[Giải thích] Trám răng và hàn răng khác nhau như thế nào?

Trám răng hay hàn răng thẩm mỹ là những thuật ngữ chỉ phương pháp khắc phục tình trạng răng sâu nhẹ, răng sứt mẻ trong nha khoa. Dù vậy, không ít người vẫn thắc mắc trám răng và hàn răng khác nhau như thế nào? Trong trường hợp nào thì nên sử dụng phương pháp […]

POSTED: 23/01/2024
 [Giải thích] Trám răng và hàn răng khác nhau như thế nào?
Trám răng hay hàn răng thẩm mỹ là những thuật ngữ chỉ phương pháp khắc phục tình trạng răng sâu nhẹ, răng sứt mẻ trong nha khoa. Dù vậy, không ít người vẫn thắc mắc trám răng và hàn răng khác nhau như thế nào? Trong trường hợp nào thì nên sử dụng phương pháp trám răng và ngược lại? Thông tin trong bài viết dưới đây sẽ giải đáp thắc mắc về vấn đề này. Cùng tìm hiểu nhé. 

Trám răng và hàn răng khác nhau như thế nào? 

Hàn răng (hay còn được biết đến với tên gọi khác là trám răng) là phương pháp sử dụng các vật liệu nha khoa chuyên dụng để bổ sung vào phần răng bị thiếu hoặc bị tổn thương do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra. Nhờ vậy, răng sẽ tránh được sự tấn công của các vi khuẩn có hại. Không chỉ vậy, phương pháp này còn giúp khôi phục hình dáng, kích thước của răng. Từ đó cho tính thẩm mỹ và khả năng ăn nhai bình thường như ban đầu.

Đây là phương pháp dùng vật liệu chuyên dụng để bổ sung vào phần khuyết của răng
Đây là phương pháp dùng vật liệu chuyên dụng để bổ sung vào phần khuyết của răng

Vậy trám răng và hàn răng khác nhau như thế nào? Trên thực tế, hàn răng và trám răng có cùng một kỹ thuật, nhưng có tên gọi khác nhau. Đây được xem là một trong những kỹ thuật đơn giản nhất trong nha khoa. Trám răng (hàn răng) không ảnh hưởng đến cấu trúc hay men răng. Vì thế, bạn có thể yên tâm thực hiện phương pháp này.

Xem thêm => Phương pháp trám răng bằng GlassIonomer Cement và ưu điểm của nó

Hàn trám răng được thực hiện khi nào?

Như vậy, thắc mắc trám răng và hàn răng khác nhau như thế nào đã được giải đáp. Vậy phương pháp này được áp dụng trong trường hợp nào? Nhờ sở hữu nhiều ưu điểm như an toàn, nhanh chóng, không đau, hiệu quả cao, hàn trám răng được sử dụng phổ biến trong nha khoa. Phương pháp này thường được chỉ định để khắc phục các tình trạng răng như: 

  • Răng bị sâu nhẹ: Quá trình răng bị sâu bắt đầu từ khi vi khuẩn phá hủy men răng, tạo thành những lỗ sâu răng đen nhỏ. Theo thời gian, lỗ sâu răng dần to hơn và có thể lan vào tủy răng. Từ đó làm viêm và hoại tử tủy răng. Để ngăn chặn tình trạng này, bác sĩ sẽ chỉ định trám răng ngay khi lỗ sâu răng còn nhỏ. Điều này nhằm loại bỏ mô răng bị sâu, đồng thời lắp đầy phần răng bị khuyết thiếu. 
  • Răng bị chấn thương, sứt mẻ: Đối với những người gặp chấn thương, tai nạn khiến răng bị sứt mẻ, vỡ hoặc gãy thì bác sĩ cũng sẽ xem xét chỉ định hàn trám răng để khắc phục. Trong trường hợp này, trám răng không chỉ phục hồi hình thể cho răng mà còn bảo vệ, ngăn không cho vi khuẩn tấn công tủy răng. 
  • Mòn cổ chân răng: Nếu có dấu hiệu bị mòn cổ chân răng, bạn cũng nên hàn trám răng. Điều này sẽ giúp tránh tình trạng ê buốt, đau nhức. 
  • Răng bị thưa: Không ít trường hợp răng bị thưa, đặc biệt là răng cửa. Tình trạng này ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ của nụ cười. Khi đó, bác sĩ sẽ chỉ định hàn trám răng để khắc phục.

Hàn trám răng thường sử dụng vật liệu nào?

Điều tiếp theo mà bạn nên tìm hiểu sau trám răng và hàn răng khác nhau như thế nào là các loại vật liệu dùng để thực hiện phương pháp này. Một số loại vật liệu phổ biến được các bác sĩ nha khoa dùng để hàn răng có thể kể đến là: 

  • Vàng, kim loại quý: Loại vật liệu này có thể cho độ bền lên đến 15 năm. Tuy nhiên, vì là kim loại quý nên chi phí hàn trám răng có thể cao hơn so với bình thường. Ngoài ra, răng sau khi được hàn trám bằng kim loại quý sẽ có màu sắc chênh lệch so với màu răng thật.
  • Xi măng Silicat: Đây là loại vật liệu có màu trắng ngà, khá giống với màu răng thật. Xi măng Silicat có khả năng ngừa sâu răng khá tốt. 
  • Amalgam: Loại vật liệu này được cấu tạo từ các phần tử kim loại. Điển hình như thủy ngân, kẽm, bạc hay đồng. Nhờ có khả năng chịu lực tốt, amalgam thường được dùng để trám lỗ sâu răng lớn, đặc biệt là răng hàm. Tuy nhiên, vật liệu này có tính thẩm mỹ thấp nên không được dùng cho răng cửa. 
  • Composite: Là một trong những loại vật liệu trám răng được sử dụng phổ biến nhất. Composite có màu sắc trắng ngà tương tự như răng thật, cũng như có khả năng chịu lực, chịu mòn khá cao.
  • Vật liệu sứ nguyên khối Inlay/Onlay: Đây là vật liệu được làm bằng sứ nha khoa cao cấp. Vì thế, không chỉ có màu sắc giống răng thật, cho tính thẩm mỹ cao mà còn có khả năng chịu lực tốt.
Trám răng bằng vật liệu sứ nguyên khối Onlay/Inlay.
Trám răng bằng vật liệu sứ nguyên khối Onlay/Inlay

