4 Cách làm trắng răng bị ố đen chi tiết theo từng mức độ hiệu quả

Răng bị ố đen là tình trạng không ít người mắc phải, gây mất thẩm mỹ, ngại giao tiếp, tự ti khi cười. Tuy nhiên, bằng những phương pháp đơn giản, người bệnh có thể loại bỏ các mảng bám ố đen trên răng nhanh chóng. Tham khảo bài viết sau đây của Kiến thức […]

POSTED: 27/03/2024
 4 Cách làm trắng răng bị ố đen chi tiết theo từng mức độ hiệu quả
Răng bị ố đen là tình trạng không ít người mắc phải, gây mất thẩm mỹ, ngại giao tiếp, tự ti khi cười. Tuy nhiên, bằng những phương pháp đơn giản, người bệnh có thể loại bỏ các mảng bám ố đen trên răng nhanh chóng. Tham khảo bài viết sau đây của Kiến thức Nha khoa để tìm cách làm trắng răng bị ố đen hiệu quả và an toàn nhất bạn nhé!

cách làm trắng răng bị ố đen

Nguyên nhân khiến răng bị ố đen

Trước khi tìm hiểu những cách làm trắng răng bị ố đen, hãy cùng xác định những nguyên nhân gây ra tình trạng này. Từ đó, bạn sẽ có căn cứ để tìm cách xử trí nhanh chóng và hiệu quả nhất.

Nguyên nhân

Răng bị ố đen chủ yếu hình thành từ những cao răng vàng thông thường. Sau thời gian dài không được loại bỏ, chúng chuyển dần sang màu xanh, nâu đen khiến răng bị mất thẩm mỹ và gây nguy cơ xuất hiện nhiều bệnh lý răng miệng nghiêm trọng. Tình trạng này còn có thể hình thành bởi nhiều nguyên nhân như:

nguyên nhân răng ố đen

  • Sâu răng: Sâu răng khoáng hóa hay tiến triển đều khiến răng xuất hiện những lỗ, vết đen. Ở trường hợp bị sâu răng khoáng hóa, các đốm đen xuất hiện dọc theo đường trũng tại mặt nhai của răng. Trong khi đó, trường hợp sâu răng tiến triển thì răng sẽ xuất hiện một vài lỗ thủng trên bề mặt men răng.
  • Mảng bám lâu ngày: Việc không vệ sinh răng miệng sạch sẽ sau ăn khi ăn sẽ để lại các mảng bám quanh thân răng và dưới nướu. Lâu ngày không được loại bỏ, chúng có thể chuyển sang màu nâu đen.
  • Thuốc lá và các thực phẩm sẫm màu: Mảng bám trên răng rất dễ hấp thụ các sắc tố. Vì vậy, người hay hút thuốc lá hoặc ăn các thực phẩm sẫm màu sẽ dễ xuất hiện vệt ố đen trên răng.
  • Men răng yếu: Men răng yếu hoặc thiếu sản men răng gây dễ khiến răng bị ố đen.
  • Lạm dụng flour hoặc thuốc kháng sinh: Chấm đen hoặc lốm đốm có thể xuất hiện khi lạm dụng lâu ngày flour hoặc thuốc kháng sinh.

Nhìn chung, nguyên nhân khiến răng gặp mảng bám đen, ố màu chủ yếu xuất phát từ những thói quen xấu trong sinh hoạt hằng ngày. Một số trường hợp hiếm có thể do cơ địa người bệnh. 

Tác hại

tác hại răng bị ố đen
Vôi răng nâu đen thường gây ra tình trạng mùi hôi miệng khó chịu

Như vậy, mảng bám đen trên răng là biến thể nặng của cao răng thông thường. Khi không được loại bỏ sớm, chúng sẽ gây ra nhiều tác hại xấu cho răng miệng. Điển hình như:

  • Gây viêm nướu, viêm nha chu: Vi khuẩn có trong cao răng nâu đen sẽ phá hủy dần men răng, lan xuống nướu gây ra tình trạng viêm nướu. Lâu ngày không được điều trị sẽ dẫn đến viêm nha chu.
  • Gây hôi miệng: Cao răng khi đã chuyển sang màu nâu, đen tức là lượng vi khuẩn tích tụ đã khá lớn. Trong đó không tránh khỏi các vi khuẩn gây mùi. Vì vậy, răng ố đen có thể kèm theo việc miệng có mùi hôi khó chịu, khiến người bệnh bị tự ti trong giao tiếp.
  • Khiến nướu tụt, tiêu xương, mất răng: Vôi răng bị đen sẽ làm đứt gãy những liên kết giữa thân răng và nướu, lâu dần sẽ gây ra tình trạng tụt nướu. Nướu không khỏe cộng với sự tấn công của vi khuẩn có thể gây tiêu xương răng. Nếu không được điều trị kịp thời có thể gây mất răng.

