit cao: Hàm lượng đường trong bánh kẹo, đồ ngọt là điều kiện để vi khuẩn trong khoang miệng phát triển, tăng nguy cơ sâu răng. Bên cạnh đồ ngọt, bạn cũng cần kiêng các thực phẩm có tính axit cao, điển hình như dưa muối, chanh, dấm. Bởi các thực phẩm này có thể bào mòn men răng nếu thường xuyên sử dụng trong thời gian ngay sau khi lấy cao răng. Ngoài ra, bạn cũng không nên sử dụng đồ uống có ga, có cồn và các loại đồ uống có màu khác.
  • Không tẩy trắng răng: Trong thời gian đầu sau khi lấy cao răng, nướu và men răng vẫn chưa thật sự ổn định. Do đó, bạn không nên tiến hành tẩy trắng răng trong thời gian này vì có thể khiến răng ê buốt, thậm chí là viêm nhiễm nướu răng. 
  • Thăm khám răng định kỳ 3 – 6 tháng/lần: Các chuyên gia Răng Hàm Mặt khuyến nghị, bạn nên đến nha khoa để khám răng định kỳ 3 – 6 tháng/lần. Nhờ đó bác sĩ có thể phát hiện và điều trị kịp thời, đồng thời loại bỏ cao răng nếu có.
Cách chăm sóc răng miệng sau lấy cao răng
Cách chăm sóc răng miệng sau lấy cao răng

Lấy cao răng sau bao lâu được ăn?

Bên cạnh vấn đề lấy cao răng bị tụt lợi, nhiều người còn thắc mắc sau khi cạo vôi răng bao lâu thì được ăn. Theo các chuyên gia, sau khi lấy cao răng, bạn có thể ăn uống như bình thường. Bởi vì trên thực tế, phương pháp này chỉ tác động đến phần cao răng bám bên ngoài bề mặt răng, hoàn toàn không làm ảnh hưởng đến cấu trúc răng bên trong. Tuy nhiên, để giữ cho răng luôn chắc khỏe và không bị bám màu, bạn có thể chờ 1 – 2h đồng hồ để răng không còn ê buốt là có thể ăn uống như bình thường. 

Trên đây là toàn bộ thông tin liên quan đến tình trạng lấy cao răng bị tụt lợi. Trên thực tế, tình trạng lợi bị tụt là do cao răng bám dày ở viền nướu trong khoảng thời gian dài, từ đó đẩy lợi xuống dưới phía cuống răng. Để tránh gặp phải tình trạng này, bạn nên vệ sinh răng miệng đúng cách và đến nha khoa để thăm khám và lấy cao răng định kỳ ít nhất 3 – 6 tháng/lần. Nếu có nhu cầu cần tư vấn hoặc đặt lịch hẹn, đừng ngần ngại liên hệ hotline 1900 9009 để được hỗ trợ nhanh chóng bạn nhé!

Một số bài viết bạn có thể quan tâm:

Trong quá trình lấy cao răng bị hở chân răng phải làm sao?

Việc lấy cao răng có làm hết mảng bám đen không?

Quá trình lấy cao răng có khiến răng bị mòn hay không?
Đánh giá bài viết