[Hỏi Nhanh Đáp Gọn] Có bầu có niềng răng được không? 

Niềng răng là giải pháp tốt nhất để cải thiện khuyết điểm răng, áp dụng cho cả người lớn lẫn trẻ em. Tuy nhiên, nhiều khách hàng thường băn khoăn về vấn đề có bầu có niềng răng được không? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp chi tiết thắc mắc này và […]

POSTED: 26/06/2024

Nội dung đã được kiểm duyệt bởi Đội ngũ bác sỹ chuyên nghiệp

 [Hỏi Nhanh Đáp Gọn] Có bầu có niềng răng được không? 
Niềng răng là giải pháp tốt nhất để cải thiện khuyết điểm răng, áp dụng cho cả người lớn lẫn trẻ em. Tuy nhiên, nhiều khách hàng thường băn khoăn về vấn đề có bầu có niềng răng được không? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp chi tiết thắc mắc này và cung cấp những thông tin liên quan. Hãy cùng Top Nha Khoa theo dõi ngay nhé!

Có bầu có niềng răng được không?

Có bầu có niềng răng được không? Theo các chuyên gia, có bầu và niềng răng là hai khía cạnh hoàn toàn khác nhau. Vì vậy, phụ nữ có bầu vẫn niềng răng được. Tuy nhiên, mẹ bầu cần phải đáp ứng tốt các yêu cầu về sức khỏe theo khuyến nghị của bác sĩ, để đảm bảo an toàn cho sức khỏe mẹ và bé.

Về cơ bản, niềng răng là kỹ thuật chỉnh nha phổ biến hiện nay được nhiều người lựa chọn. Phương pháp sử dụng các khí cụ chỉnh nha như dây cung, mắc cài, khay niềng, thun buộc để nắn chỉnh răng mọc sai lệch, răng hô, răng móm, răng khấp khểnh,… về vị trí đúng trên cung hàm. Quá trình niềng răng chỉ tác động và làm thay đổi cấu trúc răng, nhưng không làm ảnh hưởng đến các cơ quan khác trong cơ thể. Do đó, chỉnh nha khi mang thai được bác sĩ giỏi chuyên môn, nhiều năm kinh nghiệm trực tiếp thực hiện sẽ không gây ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi.

Có bầu hoàn toàn có thể niềng răng nếu được thực hiện bởi bác sĩ giỏi.
Có bầu hoàn toàn có thể niềng răng nếu được thực hiện bởi bác sĩ giỏi.

Niềng răng là một quá trình phức tạp cần khoảng thời gian nhất định để nắn chỉnh răng về vị trí mong muốn trên cung hàm theo kế hoạch điều trị của bác sĩ. Thông thường, thời gian niềng răng kéo dài trung bình khoảng 1-3 năm, nhưng thời gian này còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: tình trạng răng, phương pháp niềng răng áp dụng. Trong khoảng thời gian này, mọi người cần đến bác sĩ thăm khám định kỳ để theo dõi tiến độ dịch chuyển răng. Điều này, có thể gây bất tiện cho phụ nữ mang thai. Bên cạnh đó, trong những ngày đầu khi bước vào quá trình niềng răng, đôi khi gây đau nhức, khó chịu, ăn uống khó khăn khiến cơ thể mẹ bầu thiếu dưỡng chất trong giai đoạn thai kỳ.

Qua những phân tích trên, chúng ta có thể thấy rằng, niềng răng khi đang mang thai có thể thực hiện, tuy nhiên cần sự cẩn trọng và được theo dõi chặt chẽ từ bác sĩ. Bên cạnh đó, chị em cần có kế hoạch niềng răng và mang bầu để đảm bảo an toàn tuyệt đối cho sức khỏe. Ngoài ra, hãy chủ động tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn cụ thể.

Xem thêm => Khi niềng răng có ảnh hưởng đến thần kinh hay không?

Thời điểm nào niềng răng phù hợp cho bà bầu?

Bên cạnh quan tâm đến vấn đề có bầu niềng răng được không, nhiều chị em còn thắc mắc thời điểm nào niềng răng phù hợp cho bà bầu. Theo các chuyên gia, thời điểm tốt nhất, thích hợp nhất để mẹ bầu niềng răng là sau khi sinh em bé. Nếu niềng răng, mẹ bầu không cần phải lo lắng quá trình chỉnh nha ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi. Lý do được giải thích như sau cụ thể như:

  • Trong 3 tháng đầu thai kỳ, đây là giai đoạn quan trọng nhất cho sự phát triển của thai nhi. Do đó, các bác sĩ thường hạn chế các can thiệp các biện pháp nha khoa, bao gồm cả niềng răng để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của mẹ và bé.
  • Trong 3 tháng giữa thai kỳ, mẹ bầu có thể thực hiện niềng răng, tuy nhiên cần được theo dõi sát sao và cân nhắc kỹ lưỡng các nguy cơ ngoài mong muốn có thể xảy ra. 
  • Trong 3 tháng cuối thai kỳ, nếu mẹ bầu can thiệp niềng răng lúc này cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ. Vì vậy, chị em nên hạn chế niềng răng trong giai đoạn này.
Thời điểm thích hợp nhất để mẹ bầu niềng răng là sau khi sinh con.
Thời điểm thích hợp nhất để mẹ bầu niềng răng là sau khi sinh con.