Tóm lại, chăm sóc răng miệng không tốt có thể gây ra tình trạng răng bị ố đen. Nếu tình trạng này kéo dài và không được xử trí kịp thời bởi cách làm trắng răng bị ố đen phù hợp, sức khỏe răng miệng có thể bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Xem thêm => 5 cách làm trắng răng đạt hiệu quả cao mà ai cũng có thể làm được

Các mức độ răng bị ố đen và phương pháp điều trị

Để sử dụng cách làm trắng răng bị ố đen phù hợp nhất, người dùng cần xác định được tình trạng ố đen do nguyên nhân gì và mức độ nhiễm màu. Dưới đây là các mức độ ố đen và các phương án điều trị phù hợp.

Mức độ răng bị ố đen

Tùy theo màu sắc của mảng bám, số lượng, độ dày của cao răng và nguyên nhân gây ra tình trạng răng ố đen, bạn có thể đánh giá được mức độ răng bị ố đen và chọn phương pháp điều trị phù hợp. Theo đó, chúng ta có thể phân loại các mức độ ố đen thành những nhóm như sau:

các mức độ răng bị ố đen
Răng bị ố đen ở mức độ nhẹ với các đốm nhỏ xuất hiện trên bề mặt răng
  • Răng bị có đốm đen nhẹ: Răng bị sâu đốm đen li ti, hoặc mảng bám ít, ngả màu vàng nâu hoặc đen. Tình trạng mảng bám này mới xuất hiện hoặc xuất hiện chỉ ở một vài răng.
  • Răng bị đốm đen nhiều và nặng: Cao răng đen xuất hiện nhiều và dày, cứng, chuyển sang màu đen sậm. Cao răng đen xuất hiện lâu ngày, bám chặt trên răng và có mặt ở hầu hết các răng.
  • Răng bị đốm đen do các nguyên nhân không phải mảng bám: Tình trạng răng nhiễm màu đen không phải do mảng bám mà là do tác dụng phụ của thuốc, thiếu sản men răng hoặc do lạm dụng sử dụng flour.

Phương pháp điều trị tại nhà

Nếu răng có chỉ có ít mảng bám bên ngoài, xuất hiện từ việc vệ sinh răng miệng kém, sử dụng các thực phẩm sẫm màu và hút thuốc lá, bạn có thể áp dụng các cách làm trắng răng bị ố đen tại nhà như sau:

cách làm trắng răng bị ố đen
Dùng chanh, muối, baking soda để làm trắng răng bị ố đen
  • Sử dụng chanh: Chanh có khả năng khử khuẩn và tính axit cao. Đặc biệt, nước cốt chanh có thể khử mùi, khử khuẩn và làm trắng răng hiệu quả. Bạn có thể kiên trì làm trắng răng bằng ngậm nước cốt chanh mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 3 – 5 phút và súc miệng lại cùng nước sạch.
  • Dùng muối: Muối có khả năng làm sạch, khử khuẩn khoang miệng hiệu quả. Vì vậy, bạn có thể đánh răng bằng muối (hoặc kết hợp muối với nước cốt chanh) mỗi ngày 2 lần, mỗi lần trong khoảng 2-3 phút và súc lại miệng cùng nước sạch để loại bỏ các mảng bám đen. 
  • Sử dụng baking soda: Dùng kem đánh răng kết hợp với baking soda là phương pháp làm trắng răng ố đen khá hữu hiệu. Bạn có thể dùng hỗn hợp này chải răng đều đặn mỗi ngày 2 lần để loại bỏ mảng bám nâu đen “cứng đầu”. Lưu ý chọn tỉ lệ baking soda phù hợp để tránh làm mòn men răng. Đồng thời, thực hiện đều đặn mỗi ngày để cảm nhận rõ nét hiệu quả.

Nhìn chung, các phương pháp làm sạch cao răng đen, sẫm màu tại nhà sẽ mất khá nhiều thời gian, cần cẩn trọng hàm lượng axit khi thực hiện. Đồng thời, người dùng cần phải kiên trì thực hiện nhiều lần để hiệu quả làm trắng được như mong đợi. 

