Niềng răng là phương pháp khắc phục các khuyết điểm trên răng như hô, móm, khấp khểnh hiệu quả. Không chỉ giúp cải thiện khớp cắn, phương pháp này còn giúp răng đều đẹp hơn. Do đó, ngày càng có nhiều người niềng răng để hoàn thiện nụ cười. Tuy nhiên, không phải ai cũng […]
Trước khi giải đáp xương hàm mỏng có niềng răng được không, hãy cùng tìm hiểu sơ lược về tình trạng xương hàm mỏng. Thông thường, bên dưới mỗi chiếc răng là chân răng có nhiệm vụ giữ chặt và cố định răng vào xương ổ răng. Khi đó, xương ổ răng bao bọc và giữ chân răng thông qua nhóm dây chằng quanh răng. Ngoài ra, bên ngoài xương ổ răng cũng sẽ được bao bọc bởi một lớp vỏ cứng để nên hình thể xương hàm.
Trong hệ thống xương hóa trong cơ thể, có cấu tạo bao gồm xương hàm dưới, xương hàm trên và xương hàm bên. Không chỉ làm bệ đỡ, giữ vững các răng và định hình khuôn mặt, xương hàm còn hỗ trợ các chuyển động của miệng, nhất là quá trình ăn nhai và giao tiếp. Vậy nên có thể nói rằng, xương hàm là một trong những bộ phận vô cùng quan trọng trong cơ thể con người.
Xương hàm mỏng là một thuật ngữ chỉ tình trạng thể tích xương ổ răng quanh chân răng và thể tích xương vỏ mỏng hơn so với bình thường. Tình trạng này có thể xảy ra ở cả xương hàm trên lẫn xương hàm dưới. Để xác định chính xác tình trạng xương hàm có mỏng hay không, bạn nên đến nha khoa thể thăm khám, chụp X – quang. Dựa vào tình trạng răng miệng thực tế, cũng như phim chụp X – quang răng toàn cảnh, bác sĩ sẽ đánh giá tình trạng xương hàm mỏng hoặc không.
Niềng răng là phương pháp sử dụng các khí cụ chuyên dụng trong nha khoa như mắc cài, dây cung, dây thun để tạo lực tác động lên răng và xương hàm. Từ đó nắn chỉnh răng lệch lạc về các vị trí chuẩn khớp cắn trên cung hàm. Trong lúc răng di chuyển, phần xương ở vị trí cũ bị tiêu đi, đồng thời phần xương ở đối diện sẽ phát triển bồi lại để giữ cho chân răng luôn được bao bọc trong xương.
Vậy xương hàm mỏng có niềng răng được không? Theo các chuyên gia răng hàm mặt, những người có xương hàm mỏng, kèm theo tình trạng răng hô, móm nặng không nên niềng răng. Bởi để khắc phục tình trạng răng hô, móm, khấp khểnh nặng, bác sĩ cần phải sử dụng lực mạnh để kéo răng để cải thiện. Lúc này, nguy cơ ảnh hưởng tiêu cực đến xương hàm là rất cao. Vậy nên xương hàm mỏng niềng răng không chỉ hạn chế quá trình kéo răng, hạn chế hiệu quả mà còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây hại đến sức khỏe răng miệng.
Tuy nhiên, đối với những trường hợp răng hô, móm, lệch lạc nhẹ không cần nhổ răng và dùng lực kéo quá nhiều, bác sĩ sẽ tiến hành đánh giá kỹ lưỡng tình trạng răng, xương hàm cũng như tiên lượng các vấn đề có thể xảy ra. Từ đó cân nhắc và đưa ra kết luận cuối cùng về việc xương hàm mỏng có thể niềng răng hay không.
Bên cạnh thắc mắc xương hàm mỏng có niềng răng được không, bạn cũng nên tìm hiểu về cách xác định xương hàm mỏng. Thông thường, bác sĩ sẽ yêu cầu khách hàng chụp X – quang để đánh giá xương hàm có đủ thể tích để tiến hành chỉnh nha hay không. Phim thường được dùng để chẩn đoán trong trường hợp này là phim đo sọ nghiêng Cephalometric hoặc phim cắt lớp vi tính chùm tia hình nón Cone Beam Computed Tomography (CBCT).
Như đã đề cập, việc xương hàm mỏng có niềng răng được không còn tùy thuộc vào tình trạng răng của mỗi người. Trong trường hợp bác sĩ xác định tình trạng xương hàm của bạn đủ điều kiện để chỉnh nha thì các phương pháp niềng răng mà bạn có thể lựa chọn là:
Để đảm bảo sức khỏe răng miệng, những người có xương hàm mỏng nên chú ý trong việc chăm sóc răng miệng hằng ngày. Bởi chỉ khi xương hàm, nướu và răng chắc khỏe thì bác sĩ mới có thể cân nhắc vấn đề xương hàm mỏng có niềng răng được không. Dưới đây là một số điều mà bạn cần lưu ý:
Thông tin trên bài viết đã giải đáp thắc mắc xương hàm mỏng có niềng răng được không. Nhìn chung, để biết chính xác tình trạng xương hàm của mình có đủ điều kiện để thực hiện chỉnh nha hay không, bạn nên đến nha khoa uy tín để được bác sĩ kiểm tra và tư vấn. Nếu đang băn khoăn về vấn đề này, đừng ngần ngại liên hệ hotline Top Nha Khoa qua số 1900 9009 để được hỗ trợ nhanh chóng nhé!
Một số bài viết bạn có thể quan tâm: Khi niềng răng rồi có hôn được hay không? Đang trong quá trình niềng răng nâng mũi có được hay không? Quá trình niềng răng có khiến khuôn mặt nhỏ lại không?