Cà phê là thức uống yêu thích của rất nhiều người. Tuy nhiên, thức uống này có thể làm xỉn màu răng thật nếu dùng liên tục trong thời gian dài. Vậy bọc răng sứ có uống cà phê được không? Có cách nào hạn chế tình trạng xỉn màu, ố vàng răng sứ sau […]
Bọc răng sứ là phương pháp phục hình răng thẩm mỹ trong nha khoa nhằm khắc phục một số khuyết điểm trên răng như răng thưa, răng bị nứt vỡ, răng xỉn màu, ố vàng, răng khấp khểnh nhẹ,… Để thực hiện kỹ thuật này, bác sĩ sẽ mài răng gốc với tỷ lệ thích hợp, sau đó chụp mão răng sứ lên phần cùi răng. Răng sứ không chỉ giúp hình dáng răng trông đều, đẹp hơn mà còn cải thiện màu sắc của răng.
Tuy nhiên, sau khi bọc răng sứ, bạn cần chăm sóc răng đúng cách để đảm bảo màu sắc, độ bền của răng sứ. Chính vì thế, không ít người thắc mắc rằng bọc răng sứ có uống cà phê được không? Theo chuyên gia Răng Hàm Mặt, cà phê là một trong số những loại thức uống mà bạn nên hạn chế sử dụng. Bởi trong cà phê có chứa nhiều Tanin – một loại polyphenol có khả năng khiến các hợp chất tạo màu dễ bám lại trên bề mặt răng thật và mão răng sứ. Không chỉ vậy, cà phê còn có tính axit. Vậy nên nếu bạn thường xuyên uống cà phê trong thời gian dài có thể làm mòn men răng sứ.
Trên thực tế, một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Răng Hàm Mặt (Journal of Prosthodontics) đã chứng minh cà phê có thể làm ảnh hưởng đến bề mặt men sứ, cũng như giảm độ bóng của mão sứ. Do đó, bạn nên hạn chế uống cà phê sau khi bọc răng sứ.
Xem thêm => Bọc răng sứ xong có uống bia được không?
Nhằm cải tiến chất lượng sản phẩm cũng như nâng cao trải nghiệm người dùng, hiện nay, một số loại răng sứ có khả năng kháng màu thực phẩm đã ra đời. Không chỉ vậy, nhiều loại răng sứ còn có khả năng chống mài mòn. Điển hình như răng sứ Venus, răng sứ Lava Plus, răng sứ Cercon,… Vậy bọc răng sứ có uống cà phê được không?
Dù một số loại răng sứ có khả năng kháng màu và chống mài mòn, nhưng người dùng cũng không nên uống nhiều cà phê hoặc thường xuyên ăn thực phẩm có màu. Bạn có thể áp dụng một số cách để giảm ảnh hưởng của cà phê lên răng sứ như sau:
Nếu uống cà phê trực tiếp từ miệng ly theo cách thông thường sẽ làm thành phần Tanin tiếp xúc nhiều trên bề mặt răng sứ. Do đó, bạn có thể dùng ống hút để tránh được tiếp xúc trực tiếp giữa cà phê và răng sứ. Đồng thời, bạn cũng có thể dùng ống hút để uống thức uống có màu khác như nước ngọt, cacao,…
Rau khi uống cà phê, Tanin vẫn còn trên bề mặt răng sứ nhưng chưa bám chặt vào răng. Lúc này, bạn cần nhanh chóng loại bỏ chúng bằng cách vệ sinh răng miệng. Để quá trình vệ sinh răng hiệu quả và nhanh chóng hơn, bạn có thể sử dụng nước súc miệng chuyên dụng. Ngoài ra, bạn cần lưu ý là nên vệ sinh răng miệng ngay trong vòng 1 giờ sau khi uống cà phê.
Tuổi thọ của răng sứ có thể bền đến 10 – 15 năm nếu được chăm sóc đúng cách. Vì thế, bạn nên chải răng ít nhất 2 lần mỗi ngày. Đồng thời, bạn có thể sử dụng chỉ nha khoa, nước súc miệng để tăng hiệu quả làm sạch răng miệng. Ngoài ra, người dùng răng sứ nên hạn chế ăn thực phẩm bám màu, cũng như cạo vôi răng định kỳ để giữ được độ bền lâu nhất của sản phẩm.
Bên cạnh thắc mắc bọc răng sứ có uống cà phê được không, bạn cũng cần lưu ý một số loại thực phẩm có thể sử dụng, cũng như hạn chế sử dụng để không ảnh hưởng đến răng sứ.
Chế độ ăn uống ảnh hưởng nhiều đến màu sắc, độ bền của răng sứ. Do đó, để đảm bảo độ bền của răng sứ, bạn nên bổ sung những loại thực phẩm như sau:
– Thực phẩm giàu canxi: Cụ thể là nước hầm xương cá, tôm, cua, sữa chua và các loại hạt,… Canxi sẽ giúp cùi răng thật thêm chắc khỏe. Từ đó giúp răng sứ vững chắc về lâu dài.
– Thực phẩm mềm: Khi ăn món mềm, răng của bạn sẽ không phải dùng lực mạnh, nhai nhiều. Nhờ đó, răng sứ có thể giữ được đồ bền lâu nhất có thể.
– Rau xanh: Chất xơ trong rau xanh có tác dụng làm sạch răng sứ.
– Đạm trắng: Một số thực phẩm có đạm trắng, không sẫm màu như thịt gà, cá, trứng sẽ giúp duy trì độ trắng sáng của răng sứ.