Phương pháp điều trị tại nha khoa

Trên thực tế, các cách làm trắng răng bị ố đen tại nhà bằng các phương pháp tự nhiên như chanh, baking soda, muối,… chỉ có thể loại bỏ mảng bám đang ở mức độ ít, mới bám vào răng thời gian ngắn. Chưa kể, nếu không cẩn thận và sử dụng các nguyên liệu có tính axit mạnh có thể khiến men răng bị tổn thương. Vì vậy, trường hợp mảng bám đen lâu ngày, xuất hiện nhiều,… tốt nhất bạn nên đến các nha khoa uy tín để được hỗ trợ điều trị, can thiệp kịp thời.

Loại bỏ cao răng đen và làm trắng răng tại các nha khoa sẽ đảm bảo hơn về độ an toàn. Đồng thời, thời gian điều trị cũng sẽ nhanh chóng hơn. Theo đó, các bác sĩ nha khoa sẽ thực hiện các biện pháp như loại bỏ cao răng, làm trắng răng bằng các công nghệ tiên tiến. Tại đây, các chuyên gia sẽ dùng dụng cụ nha khoa chuyên dụng và tác động trực tiếp vào các mảng bám đen. Nhờ đó, vôi răng sậm màu sẽ bong ra nhanh chóng.

Đồng thời, nếu bạn muốn tăng tính thẩm mỹ cho răng, bác sĩ sẽ tư vấn làm trắng răng bằng các công nghệ hiện đại. Trong đó, công nghệ sử dụng tia laser để làm trắng răng được coi là hiệu quả và an toàn với men răng nhất. Với thời gian thực hiện nhanh chóng, răng sẽ cải thiện màu sắc hiệu quả sau khi thực hiện.

Chăm sóc răng miệng sau khi làm trắng

Để phòng ngừa và ngăn cao răng đen quay lại sau khi làm trắng, hãy duy trì những thói quen chăm sóc và bảo vệ răng miệng. Dưới đây là một số cách cách chăm sóc răng miệng hữu hiệu bạn có thể tham khảo:

chăm sóc răng miệng sau khi làm trắng
Chải răng nhẹ nhàng và đúng cách bằng bàn chải lông mềm
  • Chải răng đúng cách, đều đặn bằng bàn chải lông mềm, kem đánh răng chứa Flour tối thiểu 2 lần mỗi ngày.
  • Sử dụng chỉ nha khoa, bàn chải kẽ, nước súc miệng,… để tăng cường loại bỏ mảng bám cứng đầu. 
  • Hạn chế sử dụng thực phẩm đậm màu, ưu tiên ăn nhiều rau xanh. 
  • Bỏ hút thuốc lá, không dùng các chất kích thích.

Sau khi răng được loại bỏ sạch các mảng bám, làm trắng, tính thẩm mỹ của răng sẽ được cải thiện. Đồng thời, những bệnh lý răng miệng liên quan cũng được ngăn chặn. Để bảo vệ răng hiệu quả, bạn cần gặp nha sĩ thăm khám định kỳ tối thiểu 6 tháng 1 lần.

Phòng ngừa răng bị ố đen

Để tránh răng bị ố đen, men răng bị mài mòn và dễ nhiễm màu, bạn cần xây dựng chế độ ăn uống khoa học để ngăn chặn tình trạng này. Cụ thể:

phòng ngừa răng ố đen

  • Ưu tiên các thực phẩm nhạt màu như sữa, rau xanh, chất xơ,… để bảo vệ màu sắc của răng.
  • Hạn chế sử dụng các thức uống sậm màu như cafe, trà, nước ngọt có ga, nước tương,…
  • Tránh tiêu thụ các thực phẩm chứa lượng nhựa cao, dễ bám dính như rau muống, rau lang,… 
  • Uống nhiều nước để duy trì độ ẩm của khoang miệng. Đồng thời, giúp răng tránh được tình trạng nhiễm màu thực phẩm.
  • Sử dụng ống hút khi dùng các loại nước uống có màu, để bảo vệ màu sắc của răng. 
  • Không nên hút thuốc lá, bởi chúng chứa các hợp chất gây hại, điển hình là nicotin. Chất này có thể khiến răng bị sậm màu, đồng thời khiến sức khỏe của phổi, gan bị ảnh hưởng.
  • Tránh nhai đá và ăn các thức ăn quá dai cứng, gây nguy cơ mài mòn men răng, khiến răng dễ bị đổi màu.

Trên đây là những cách làm trắng răng bị ố đen hiệu quả bạn đọc có thể tham khảo để cải thiện sức khỏe, thẩm mỹ của răng miệng. Vẫn còn rất nhiều kiến thức nha khoa hữu ích khác đang chờ bạn tại website. Vì vậy, đừng bỏ lỡ bài viết nào của Top Nha khoa để cập nhật những thông tin hữu ích khác bạn nhé!

Đánh giá bài viết