[Sự Thật] Niềng răng có phẫu thuật thẩm mỹ không?

Niềng răng là phương pháp chỉnh nha giúp cải thiện mọi khuyết điểm về răng thưa, răng móm, răng khấp khểnh và mang đến hàm răng đều đặn, nụ cười tự tin. Tuy nhiên, nhiều người luôn thắc mắc niềng răng có phẫu thuật thẩm mỹ không? Bài viết dưới đây cung cấp thông tin […]

POSTED: 19/06/2024
 [Sự Thật] Niềng răng có phẫu thuật thẩm mỹ không?
Niềng răng là phương pháp chỉnh nha giúp cải thiện mọi khuyết điểm về răng thưa, răng móm, răng khấp khểnh và mang đến hàm răng đều đặn, nụ cười tự tin. Tuy nhiên, nhiều người luôn thắc mắc niềng răng có phẫu thuật thẩm mỹ không? Bài viết dưới đây cung cấp thông tin giải đáp chi tiết vấn đề này. Mời bạn cùng Top Nha Khoa theo dõi ngay!

Niềng răng là gì?

Về cơ bản, niềng răng hay còn gọi là chỉnh nha, là phương pháp sử dụng các khí cụ nha khoa chuyên dụng như dây cung, mắc cài, khay niềng,… tác động lên răng một lực để dịch chuyển răng về vị trí mong muốn. Nhờ đó, bạn sẽ sở hữu hàm răng đều đặn, nụ cười như ý. Không chỉ vậy, niềng răng có khả năng cải thiện chức năng ăn nhai, giúp bạn phát âm tốt hơn và bảo vệ sức khỏe răng miệng toàn diện.

Niềng răng là phương pháp chỉnh nha giúp nắn chỉnh răng về vị trí đúng trên cung hàm.
Niềng răng là phương pháp chỉnh nha giúp nắn chỉnh răng về vị trí đúng trên cung hàm.

Trên thực tế, niềng răng được khuyến cáo áp dụng cho các trường hợp như: răng hô, răng móm, răng khấp khểnh, răng thưa, lệch khớp cắn,… Theo các chuyên gia, độ tuổi thích hợp để niềng răng là từ 12-16 tuổi. Vì lúc này, trẻ đang trong giai đoạn thay răng sữa và ổn định răng vĩnh viễn, cấu trúc xương hàm chưa ổn định. Niềng răng trong độ tuổi vàng này có thể giúp việc nắn chỉnh răng một cách dễ dàng hơn, cho kết quả nhanh chóng và rút ngắn thời gian chỉnh nha.

Tuy nhiên, trong trường hợp nếu qua độ tuổi vàng, bạn vẫn hoàn toàn có thể niềng răng. Theo đó, các bác sĩ khuyến khích mọi người nên niềng răng trước 35 tuổi. Sau độ tuổi này việc niềng răng cần được theo dõi sát sao của bác sĩ.

Xem thêm => Quá trình niềng răng có tiêm thuốc tê hay không?

Phẫu thuật thẩm mỹ là gì?

Phẫu thuật thẩm mỹ là chuyên ngành thuộc lĩnh vực y học liên quan đến việc phục hồi, tái tạo hoặc thay đổi hình dạng, cấu trúc của cơ thể nhằm cải thiện tính thẩm mỹ và phục hồi chức năng của các bộ phận cơ thể. Phẫu thuật thẩm mỹ bao gồm:

  • Phẫu thuật thẩm mỹ tạo hình là việc khôi phục, cải thiện chức năng của các bộ phận cơ thể bị tổn thương do bẩm sinh, tai nạn hoặc bệnh tật như: phẫu thuật tái tạo vú sau mastectomy, phẫu thuật hở hàm ếch,…
  • Phẫu thuật thẩm mỹ chỉnh hình nhằm thay đổi hình dạng, cấu trúc của các bộ phận của cơ thể nhằm cải thiện tính thẩm mỹ như nâng mũi, cắt mí, gọt mặt.
Phẫu thuật thẩm mỹ thay đổi hình dạng, cấu trúc của cơ thể nhằm cải thiện tính thẩm mỹ.
Phẫu thuật thẩm mỹ thay đổi hình dạng, cấu trúc của cơ thể nhằm cải thiện tính thẩm mỹ.