Mẹ bầu nên niềng răng sau khi sinh con, tuy nhiên thời điểm lý tưởng để niềng răng sau sinh thường là 3 tháng, khi tình trạng sức khỏe mẹ đã ổn định và bé có chế độ ăn uống riêng. Ngoài ra, sau khi sinh con, bạn có nhiều thời gian để nghỉ ngơi, hạn chế các công việc nặng. Do đó, quá trình chỉnh nha diễn ra thuận lợi hơn, rút ngắn thời gian điều trị để đạt được hiệu quả như mong muốn.

Xem thêm => Quá trình niềng răng có làm môi bớt dày hay không?

Chăm sóc răng miệng như thế nào khi mang thai và đang niềng răng?

Việc mang thai và niềng răng đồng thời có thể mang đến một số thách thức cho quá trình chăm sóc răng miệng của mẹ bầu. Tuy nhiên, với sự chăm sóc cẩn thận và đúng cách, bạn hoàn toàn có thể duy trì sức khỏe răng miệng tốt cho cả bản thân và thai nhi. Dưới đây là một số lời khuyên cụ thể:

Vệ sinh răng miệng

Chăm sóc sức khỏe răng miệng khi mang thai và niềng răng là điều vô cùng quan trọng. Mẹ bầu cần chải răng ít nhất 2 lần mỗi ngày bằng bàn chải lông mềm và kem đánh răng có chứa fluoride với hàm lượng phù hợp. Chải răng nhẹ nhàng trong ít nhất 2 phút, đảm bảo chải kỹ tất cả các bề mặt của răng, giữa mắc cài.

Bên cạnh đó, mẹ bầu nên kết hợp dùng chỉ nha khoa ít nhất 1 lần mỗi ngày giúp loại bỏ mảng bám và thức ăn thừa giữa các kẽ răng, vị trí mà bàn chải không thể tiếp cận được. Nhoài ra, súc miệng bằng nước muối sinh lý hoặc nước súc miệng không chứa cồn giúp làm sạch khoang miệng và giảm nguy cơ viêm nướu. Nước súc miệng giúp loại bỏ vi khuẩn gây mùi hôi khó chịu và mang lại hơi thở thơm mát suốt thời gian dài.

Chăm sóc răng miệng cho bà bầu cần được thực hiện kỹ lưỡng để loại bỏ hoàn toàn mảng bám thức ăn.
Chăm sóc răng miệng cho bà bầu cần được thực hiện kỹ lưỡng để loại bỏ hoàn toàn mảng bám thức ăn.

Chế độ ăn uống

Việc xây dựng chế độ ăn uống cho mẹ bầu khi niềng răng có vai trò rất quan trọng giúp cung cấp dưỡng chất đầy đủ cần thiết cho cơ thể và tránh làm ảnh hưởng đến kết quả chỉnh nha.

  • Loại bỏ các loại thức ăn dai, dẻo, cứng ra khỏi thực đơn ăn uống hằng ngày để tránh làm ảnh hưởng đến các khí cụ niềng răng.
  • Ưu tiên các loại thực phẩm mềm, dễ nhai, dễ nuốt, dễ tiêu hóa.
  • Tăng cường bổ sung rau củ quả, sữa và chế phẩm từ sữa, thực phẩm chứa nhiều canxi, vitamin để tăng cường sức khỏe cho mẹ bầu và em bé.
  • Nên bổ sung vào chế độ ăn uống hằng ngày các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể như Omega-3 và Omega-6 để nâng cao sức khỏe răng miệng của mẹ bầu khi đang niềng răng.
  • Hạn chế các loại thực phẩm có chứa nhiều đường hoặc thực phẩm có tính axit cao để tránh gây hại đến men răng.
Bổ sung Omega-3 và các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể để nâng cao sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi
Bổ sung Omega-3 và các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể để nâng cao sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi

Khám nha khoa định kỳ

Mẹ bầu cần tái khám thường xuyên để bác sĩ theo dõi sức khỏe của thai nhi và quá trình dịch chuyển răng. Đồng thời, kiểm tra sức khỏe răng miệng tổng thể nhằm phát hiện và điều trị kịp thời những vấn đề về răng miệng nếu có.