Quy trình thực hiện hàn trám răng

Bên cạnh thắc mắc trám răng và hàn răng khác nhau như thế nào, bạn cũng nên tìm hiểu về quy trình thực hiện hàn trám răng. Hầu hết phương pháp trám răng tại các nha khoa được thực hiện theo các bước như sau: 

  • Bước 1: Thăm khám tổng quát và tư vấn cho khách hàng phương pháp điều trị phù hợp nhất. Đồng thời, khách hàng cũng sẽ được tư vấn loại vật liệu phù hợp nhất với tình trạng răng và điều kiện tài chính.
  • Bước 2: Ở bước này, bác sĩ sẽ vệ sinh chiếc răng cần trám. Đồng thời loại bỏ mô răng bị sâu (nếu có). 
  • Bước 3: Trước khi trám răng, bác sĩ sẽ cách ly khu vực răng cần trám bằng đế cao su. Trong trường hợp răng cần trám có vết sâu nằm gần chân răng, khách hàng sẽ được lót một lớp thủy tinh ionomer vào bên trong nhằm bảo vệ dây thần kinh phía bên trong răng.
  • Bước 4: Sau khi đã làm sạch răng, bác sĩ sẽ tiến hành đưa vật liệu vào vị trí răng cần trám với dụng cụ chuyên dụng. Ban đầu vật liệu trám răng thường ở dạng lỏng. Tuy nhiên, khi được chiếu đèn laser, vật liệu sẽ đông cứng hoàn toàn nhờ vào phản ứng quang trùng học. 
  • Bước 5: Khi vật liệu trám răng đã đông cứng hoàn toàn, bác sĩ sẽ điều chỉnh lại vết trám bằng cách loại bỏ phần vật liệu dư thừa. Đồng thời mài bề mặt trám trở nên nhẵn bóng hơn. 
  • Bước 6: Hướng dẫn khách hàng chăm sóc răng miệng đúng cách để giữ độ bền của vết trám lâu nhất có thể.
Chiếu đèn laser giúp đông cứng vết trám răng
Chiếu đèn laser giúp đông cứng vết trám răng

Chi phí hàn trám răng

Chi phí hàn trám răng phụ thuộc vào một số yếu tố, bao gồm:

Vật liệu trám: Vật liệu trám răng có nhiều loại khác nhau, với mức giá dao động từ vài trăm nghìn đồng đến vài triệu đồng. Các loại vật liệu trám phổ biến bao gồm:

Composite: Composite là loại vật liệu trám răng phổ biến nhất hiện nay. Vật liệu này có màu sắc giống răng thật, độ cứng và khả năng chịu lực tốt.

GIC: GIC là loại vật liệu trám răng có giá thành rẻ hơn composite. Vật liệu này có độ cứng và khả năng chịu lực thấp hơn composite.

Inlay/Onlay: Inlay/Onlay là loại vật liệu trám răng có hình dạng giống như một miếng sứ, được đúc sẵn theo khuôn răng. Vật liệu này có độ cứng và khả năng chịu lực tốt nhất trong các loại vật liệu trám răng.

Tình trạng răng cần trám: Răng bị sâu nặng sẽ cần nhiều vật liệu trám hơn răng bị sâu nhẹ. Do đó, chi phí hàn trám răng sâu nặng sẽ cao hơn răng sâu nhẹ.

Vị trí răng cần trám: Răng cửa có vị trí dễ nhìn thấy nên chi phí hàn trám răng cửa thường cao hơn răng hàm.

Cơ sở nha khoa: Chi phí hàn trám răng tại các cơ sở nha khoa uy tín thường cao hơn các cơ sở nha khoa kém uy tín.

– Chi phí hàn trám răng dao động từ 100.000 đồng đến 3.000.000 đồng/răng (đây là giá tham khảo để biết chính xác cần tới nha khoa uy tín).

Bài viết trên đã giải đáp thắc mắc trám răng và hàn răng khác nhau như thế nào. Đồng thời cung cấp một số thông tin liên quan đến kỹ thuật hàn trám răng trong nha khoa. Nếu gặp phải các vấn đề như sâu răng, sứt mẻ, gãy răng hoặc mòn cổ chân răng, bạn có thể liên hệ hotline 1900 9009 để được tư vấn về dịch vụ trám răng nhé.

===========================================

Top Nha Khoa – Chuyên cung cấp kiến thức, tin tức trong lĩnh vực nha khoa

Website: https://daisynhakhoa.vn/

Một số trang MXH của Top Nha Khoa

Twitter: https://twitter.com/topnhakhoa

Pinterest: https://www.pinterest.com/topnhakhoa/

Linked: https://www.linkedin.com/in/topnhakhoa/

Linkhay: https://linkhay.com/u/topnhakhoa

===========================================

Một số bài viết bạn có thể quan tâm thêm:

Trám răng Fuji là gì và những thông tin chính xác về phương pháp này

Thắc mắc trám răng có uống nước đá được không?

Giải đáp trám răng xong có đánh răng được hay không?
Đánh giá bài viết