Phẫu thuật thẩm mỹ giúp cải thiện những khuyết điểm trên cơ thể, xóa bỏ mắc cảm giúp mọi người sở hữu ngoại hình lý tưởng, tăng tự tin khi giao tiếp, nâng cao chất lượng cuộc sống.

Xem thêm => Khi niềng răng có tiêm filler được không?

Niềng răng có phải phẫu thuật thẩm mỹ không?

Niềng răng và phẫu thuật thẩm mỹ đều là những phương pháp giúp cải thiện ngoại hình tuy nhiên về bản chất, chúng có sự khác biệt về quy trình thực hiện cũng như mục đích

Về bản chất niềng răng là việc sử dụng các khí cụ chuyên dụng để dịch chuyển răng về đúng vị trí mong muốn, lực tác động lên răng nhẹ nhàng và dịch chuyển răng trong một khoảng thời gian nhất định theo kế hoạch của bác sĩ. Niềng răng là phương pháp không sử dụng dao kéo, không xâm lấn hay tổn thương đến cấu trúc xương, mô mềm. Do đó, niềng răng không phải phẫu thuật thẩm mỹ.

Niềng răng không phải phẫu thuật thẩm mỹ.
Niềng răng không phải phẫu thuật thẩm mỹ.

Tuy nhiên, trong một số trường hợp phức tạp, cả răng và hàm đều có vấn đề, việc kết hợp giữa niềng răng và phẫu thuật sẽ mang lại kết quả lại kết quả tối ưu. Dưới đây là một số trường hợp cần phẫu thuật chỉnh nha

  • Răng hô, móm do tình trạng xương hàm phát triển quá mức.
  • Răng lệch lạc nặng, phương pháp niềng răng không mang lại hiệu quả.
  • Răng hô, móm, kèm theo các vấn đề về khớp cắn.
  • Răng hô, móm do chấn thương.

Niềng răng có phẫu thuật hay không còn phù thuộc vào tình trạng răng miệng cụ thể của mỗi người. Nếu bạn đang gặp phải các vấn đề về răng miệng, hãy đến nha khoa uy tín để được bác sĩ thăm khám, kiểm tra tổng quát và tư vấn phương pháp điều trị phù hợp, đảm bảo an toàn và mang lại hiệu quả cao.

Xem thêm => Niềng răng có tiến hành chụp x-quang được không?

Lợi ích của việc niềng răng

Hiện nay, niềng răng là giải pháp chỉnh nha được nhiều người lựa chọn do mang lại nhiều lợi ích. Cụ thể là:

Cải thiện chức năng ăn nhai

Răng có chức năng đảm nhận nhiệm vụ cắn, xé, nhai và nghiền nát thức ăn trước khi đưa xuống dạ dày. Tình trạng răng lệch lạc, khấp khểnh, sai khớp cắn khiến việc ăn nhai trở nên khó khăn hơn, chức năng ăn nhai suy giảm. Điều này khiến thức ăn chưa được nghiền nát, tạo áp lực lên hệ tiêu hóa khiến chúng phải hoạt động nhiều hơn. Vì vậy, sau khi niềng răng, các răng đã được nắn chỉnh về đúng vị trí trên cung hàm, cải thiện chức năng ăn nhai đáng kể.

Niềng răng giúp nắn chỉnh răng sai lệch, mang đến hàm răng đều, đẹp cải thiện chức năng ăn nhai.
Niềng răng giúp nắn chỉnh răng sai lệch, mang đến hàm răng đều, đẹp cải thiện chức năng ăn nhai.

Tăng tính thẩm mỹ khuôn mặt

Sau khi niềng răng, khớp cắn được điều chỉnh về vị trí lý tưởng. Nhờ đó, gương mặt hài hòa và thon gọn. Hàm răng khắc phục hoàn toàn các khuyết điểm, răng đều đặn, mang đến cho bạn nụ cười tự tin và rạng rỡ.