Chăm sóc răng miệng khi mẹ bầu niềng răng rất quan trọng để bảo vệ sức khỏe của mẹ và bé. Hãy tuân thủ những lời khuyên về cách chăm sóc răng miệng để duy trì nụ cười khỏe đẹp và tự tin nhé.

Xem thêm => Niềng răng có thật sự phải phẫu thuật thẩm mỹ không?

Có cần thông báo với bác sĩ nha khoa về việc mang thai không?

Thông báo cho bác sĩ nha khoa về việc mang thai là điều rất quan trọng, vì khi mang thai, phụ nữ có thể gặp phải một số vấn đề răng miệng như viêm nướu thai kỳ, sâu răng do thay đổi nội tiết tố. Trong giai đoạn này đeo niềng khi mang thai có thể khiến việc vệ sinh răng miệng trở nên khó khăn hơn, do đó làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề răng miệng nói trên.

Bên cạnh đó, một số thủ thuật niềng răng như nhổ răng và chụp X-quang có thể tiềm ẩn nhiều nguy cơ cho thai nhi. Ngoài ra, việc sử dụng một số loại thuốc trong quá trình niềng có thể không an toàn đối với phụ nữ mang thai.

Bạn cần thông báo với bác sĩ về việc mang thai.
Bạn cần thông báo với bác sĩ về việc mang thai.

Vì vậy, bác sĩ cần biết bạn đang mang thai để đánh giá các nguy cơ tiềm ẩn và đưa ra quyết định có nên tiếp tục niềng răng hay không. Đồng thời, điều chỉnh kế hoạch điều trị phù hợp để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé. Song song với đó, bác sĩ cũng chỉ định sử dụng các loại thuốc và phương pháp điều trị phù hợp. Đặc biệt, cho bạn lời khuyên về cách chăm sóc răng miệng tốt nhất trong thời gian thai kỳ.

Phương pháp niềng răng an toàn cho mẹ bầu

Mang thai có nên niềng răng không? Hiện nay trên thị trường, các biện pháp an toàn cho mẹ bầu khi niềng răng được áp dụng là niềng răng mắc cài và niềng răng trong suốt invisalign. Niềng răng trong suốt Invisalign cho bà bầu được bác sĩ khuyến nghị nên áp dụng.

Chỉnh nha bằng khay niềng trong suốt sở hữu nhiều ưu điểm vượt trội:

  • Khay niềng có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, vật liệu an toàn, lành tính được chứng nhận an toàn cho cả sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi.
  • Khay niềng được thiết kế mềm, dỏe, ôm sát khung răng không chỉ mang tính thẩm mỹ cao, mà còn hạn chế cảm giác đau nhức và khó chịu.
  • Thuận tiện tháo lắp, dễ dàng vệ sinh răng miệng hiệu quả, ăn uống thoải mái.
  • Hạn chế việc thăm khám thường xuyên như các phương pháp niềng răng khác, giúp mẹ bầu hạn chế tối đa việc đi lại.
Niềng răng trong suốt là giải pháp an toàn dành cho mẹ bầu.
Niềng răng trong suốt là giải pháp an toàn dành cho mẹ bầu.

Tuy nhiên niềng răng trong suốt không phải là lựa chọn phù hợp cho tất cả mọi trường hợp răng miệng. Tốt nhất khi có ý định niềng răng, bạn cần lựa chọn địa chỉ niềng răng uy tín cho phụ nữ mang thai để được bác sĩ thăm khám, dựa vào tình trạng răng cụ thể bác sĩ sẽ tư vấn phương pháp niềng răng phù hợp nhất.

Hy vọng những thông tin trong bài viết trên giúp bạn giải đáp thắc mắc có bầu niềng răng được không. Mặc dù bạn vẫn có thể niềng răng khi đang có bầu, tuy nhiên có thể bạn sẽ gặp phải một số vấn đề phiền toái trong quá trình chỉnh nha. Do đó, tốt nhất bạn nên có kế hoạch có bầu và niềng răng thích hợp để đảm bảo an toàn tuyệt đối. Để được tư vấn chi tiết, vui lòng liên hệ đến hotline 1900 9009 của Top Nha Khoa để được tư vấn cùng đội ngũ bác sĩ hàng đầu.

=======================================

Top Nha Khoa – Chuyên cung cấp kiến thức, tin tức trong lĩnh vực nha khoa

Website: https://daisynhakhoa.vn/

Email: daisynhakhoa.vn@gmail.com

Địa chỉ: 108 Đ. Bạch Đằng, Phường 24, Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh

Đánh giá bài viết