Trám răng có chích thuốc tê không? Trường hợp nào cần chích?

Trám răng là kĩ thuật nha khoa phổ biến giúp khôi phục chức năng của răng và đảm bảo tính thẩm mỹ. Tuy nhiên quá trình trám răng khiến nhiều người lo lắng vì sợ đau đớn và khó chịu. Vậy trám răng có chích thuốc tê không? Quy trình trám răng? Để hiểu hơn […]

POSTED: 08/05/2024
 Trám răng có chích thuốc tê không? Trường hợp nào cần chích?
Trám răng là kĩ thuật nha khoa phổ biến giúp khôi phục chức năng của răng và đảm bảo tính thẩm mỹ. Tuy nhiên quá trình trám răng khiến nhiều người lo lắng vì sợ đau đớn và khó chịu. Vậy trám răng có chích thuốc tê không? Quy trình trám răng? Để hiểu hơn về vấn đề này, mời bạn đọc cùng Top Nha Khoa tham khảo bài viết dưới đây nhé. 

Trám răng có chích thuốc tê không?

Trám răng là một trong những phương pháp hữu ích giúp điều trị răng sâu, khắc phục răng mẻ, cải thiện tình trạng răng thưa. Thông thường, nha sĩ sẽ loại bỏ những tổn thương trên răng bằng dụng cụ chuyên dụng, làm sạch vùng răng cần điều trị. Sau đó, dùng vật liệu trám lấp đầy mô răng bị thiếu. 

Theo các bác sĩ chuyên khoa, với sự hỗ trợ của công nghệ hiện đại, quy trình trám răng diễn ra khá dễ dàng, nhanh chóng và hoàn toàn không gây cảm giác khó chịu, đau nhức. Do đó, người bệnh có thể thoải mái, yên tâm mà không cần lo lắng trám răng có chích thuốc tê không.

Tuy nhiên trong trường hợp nếu lỗ sâu răng lớn, gây ê buốt, đau nhức răng dữ dội. Lúc này, bác sĩ sẽ  phải tiến hành xịt hoặc chích thuốc tê vào vùng răng cần trám.

Trám răng chích thuốc tê không tùy thuộc vào tình trạng răng của bệnh nhân và được quyết định bởi bác sĩ.
Trám răng chích thuốc tê không tùy thuộc vào tình trạng răng của bệnh nhân và được quyết định bởi bác sĩ.

Trong trường hợp nếu tình trạng sâu răng đã tiến triển ở mức độ nặng và ảnh hưởng đến tủy thì bác sĩ cũng cần gây tê để điều trị tuỷ, rồi mới tiến hành quá trình trám răng cho người bệnh. Nếu không điều trị tủy dứt điểm, về lâu dài sẽ gây tổn hại đến cấu trúc răng, dẫn đến đau nhức nghiêm trọng, thậm chí phải nhổ bỏ răng.

Như vậy, để biết được chính xác trám răng có cần chích thuốc tê không, tốt nhất bệnh nhân cần đến nha khoa uy tín để thăm khám. Tại đây, bác sĩ sẽ kiểm tra, chụp phim X-quang để đánh giá cụ thể tình trạng, từ đó đưa ra phương pháp điều trị phù hợp.

Xem thêm => Sau khi trám răng xong có thể uống nước đá được hay không?

Trường hợp nào cần chích thuốc tê khi trám răng?

Theo các nha sĩ, việc sử dụng thuốc tê khi trám răng còn phụ thuộc nhiều yếu tố và không bắt buộc trong tất cả các trường hợp. Khi thăm khám, nha sĩ sẽ trao đổi kỹ lưỡng với bạn về tình trạng răng và việc trám răng có cần chích thuốc tê không. Dưới đây là một số trường hợp cần chích thuốc tê khi trám răng mà bạn có thể tham khảo:

  • Răng sâu lỗ lớn, ăn sâu vào ngà, phá hủy tủy răng, mòn cổ chân răng nặng.
  • Trám răng đồng thời với quy trình điều trị các bệnh lý răng miệng như: viêm tủy hoặc khi trám răng có gây tác động đến mô răng và nướu.
Nếu răng sâu lỗ lớn bác sĩ tiến hành chích thuốc tê sau đó mới tiến hành trám răng.
Nếu răng sâu lỗ lớn bác sĩ tiến hành chích thuốc tê sau đó mới tiến hành trám răng.

Thực tế, tùy vào trường hợp điều trị cụ thể, bác sĩ sẽ tiến hành gây tê để giảm bớt cảm giác đau nhức, sợ hãi và đảm bảo an toàn cho bệnh nhân. Trước khi thực hiện trám răng, việc chích thuốc tê có thể sẽ khiến bạn cảm thấy nhói lên khi kim chạm vào nướu. Tuy nhiên, cảm giác này sẽ thuyên giảm dần và nhanh chóng biến mất. Chính vì vậy, bạn hoàn toàn có thể yên tâm thực hiện.

