Đau nhức răng là tình trạng mà ai cũng phải gặp ít nhất một lần trong đời. Không chỉ gây ra cảm giác khó chịu, ảnh hưởng đến công việc và sinh hoạt hằng ngày, tình trạng này còn có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn. Nhiều người thắc mắc rằng đau […]
Đau nhức răng là tình trạng mà ai cũng phải gặp ít nhất một lần trong đời. Không chỉ gây ra cảm giác khó chịu, ảnh hưởng đến công việc và sinh hoạt hằng ngày, tình trạng này còn có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn. Nhiều người thắc mắc rằng đau răng uống Efferalgan được không? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp vấn đề này, cùng theo dõi nhé!
Đau nhức răng là tình trạng phổ biến gây ảnh hưởng đến sinh hoạt và cuộc sống hàng ngày của nhiều người. Một số nguyên nhân gây ra tình trạng đau nhức răng có thể kể đến như:
Sâu răng: Sâu răng là nguyên nhân hàng đầu gây đau nhức răng. Khi vi khuẩn tấn công và phá hủy men răng, gây viêm tủy răng, người bệnh sẽ cảm thấy đau nhức dữ dội. Tình trạng này có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, đặc biệt là trẻ em và người già. Nếu không được điều trị kịp thời, sâu răng có thể tiến triển nặng và dẫn đến mất răng.
Răng ê buốt: Răng ê buốt cũng là một nguyên nhân phổ biến. Tình trạng này thường xảy ra khi răng chịu tác động vật lý hoặc do ăn thực phẩm quá cứng.
Răng nứt vỡ hoặc miếng trám răng bị vỡ: Răng nứt vỡ hoặc miếng trám răng bị vỡ cũng có thể gây đau nhức, ê buốt. Khi gặp những tình trạng này, người bệnh nên đến nha khoa ngay để được điều trị, tránh nguy cơ nhiễm trùng răng.
Áp xe răng: Áp xe răng do vi khuẩn tích tụ cũng là nguyên nhân gây đau răng. Tình trạng này thường đi kèm với viêm nướu và sâu răng. Trong trường hợp này, bác sĩ có thể điều trị bằng thuốc khử trùng, kháng sinh hoặc điều trị tủy nếu nhiễm trùng nặng.
Răng mọc kẹt – mọc lệch: Cảm giác đau răng cũng có thể xuất phát từ việc răng mọc kẹt hoặc mọc lệch. Điều này thường xảy ra khi trẻ mọc răng sữa hoặc người lớn mọc răng khôn. Đặc biệt với răng khôn, do không có đủ không gian trên cung hàm, răng có thể mắc kẹt giữa nướu và xương hàm, gây đau nhức khó chịu.
Ngoài ra, nguyên nhân gây ra tình trạng đau nhức răng còn có thể đến từ bệnh nha chu, nghiến răng, nhai liên tục hoặc các bệnh lý khác như nhiễm trùng xoang, Zona thần kinh, bệnh tiểu đường,…
Răng bị sâu là một trong những nguyên nhân gây đau nhức.
Đau răng nên uống thuốc gì?
Đau nhức răng không chỉ gây ra cảm giác khó chịu, mà còn ảnh hưởng đến các hoạt động khác như ăn uống, học tập, làm việc,… Do đó, bên cạnh thắc mắc đau răng uống Efferalgan được không, bạn cũng nên tìm hiểu về một số loại thuốc giảm đau thường được dùng trong trường hợp này. Khi đó, bạn có thể sử dụng thuốc không kê đơn để làm giảm triệu chứng đau nhức. Thuốc giảm đau nhức không kê đơn thường được chia làm 2 loại bao gồm thuốc giảm đau Paracetamol – Acetaminophen và các thuốc trị đau răng chống viêm Non-Steriod. Cụ thể như sau:
Thuốc giảm đau Paracetamol hoặc Acetaminophen: Các loại thuốc này có tác dụng giảm đau, cũng như hạ sốt khá nhanh. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng sử dụng đúng liều lượng như hướng dẫn của nhà sản xuất để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe.
Thuốc trị đau chống viêm Non-Steroid: Nhóm thuốc này thường được dùng cho các trường hợp bị ê buốt, đau nhức, sưng tấy. Một vài thuốc điển hình thuốc nhóm giảm đau chống viêm Non-Steriod là Ibuprofen, Diclofenac, Meloxicam, Etoricoxib,… Tuy nhiên, hoạt chất Non-Steriod khá mnahj nên cần được sử dụng liều lượng phù hợp.
Để giảm đau nhức, bạn có thể uống các loại thuốc giảm đau không kê đơn.
Đau răng có nên uống Efferalgan không?