Chăm sóc răng miệng dễ dàng hơn

Răng hô, móm, răng lệch lạc, khấp khểnh tạo ra các kẽ hở, khiến thức ăn dễ dàng bám dính và tích tụ. Niềng răng sắp xếp răng về vị trí cân đối, sở hữu hàm răng đều đặn giúp cho việc chăm sóc răng miệng trở nên dễ dàng hơn, bạn có thể dễ dàng sử dụng bàn chải lông mềm để tiếp cận từng kẽ răng, loại bỏ hoàn toàn mảng bám và thức ăn dư thừa một cách hiệu quả. 

Hạn chế nguy cơ trồng răng giả

Đối với một số trường hợp mất một hoặc vài chiếc răng trên cung hàm, việc niềng răng có thể di chuyển các răng còn lại đóng vùng khoảng trống mất răng. Do đó, niềng răng là giải pháp thay thế cho việc trồng răng giả.

Niềng răng có thể đóng vùng khoảng trống mất răng, hạn chế việc trồng răng giả.
Niềng răng có thể đóng vùng khoảng trống mất răng, hạn chế việc trồng răng giả.

Phòng ngừa các bệnh lý răng miệng

Răng mọc sai lệch trên cung hàm khiến thức ăn dễ mắc kẹt lại ở kẽ răng, nếu không được vệ sinh kỹ lưỡng, lâu ngày vi khuẩn tích tụ, phát triển mạnh mẽ, gây ra các bệnh lý răng miệng như: sâu răng, viêm lợi, viêm nướu, hôi miệng. Vì vậy, trong trường hợp bạn mắc phải các khuyết điểm răng, hãy đến bác sĩ thăm khám, niềng răng càng sớm càng tốt để phòng ngừa các bệnh lý răng miệng xảy ra.

Cải thiện phát âm

Giọng nói của chúng ta bị chi phối bởi các yếu tố như răng, lưỡi và môi. Khi gặp phải tình trạng răng mọc không đều, khiến phát âm không chuẩn, nói ngọng. Tuy nhiên, sau khi niềng răng, răng được sắp xếp về vị trí đúng trên cung hàm, khớp cắn chuẩn giúp bạn phát âm tròn vành rõ chữ, tăng khả năng giao tiếp.

Những câu hỏi thường gặp

Không chỉ quan tâm đến vấn đề niềng răng có phải phẫu thuật thẩm mỹ không, nhiều người còn thắc mắc một số vấn đề dưới đây:

Niềng răng có đau không?

Niềng răng sử dụng các khí cụ chỉnh nha như dây cung, mắc cài, khay niềng điều chỉnh răng về vị trí đúng trên cung hàm, mang đến hàm răng đều đặn, thẳng hàng và chuẩn khớp cắn. 

Trong quá trình niềng răng, lực siết từ dây cung kéo răng dịch chuyển sẽ tạo ra lực ma sát khiến bạn có cảm giác hơi ê buốt. Tuy nhiên, cảm giác này sẽ diễn ra trong một vài ngày đầu tiên, nhưng khi bạn đã quen với các khí cụ chỉnh nha, cảm giác này dần mất đi. Bên cạnh đó, hiện nay công nghệ niềng răng hiện đại với nhiều cải tiến vượt bậc, bác sĩ sẽ tính toán và hạn chế tối đa tình trạng đau nhức răng, nhưng vẫn đảm bảo kết quả niềng răng.

Khi niềng răng, lực siết từ các khí cụ chỉnh nha đôi khi gây cảm giác ê buốt.
Khi niềng răng, lực siết từ các khí cụ chỉnh nha đôi khi gây cảm giác ê buốt.