Điều quan trọng nhất, bạn vẫn nên đến gặp bác sĩ nha khoa để được thăm khám và tư vấn cụ thể. Bác sĩ sẽ dựa vào tình trạng răng miệng hiện tại, kết quả chụp X-quang để đưa ra quyết định phù hợp.

Quy trình trám răng

Trám răng được xem là quy trình khá đơn giản, tuy nhiên trám răng cũng đòi hỏi sự tỉ mỉ, khéo léo và phải được thực hiện tại nha khoa uy tín, bởi bác sĩ chuyên môn giỏi, nhiều năm kinh nghiệm. Theo đó, nhằm đảm bảo mang lại hiệu quả cao và an toàn tuyệt đối cho bệnh nhân, quy trình trám răng được thực hiện nghiêm ngặt theo các bước dưới đây:

Bước 1: Thăm khám và tư vấn

Trước khi thực hiện quá trình trám răng, nha sĩ sẽ thăm khám sức khỏe răng miệng tổng quát, tình trạng răng cụ thể và tư vấn thời gian cũng như vật liệu trám răng sẽ sử dụng phù hợp.

Thăm khám bác sĩ là bước quan trọng trong quy trình trám răng.
Thăm khám bác sĩ là bước quan trọng trong quy trình trám răng.

Bước 2: Vệ sinh răng miệng

Vệ sinh răng miệng là bước quan trọng trong quy trình trám răng, nha sĩ sẽ vệ sinh răng một cách kỹ lưỡng để loại bỏ hoàn toàn vi khuẩn, mảng bám, mảnh vụn thức ăn còn sót lại và sát trùng vùng răng cần điều trị.

Bước 2: Gây tê và tạo hình xoang trám

Trước khi bắt đầu quá trình trám răng, bác sĩ sẽ tiến hành gây tê nếu cần, giúp bệnh nhân giảm cảm giác đau nhức, ê buốt khi trám răng. Tiến hành làm sạch hoàn toàn những mảnh vụn thức ăn còn sót lại, vết sâu ngà răng. Sau đó, bác sĩ dùng dụng cụ tạo hình xoang trám phù hợp với từng vật liệu trám, vị trí trám và tiến hành thực hiện trám răng.

Bước 3: Tiến hành trám răng

Nha sĩ sẽ sử dụng dụng cụ nha khoa để đưa vật liệu trám Composite hoặc Amalgam vào khoang trám, điêu khắc miếng trám theo đúng hình dáng của răng. Cuối cùng, chiếu đèn laser trong khoang 40s để đông cứng vật liệu trám.

Sau khi vật liệu trám đã đông cứng, nha sĩ sẽ cắt mài để sửa lại vết trám sao cho đảm bảo hình dáng và kết cấu chuẩn. Cuối cùng, nha sĩ làm nhẵn bề mặt và đánh bóng miếng trám để giữ được độ bền.

Trám răng là kỹ thuật nha khoa đơn giản tuy nhiên cần thực hiện đúng quy trình để đảm bảo an toàn và mang lại hiệu quả cao.
Trám răng là kỹ thuật nha khoa đơn giản tuy nhiên cần thực hiện đúng quy trình để đảm bảo an toàn và mang lại hiệu quả cao.

Trên thực tế, trám răng là kỹ thuật khá đơn giản, không tác động đến cấu trúc răng. Do đó, không mất quá nhiều thời gian để bác sĩ hoàn thiện quy trình trám răng cho bệnh nhân. Thông thường, quy trình trám răng mất khoảng thời gian từ khoảng 20-30 phút, tuy nhiên tùy thuộc vào tình trạng răng của khách hàng, vật liệu trám, công nghệ hiện đại và tay nghề bác sĩ mà thời gian trám răng có thể thay đổi.

Những lưu ý sau khi trám răng

Lưu ý sau khi trám răng là yếu tố rất quan trọng để duy trì tuổi thọ răng trám, đảm bảo an toàn, không gây biến chứng và bảo vệ sức khỏe răng miệng toàn diện. Các chuyên gia khuyến cáo những điều cần lưu ý sau khi trám răng liên quan đến chế độ ăn uống, cách vệ sinh răng miệng tại nhà. Cụ thể là: 

Vệ sinh răng miệng đúng cách

Bạn cần đánh răng 2 lần mỗi ngày vào buổi sáng sau khi thức dậy và buổi tối trước khi đi ngủ bằng kem đánh răng có chứa hàm lượng Fluor phù hợp. Thao tác đánh răng nhẹ nhàng bằng bàn chải đánh răng lông mềm, đầu nhỏ để tránh làm tổn thương đến các mô mềm trong khoang miệng. 

Bên cạnh đó, cần sử dụng chỉ nha khoa để loại bỏ hoàn toàn mảng bám, mảnh vụn thức ăn còn sót lại. Kết hợp nước súc miệng để diệt khuẩn, mang lại hơi thở thơm mát và bảo vệ sức khỏe răng miệng toàn diện.

Cần đánh răng 2 lần mỗi ngày, mỗi lần 2 phút để bảo vệ sức khỏe răng miệng tối ưu.
Cần đánh răng 2 lần mỗi ngày, mỗi lần 2 phút để bảo vệ sức khỏe răng miệng tối ưu.