Efferalgan là thuốc chứa hoạt chất Paracetamol và được sản xuất dưới dạng sủi, có tác dụng giảm đau tạm thời, hạ thân nhiệt, giảm sốt, mang đến cảm giác dễ chịu hơn cho người bệnh. Không ít người thắc mắc rằng đau răng uống Efferalgan được không. Thuốc được chỉ định cho các trường hợp bị đau nhức ở mức độ vừa và nhẹ như đau nhức cơ xương khớp, đau răng, đau đầu, đau bụng hoặc người bị sốt, cần hạ thân nhiệt để tránh biến chứng nguy hiểm.
Thuốc giảm đau Efferalgan có khả năng giúp giảm đau răng hiệu quả.
Như vậy, có thể thấy rằng thuốc Efferalgan có thể giúp giảm cảm giác đau răng. Tuy nhiên, đây chỉ là biện pháp tạm thời, để điều trị triệt để tình trạng đau nhức, bạn nên đến nha khoa để được bác sĩ thăm khám và hỗ trợ trong thời gian sớm nhất. Ngoài ra, khi sử dụng thuốc Efferalgan để giảm đau nhức răng, bạn nên tuân thủ chỉ định của bác sĩ về liều lượng và cách dùng.
Khi nào nên đi khám bác sĩ khi đau răng?
Đau răng là triệu chứng thường gặp và do rất nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra. Do đó, đa số những người gặp phải tình trạng này đều tự điều trị bằng thuốc không kê đơn. Tuy nhiên, đây chỉ là biện pháp giảm đau tạm thời. Người bệnh vẫn cần đến gặp bác sĩ nha khoa để được thăm khám và điều trị triệt để. Sau khi chấn đoán chính xác tình trạng, xác định nguyên nhân, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp nhất.
Bạn nên đến gặp bác sĩ khi cảm thấy đau nhức răng hoặc khi phát hiện đốm đen trên răng.
Nếu xuất hiện các triệu chứng dưới đây, bạn nên sắp xếp thời gian đến nha khoa càng sớm càng tốt:
Tình trạng đau răng kéo dài hơn 2 – 4 tuần.
Răng bị đau dữ dội, xuất hiện mủ hoặc tình trạng sưng tấy ở nướu răng.
Bị sâu răng hoặc chiếc răng đau có tiền sử bị sâu răng nhưng chưa được điều trị.
Cách giảm đau răng tạm thời tại nhà
Trong một số trường hợp cơn đau nhức răng diễn ra liên tục, dữ dội, bạn có thể thực hiện một số biện pháp tạm thời để giảm bớt triệu chứng. Điều này không chỉ giúp bạn cảm thấy dễ chịu hơn mà còn giúp người bệnh đảm bảo khả năng ăn nhai và sinh hoạt như bình thường:
Chườm lạnh: Đây là một trong những biện pháp giảm đau hiệu quả, dễ thực hiện mà bạn có thể tham khảo. Việc chườm lạnh có thể làm co mạch máu, làm chậm quá trình lưu thông máu đến vùng bị ảnh hưởng, từ đó giảm tê cơn đau. Bạn có thể đặt túi nước đá lên phần da bên ngoài chiếc răng đau trong vài phút.
Súc miệng với nước muối: Muối là khoáng chất có khả năng kháng khuẩn tốt. Ngoài ra, súc miệng bằng nước muối ấm còn giúp làm lỏng các mảnh vụn còn sót lại trong răng hoặc giữa các răng và làm giảm sưng tấy.
Dùng thuốc giảm đau răng: Nếu cơn đau răng xuất hiện liên tục và dữ dội hoặc đau âm ỉ kéo dài, bạn có thể dùng thuốc giảm đau để giảm bớt triệu chứng này. Nhiều người thắc mắc rằng đau răng uống Efferalgan được không thì đáp án là có thể uống được. Ngoài ra, một số loại thuốc giảm đau không kê đơn mà bạn có thể dùng trong trường hợp này là Acetaminophen, ibuprofen, aspirin,… Tuy nhiên, trước khi sử dụng cần tham khảo ý kiến chuyên gia về liều lượng để tránh ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe.
Giảm đau răng tại nhà bằng các loại thảo dược: Người bệnh cũng có thể sử dụng trà bạc hà, xạ hương hoặc lô hội để giảm bớt tình trạng đau hoặc ê buốt răng.
Bạn nên chườm lạnh để giảm đau nhức.
Thông tin trên bài đã giải đáp thắc mắc đau răng uống Efferalgan được không. Như đã đề cập, thuốc giảm đau nhức răng có thể giúp giảm cảm giác đau nhức một cách nhanh chóng, tuy nhiên, thuốc chỉ có tác dụng tạm thời. Vậy nên nếu gặp phải tình trạng này, bạn nên đến gặp bác sĩ nha khoa để được kiểm tra kỹ lưỡng, xác định nguyên nhân và điều trị triệt để. Liên hệ hotline 1900 9009 để được giải đáp.