Trám răng bằng GlassIonomer Cement và những thông tin cần biết

Trám răng bằng GlassIonomer Cement (GIC) là một kỹ thuật nha khoa hàn bít hố rãnh trên răng. Phương pháp giúp phòng ngừa sâu răng và khôi phục những tổn thương ở giai đoạn sớm của bệnh lý này hiệu quả. Cùng khám phá chi tiết hơn về ưu, nhược điểm và quy trình thực […]

POSTED: 29/01/2024
 Trám răng bằng GlassIonomer Cement và những thông tin cần biết
Trám răng bằng GlassIonomer Cement (GIC) là một kỹ thuật nha khoa hàn bít hố rãnh trên răng. Phương pháp giúp phòng ngừa sâu răng và khôi phục những tổn thương ở giai đoạn sớm của bệnh lý này hiệu quả. Cùng khám phá chi tiết hơn về ưu, nhược điểm và quy trình thực hiện kỹ thuật nha khoa này qua bài viết sau đây bạn nhé!

Trám răng bằng GlassIonomer Cement là gì?

GlassIonomer Cement (GIC) là một vật liệu có khả năng bám dính chắc chắn vào men răng.  Hàn phủ bề mặt răng bằng GIC là kỹ thuật nha khoa vĩnh viễn. Phương pháp được để chữa trị các rãnh trên bề mặt răng để ngăn ngừa chúng phát triển thành sâu răng.

Một số trường hợp, trám răng bằng GlassIonomer Cement cũng được sử dụng để điều trị các tổn thương do răng sâu ở giai đoạn sớm. Ngoài ra, GIC có khả năng phát thải Fluor, giúp bảo vệ sức khỏe răng miệng, ngăn ngừa sâu răng hiệu quả.

Trám răng bằng công nghệ GlassIonomer Cement (GIC) giúp ngăn ngừa sâu răng
Trám răng bằng công nghệ GlassIonomer Cement (GIC) giúp ngăn ngừa sâu răng
Xem thêm => Trám răng Fuji là gì? Ưu nhược điểm của trám răng Fuji

Ưu điểm và nhược điểm khi trám răng bằng GlassIonomer Cement

Trám răng bằng GlassIonomer Cement là kỹ thuật khá phức tạp sử dụng axit acrylic và bột thủy tinh mịn để điều trị và bảo vệ răng. Tuy nhiên, có nhiều vật liệu cũng như phương pháp trám răng khác nhau. Để biết có nên chọn phương pháp này hay không, hãy cùng điểm qua các ưu, nhược điểm của trám răng bằng GIC sau đây:

Ưu điểm:

  • Màu sắc tự nhiên như răng thật: GIC là vật liệu có thể được thiết kế màu sắc theo nhu cầu. Vì vậy, chúng sẽ được tạo màu sao cho phù hợp với tông màu tự nhiên của răng, tạo sự đồng nhất cho nụ cười sau khi thực hiện trám.
  • Tích hợp florua: Loại vật liệu trám này có khả năng giải phóng một lượng nhỏ florua sau áp dụng lên răng. Nhờ đó, phương pháp hỗ trợ ngăn ngừa sâu, bảo vệ răng khỏi các tác nhân gây hại một cách hiệu quả.
Vật liệu GIC giúp răng được trám có màu sắc đồng nhất
Vật liệu GIC giúp răng được trám có màu sắc đồng nhất

Nhược điểm:

Bên cạnh những ưu điểm về thẩm mỹ cũng như hiệu quả ngừa sâu răng, phương pháp trám răng GIC còn tồn tại nhược điểm là dễ vỡ. Vật liệu trám này có độ bền tương đối yếu. Chính vì vậy, đây không phải là lựa chọn lý tưởng cho những lỗ sâu lớn, bề mặt răng ăn nhai nhiều. Nó thích hợp hợp cho việc hàn những lỗ sâu nhỏ, gần đường viền nướu hoặc giữa các răng.

Khi nào cần trám răng bằng GlassIonomer Cement?

Sở hữu nhiều ưu điểm vượt trội nhưng không phải bất kỳ trường hợp nào người bệnh cũng có thể áp dụng kỹ thuật trám răng bằng GlassIonomer Cement. Tùy thuộc vào từng tình huống cụ thể mà bác sĩ nha khoa sẽ chỉ định hoặc chống chỉ định thực hiện kỹ thuật này.