Chế độ ăn uống khoa học

Bên cạnh việc vệ sinh răng miệng kỹ lưỡng, đúng cách, bạn cũng cần có chế độ ăn uống khoa học để không làm ảnh hưởng răng trám. Tránh ăn những loại thực phẩm cứng, dai, vì cần lực nhai nhiều tránh làm vết trám bị vỡ, bong tróc, gây tổn thương đến răng. Ngoài ra, bạn cần hạn chế những thức ăn, đồ uống quá nóng hoặc quá lạnh. 

Đồng thời, hạn chế tiêu thụ những thực phẩm có chứa nhiều đường, vì đây là nguyên nhân dẫn đến tình trạng sâu răng.

Hạn chế tiêu thụ những loại thức ăn có chứa nhiều đường.
Hạn chế tiêu thụ những loại thức ăn có chứa nhiều đường.

Tránh sử dụng chất kích thích

Sử dụng nhiều chất kích thích như thuốc lá, rượu bia, cà phê không chỉ gây ảnh hưởng đến sức khỏe, mà còn làm miếng trám bị ngả màu, ố vàng và không còn màu sắc như ban đầu, gây mất tính thẩm mỹ.

Tái khám răng định kỳ

Sau khi trám răng, bạn cần tuân thủ lịch tái khám định kỳ, bác sĩ sẽ kiểm tra tình trạng răng trám và sức khỏe răng miệng, phát hiện kịp thời những vấn đề bất thường như bị kênh, cộm, cấn nếu có và khắc phục kịp thời. Điều này giúp đảm bảo tính thẩm mỹ, chức năng ăn nhai và bảo vệ sức khỏe răng miệng toàn diện.

Sau khi tái khám răng, bạn cần tuân thủ lịch tái khám định kỳ theo hướng dẫn của bác sĩ.
Sau khi tái khám răng, bạn cần tuân thủ lịch tái khám định kỳ theo hướng dẫn của bác sĩ.

Một số triệu chứng khi trám răng và cách khắc phục

Đối với trường hợp răng cần điều trị sâu và viêm tủy, sau khi trám răng bệnh nhân thường xuất hiện một số triệu chứng dưới đây:

  • Thuốc tê sử dụng trong quá trình trám răng có thể gây tê tạm thời, khi thuốc hết tác dụng, bạn có thể thấy ê nhức, khó chịu trong vài giờ sau khi trám răng, thậm chí là vài ngày.
  • Trong trường hợp nếu bạn cần phải chữa tủy trước khi trám, thuốc chữa tủy có thể gây kích ứng đến các mô răng xung quanh, dẫn đến tình trạng đau, ê nhức răng sau khi trám. Tuy nhiên cảm giác này cũng sẽ dần biến mất trong khoảng vài ngày.
  • Một số người có răng nhạy cảm dễ bị ê buốt khi răng tiếp xúc với thức ăn quá nóng hoặc quá lạnh, thức ăn chua. Sau khi trám răng, hiện tượng này sẽ trở nên rõ rệt hơn.
  • Miếng trám cao hơn với bề mặt răng xung quanh, gây áp lực lên nướu, gây viêm nướu, chảy máu nướu, gây đau nhức.

Trong trường hợp này, bạn có thể sử dụng nước muối sinh lý pha loãng để ngậm và súc miệng. Tuy nhiên, nếu tình trạng đau nhức và ê buốt dữ dội, không có dấu hiệu thuyên giảm, bạn cần đến nha khoa để bác sĩ kiểm tra tình trạng vết trám, xác định nguyên nhân và đưa ra phương pháp khắc phục phù hợp.

Nếu tình trạng đau nhức kéo dài, cần thăm khám bác sĩ để được khắc phục kịp thời.
Nếu tình trạng đau nhức kéo dài, cần thăm khám bác sĩ để được khắc phục kịp thời.

Mặc dù trám răng là kỹ thuật tương đối đơn giản, hầu hết đa số các nha khoa đều thực hiện được. Nhưng để đảm bảo an toàn và tránh biến chứng xảy ra, bạn cần chọn nha khoa uy tín để đảm bảo chất lượng hiệu quả sau khi trám răng.

Như vậy, trám răng có chích thuốc tê không còn phụ thuộc vào tình trạng răng của mỗi người. Do đó, để biết chính xác, bạn cần thăm khám nha khoa uy tín nhé. Đặc biệt, bạn nên duy trì việc chăm sóc miệng đúng cách mỗi ngày để bảo vệ sức khỏe toàn diện. Nếu bạn có bất cứ thắc mắc nào, hãy liên hệ đến Top Nha Khoa để được tư vấn nhé.

=======================================

Top Nha Khoa – Chuyên cung cấp kiến thức, tin tức trong lĩnh vực nha khoa

Website: https://daisynhakhoa.vn/

Email: daisynhakhoa.vn@gmail.com

Youtube: https://www.youtube.com/@topnhakhoa

Tiktok: https://tiktok.com/topnhakhoa

Facebook: https://www.facebook.com/topnhakhoavietnam