– Uống nhiều nước lọc: Nước lọc không có màu, không có Tanin hoặc các chất Acid nên không thể làm răng ố vàng, xỉn màu. Ngoài ra, nước lọc còn giúp tuyến nước bọt mạnh mẽ hơn, giúp rửa trôi mảng bám trên răng sứ.
Không chỉ cà phê, bạn cũng nên hạn chế ăn/uống một số loại thực phẩm để răng sứ luôn bền, trắng sáng. Những loại thực phẩm đó có thể kể đến như:
– Thực phẩm sẫm màu: Các loại đồ uống sẫm màu không chỉ làm răng thật bị ố vàng mà còn có thể làm xỉn màu răng sứ. Do đó, bạn nên hạn chế ăn/uống cà phê, trà, cacao, socola, cà ri,…
– Thực phẩm nóng/lạnh: Món quá nóng hoặc quá lạnh có thể gây tổn thương chân răng. Đồng thời khiến răng trở nên nhạy cảm. Không chỉ vậy, chúng còn khiến mối liên kết giữa trụ răng thật và mão sứ bị đứt gãy.
– Thực phẩm quá cứng: Đa số sản phẩm răng sứ đều có khả năng chịu lực khá tốt. Dù vậy, bạn cũng nên hạn chế ăn thực phẩm quá cứng. Vì chúng có thể làm mão răng sứ bị vỡ hoặc rơi ra ngoài.
– Thực phẩm chứa nhiều đường: Bánh, kẹo ngọt hoặc thực phẩm chứa nhiều đường có thể hình thành mảng bám trên răng. Từ đó tạo điều kiện cho vi khuẩn trong khoang miệng phát triển, cũng như răng sứ đổi màu nhanh chóng hơn so với bình thường.
Ngoài chế độ ăn uống, bạn cũng cần lưu ý một số điều dưới đây để răng bọc sứ luôn trắng sáng và giữ được độ bền lâu nhất:
– Không nên hút thuốc lá sau khi bọc răng sứ. Bởi vì trong thuốc lá có rất nhiều chất độc hại, điển hình như nicotin và hắc tín. Các chất này có thể bám lên bề mặt răng sứ từ đó làm răng xỉn màu.
– Tuyệt đối không dùng răng sứ để cắn những vật cứng hoặc dùng để mở nắp chai, nắp hộp. Vì những thao tác đó cần sử dụng lực mạnh, có thể khiến mão răng sứ bị vỡ hoặc bung ra khỏi răng thật.
– Trong trường hợp có thói quen nghiến răng, bạn có thể dùng máng chống nghiến để khắc phục. Bởi nếu nghiến răng thường xuyên trong thời gian dài, mão răng sứ có thể bị ảnh hưởng.
– Sau khi bọc răng sứ, bạn nên đến nha khoa để tái khám định kỳ khoảng 6 tháng/lần. Nhờ đó, bác sĩ có thể kiểm tra tình trạng, kịp thời xử lý nếu có vấn đề. Đồng thời kết hợp lấy cao răng, giúp răng luôn sạch sẽ, trắng sáng.
Sau khi bọc răng sứ, việc bảo vệ răng miệng và duy trì sức khỏe răng sứ là rất quan trọng. Dưới đây là một số cách bảo vệ răng miệng sau khi bọc răng sứ:
Vệ sinh răng miệng: Chải răng ít nhất hai lần một ngày bằng bàn chải mềm và kem đánh răng chứa fluoride. Hãy chú ý chải sạch cả phần răng sứ và răng tự nhiên xung quanh nó. Sử dụng chỉ nha khoa hoặc dây răng để làm sạch kẽ răng.
Súc miệng bằng dung dịch khử trùng: Sử dụng dung dịch khử trùng hoặc nước muối để súc miệng hàng ngày. Việc này giúp giảm vi khuẩn và bảo vệ vùng xung quanh răng sứ.
Tránh thức ăn và đồ uống gây mờ màu: Hạn chế tiếp xúc với các chất gây mờ màu như trà, rượu vang đỏ, nước ngọt có gas…
Tránh nhai và cắn những vật cứng: Tránh cắn các vật cứng như đá, bút bi hoặc móng tay. Vì những vật này rất cứng dễ dẫn tới răng sứ bị hỏng sau khi cắn.
Thăm nha khoa định kỳ: Kiểm tra và làm sạch răng định kỳ theo lịch trình ở nha khoa, giúp phát hiện sớm bất kỳ vấn đề nào liên quan tới răng miệng để kịp thời có phương án chữa trị.
Các thông tin trên bài cũng đã giải đáp thắc mắc bọc răng sứ có uống cà phê được không? Có thể nói rằng, bọc răng sứ là một trong những phương pháp phục hình răng hiệu quả nhờ khả năng khắc phục một số khuyết điểm, cũng như cải thiện tính thẩm mỹ của răng. Tuy nhiên, bạn vẫn cần phải xây dựng chế độ ăn uống khoa học, vệ sinh, chăm sóc răng đúng cách sau khi bọc răng sứ. Điều đó sẽ giúp răng sứ luôn bền đẹp theo thời gian.
=======================================
Top Nha Khoa – Chuyên cung cấp kiến thức, tin tức trong lĩnh vực nha khoa
Website: https://daisynhakhoa.vn/
Twitter: https://twitter.com/topnhakhoa
Pinterest: https://www.pinterest.com/topnhakhoa/
Linked: https://www.linkedin.com/in/topnhakhoa/
Linkhay: https://linkhay.com/u/topnhakhoa
========================================
Có thể bạn quan tâm: Trước khi bọc răng sứ có cần phải nhổ răng không? Quá trình bọc răng sứ có làm răng thật yếu đi hay không? Bọc răng sứ nano 5s là gì và những thông tin chi tiết về nó?