Cụ thể, các trường hợp được chỉ định thực hiện trám răng bằng GIC gồm: 

  • Bề mặt răng có các hố rãnh tự nhiên khó làm sạch và dễ dẫn đến sâu răng: Bề mặt răng thường có các rãnh tự nhiên, nếu chúng không thể dễ dàng làm sạch và có nguy cơ tiến triển thành sâu răng, bác sĩ sẽ chỉ định trám răng bằng GIC để ngăn ngừa bệnh lý.
  • Sâu răng ở giai đoạn sớm: Ở giai đoạn sớm của sâu răng, hố rãnh chưa quá lớn thì việc dùng GIC để trám răng có thể ngăn ngừa bệnh lý phát triển và bảo vệ răng khỏi tổn thương tiếp theo.
Sâu răng giai đoạn sớm được khuyên sử dụng phương pháp trám răng bằng GIC
Sâu răng giai đoạn sớm được khuyên sử dụng phương pháp trám răng bằng GIC

Trong khi đó, phương pháp trám răng này lại chống chỉ định với trường hợp dị ứng với GIC. Khi phát hiện người bệnh có tiền sử dị ứng hoặc từng có các phản ứng bất lợi với GlassIonomer Cement, bác sĩ sẽ không khuyến khích sử dụng phương pháp trám răng bằng vật liệu này. Thay vào đó, người bệnh sẽ được chỉ định áp dụng kỹ thuật trám răng khác.

Quy trình thực hiện trám răng bằng GlassIonomer Cement

Để quá trình trám răng cùng vật liệu GlassIonomer Cement diễn ra thuận lợi, các bệnh viện nha khoa sẽ thực hiện kỹ thuật này theo một quy trình chuyên biệt. Thông thường, các bước trong một ca trám răng GIC sẽ được thực hiện như sau:

Kiểm tra hồ sơ bệnh án và sức khỏe

Để hiểu rõ tình trạng sức khỏe tổng quát cũng như các vấn đề răng miệng đã gặp trước đây của khách hàng, nha sĩ hoặc các nhân viên y tế sẽ kiểm tra lại hồ sơ bệnh án. Đồng thời, bác sĩ sẽ tư vấn cụ thể hơn cho người bệnh về phương pháp trám răng GlassIonomer Cement.

Tiếp đó, khách hàng trám răng sẽ được chỉ định thực hiện kiểm tra lâm sàng, đánh giá tình trạng răng và sức khỏe hiện tại. Khi đã xác định chính xác răng cần điều trị, các bác sĩ sẽ bắt đầu thực hiện trám răng GlassIonomer Cement.

Kiểm tra hồ sơ bệnh án để biết các vấn đề răng miệng khách hàng đã gặp trước đây
Kiểm tra hồ sơ bệnh án để biết các vấn đề răng miệng khách hàng đã gặp trước đây

Thực hiện kỹ thuật trám răng bằng GlassIonomer Cement

Sau khi đã kiểm tra tình trạng sức khỏe của khách hàng, bác sĩ nha khoa sẽ thực hiện trám răng bằng GIC theo trình tự như sau:

  • Sửa soạn bề mặt răng: Bề mặt răng được làm sạch bằng chổi nha khoa hoặc đài cao su cùng bột đánh bóng. Một số trường hợp khó thực hiện, bác sĩ sẽ mở rộng hố rãnh bằng mũi khoan. Sau đó, bề mặt răng, hố rãnh sẽ được vệ sinh sạch sẽ và làm khô.
  • Đặt dung dịch Conditioner vào hố rãnh: Dung dịch này được đặt vào hố rãnh trong 10 giây, sau đó rửa sạch lại và làm khô.
  • Trám bít hố rãnh bằng vật liệu GIC: GIC được đặt vào một phần ở vị trí cần trám. Sau đó, bác sĩ thao tác miết nhẹ nhàng để vật liệu tràn đầy hố rãnh và tạo hình bề mặt trám dựa vào hình dáng giải phẫu của răng. Cuối cùng, để cố định vật liệu trám, bác sĩ sẽ chiếu sáng trong khoảng 20 giây bằng đèn chuyên dụng.
  • Kiểm tra và chỉnh khớp cắn: Để đảm bảo răng được trám đúng cách, nha sĩ sẽ kiểm tra và điều chỉnh lại khớp cắn.
  • Phủ dầu cách ly: Cuối cùng, để bảo vệ bề mặt trám bít, nha sĩ sẽ phủ lên chúng một lớp dầu cách ly.
Phủ dầu cách ly lên bề mặt được trám
Phủ dầu cách ly lên bề mặt được trám

Trên đây là tổng hợp những thông tin chi tiết về kỹ thuật trám răng bằng GlassIonomer Cement. Hy vọng bài viết đã giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về phương pháp nha khoa này. Để không bỏ lỡ những kiến thức chăm sóc răng miệng hữu ích khác, hãy đón theo dõi các bài viết tiếp theo của chúng tôi nhé!

=======================================

Top Nha Khoa – Chuyên cung cấp kiến thức, tin tức trong lĩnh vực nha khoa
Website: https://daisynhakhoa.vn/
Twitter: https://twitter.com/topnhakhoa
Pinterest: https://www.pinterest.com/topnhakhoa/
Linked: https://www.linkedin.com/in/topnhakhoa/

Một số bài viết bạn có thể quan tâm:

Sau khi trám răng xong có đánh răng được hay không?

Hiểu chính xác về trám răng và hàn trám răng khác nhau như thế nào?

Có sử dụng nước đá sau khi trám răng được hay không?
Đánh giá bài viết