Quá trình niềng răng có những giai đoạn nhất định bạn sẽ có cảm giác ê buốt, cụ thể là:

  • Khi tách kẽ răng: Tách kẽ răng trước khi gắn mắc cài giúp tạo khoảng trống để các răng trên cung hàm dịch chuyển trong quá trình niềng răng. Sau khi tách kẽ, bạn sẽ có cảm giác ê buốt răng, cộm, khó chịu, một số trường hợp còn bị đau khi ăn nhai. Tuy nhiên, cảm giác này cũng sẽ giảm dần, vì vậy bạn không nên quá lo lắng.
  • 1 tuần sau khi gắn mắc cài: Trong khoảng 1-2 tuần đầu tiên sau gắn mắc cài sẽ xảy ra tình trạng các khí cụ chỉnh nha khiến bạn cảm khó chịu, vướng víu, cộm cấn khi ăn nhai hoặc trong quá trình bạn giao tiếp. Lúc này bạn có thể có cảm giác bị ê buốt, âm ý. Tuy nhiên, cảm giác đau nhức này còn tùy thuộc vào cơ địa và độ nhạy cảm răng của mỗi người. Thực tế, có một số trường hợp không phải trải qua tình trạng đau nhức.
  • Ngoài ra, trong trường hợp bạn nhổ răng để tạo khoảng trống dịch chuyển răng về vị trí mong muốn, hoặc thời điểm bạn tái khám siết răng định kỳ cũng có thể khiến bạn có cảm giác đau nhức răng.

Niềng răng loại nào tốt?

Niềng răng là kỹ thuật nha khoa quan trọng, ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể. Ngoài ra, quá trình niềng răng đòi hỏi bạn cần phải kiên trì khoảng thời gian dài, chi phí cao lên tới hàng chục triệu đồng, thậm chí hàng trăm triệu đồng. Do đó, nhiều người luôn quan tâm đến niềng răng loại nào tốt.

Thực tế, mỗi loại niềng răng có ưu điểm và nhược điểm riêng. Có thể nhận thấy rằng, niềng răng mắc cài kim loại mang lại hiệu quả cao, chi phí thấp, tuy nhiên tính thẩm mỹ không cao. Niềng răng trong suốt đảm bảo tính thẩm mỹ cao, tiện lợi, có thể tháo lắp, dễ dàng vệ sinh răng miệng, nhưng chi phí tương đối cao.

Mỗi loại niềng răng có ưu điểm khác nhau, bạn cần thăm khám để được bác sĩ tư vấn loại tốt nhất nhé.
Mỗi loại niềng răng có ưu điểm khác nhau, bạn cần thăm khám để được bác sĩ tư vấn loại tốt nhất nhé.

Để chọn được phương pháp niềng răng phù hợp và tốt nhất cho tình trạng răng miệng của mình, bạn cần thăm khám bác sĩ để được tư vấn. Trong trường hợp nếu bạn gặp phải các vấn đề về răng miệng như: sâu răng, viêm nướu,… cần được điều trị dứt điểm trước khi niềng răng.

Niềng răng mất bao lâu?

Thời gian niềng răng bao lâu còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố. Thông thường, trong các trường hợp niềng răng không cần phải nhổ răng, thời gian chỉnh nha khoảng 18 tháng. Tuy nhiên, nếu nhổ răng, thời gian trung bình khoảng 24 tháng. Bên cạnh đó, thời gian tháo niềng cũng tùy thuộc vào từng độ tuổi. Niềng răng càng sớm, thời gian tháo niềng càng nhanh.

Bài viết trên giúp bạn giải đáp thắc mắc niềng răng có phải phẫu thuật thẩm mỹ không. Hy vọng bạn có thêm kiến thức nha khoa hữu ích. Nếu bạn gặp phải vấn đề về răng miệng, hãy đến bác sĩ thăm khám để điều trị kịp thời, sớm sở hữu hàm răng đẹp và nụ cười tự tin nhé. Để được giải đáp thắc mắc và tư vấn chi tiết, bạn hãy liên hệ đến hotline 1900 9009 của Top Nha Khoa để được tư vấn nhanh chóng.

=======================================

Top Nha Khoa – Chuyên cung cấp kiến thức, tin tức trong lĩnh vực nha khoa

Website: https://daisynhakhoa.vn/

Email: daisynhakhoa.vn@gmail.com

Địa chỉ: 108 Đ. Bạch Đằng, Phường 24, Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh

Đánh giá bài viết