Trong quá trình tìm hiểu về bệnh viêm nha chu, nhiều người thắc mắc viêm nha chu tiếng Anh là gì. Ngoài ra, cách phòng tránh cũng như điều trị viêm nha chu ra sao cũng là vấn đề được nhiều khách hàng quan tâm. Nếu đang có những băn khoăn tương tự, mời bạn […]
Trong quá trình tìm hiểu về bệnh viêm nha chu, nhiều người thắc mắc viêm nha chu tiếng Anh là gì. Ngoài ra, cách phòng tránh cũng như điều trị viêm nha chu ra sao cũng là vấn đề được nhiều khách hàng quan tâm. Nếu đang có những băn khoăn tương tự, mời bạn đọc cùng theo dõi bài viết sau đây của Top Nha Khoa để có câu trả lời nhé!
Viêm nha chu trong tiếng Anh được gọi là “periodontal disease”. Chi tiết hơn, periodontal là thuật ngữ này liên quan đến các mô xung quanh răng, bao gồm nướu, dây chằng và xương ổ răng. Và disease có nghĩa là bệnh tật. Vậy, “periodontal disease” nghĩa là bệnh về các mô xung quanh răng, nghĩa tương đương với viêm nha chu.
Đây là một bệnh nhiễm trùng khá phổ biến, nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng như:
Mất răng: Vi khuẩn gây viêm sẽ phá hủy xương ổ răng, khiến răng trở nên lung lay và dễ rụng.
Ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể: Viêm nha chu có liên quan đến nhiều bệnh lý khác như tim mạch, tiểu đường, viêm phổi…
Nguyên nhân gây viêm nha chu
Nguyên nhân chính gây ra viêm nha chu là do việc tích tụ mảng bám trên răng. Mảng bám là một lớp màng dính chứa đầy vi khuẩn hình thành khi thức ăn, đặc biệt là đường và tinh bột, kết hợp với vi khuẩn có sẵn trong miệng. Nếu không được loại bỏ thường xuyên bằng cách đánh răng và dùng chỉ nha khoa, mảng bám sẽ cứng lại thành cao răng, bám chặt vào bề mặt răng và nướu.
Vi khuẩn trong mảng bám và cao răng sẽ tiết ra các độc tố gây kích ứng và viêm nhiễm nướu. Lâu dần, tình trạng viêm nhiễm này sẽ lan sâu vào các mô nâng đỡ răng, tạo thành các túi nha chu. Các túi này là nơi trú ẩn lý tưởng cho vi khuẩn sinh sôi nảy nở, gây ra tình trạng viêm nhiễm mãn tính và phá hủy xương ổ răng.
Nếu không được điều trị kịp thời, viêm nha chu có thể dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng như: răng lung lay, tiêu xương ổ răng, mất răng, thậm chí còn ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh như tim mạch, tiểu đường và viêm phổi.
Các triệu chứng của viêm nha chu
Ngoài tìm hiểu viêm nha chu tiếng Anh là gì, bạn cần nắm được những dấu hiệu nhận biết căn bệnh này để sớm điều trị. Với trường hợp nướu khỏe mạnh, chúng sẽ săn chắc và vừa khít với răng, màu hồng nhạt đến hồng đậm, nâu (tùy cơ địa). Ngược lại, với trường hợp nướu bị viêm nha chu, các dấu hiệu nhận biết như sau:
Nướu thay đổi: Nướu xuất hiện tình trạng sưng đỏ, sưng húp, chuyển sang màu đỏ tươi, đỏ sẫm, tím sẫm. Nướu mềm khi chạm vào và xuất hiện tình trạng tụt nướu.
Chảy máu: Nướu răng xuất hiện một số tình trạng chảy máu khi đánh răng hoặc dùng chỉ nha khoa. Người dùng sẽ thấy máu trên bàn chải đánh răng hoặc trong bồn rửa và có thể khạc ra máu.
Nhiễm trùng: Khi người bệnh xuất hiện tình trạng hôi miệng dai dẳng, xuất hiện mủ giữa răng và nướu thì đây có thể là dấu hiệu nướu bị nhiễm trùng do viêm nha chu.
Răng lung lay và tổn thương: Răng lung lay, mất răng, đau khi ăn, khoảng trống giữa các răng tăng lên (hình tam giác đen),… là một trong những dấu hiệu phản ảnh tình trạng viêm nha chu.
Các triệu chứng trên có thể xuất hiện dần dần và không phải ai cũng có đầy đủ các dấu hiệu này. Ở một số người, đặc biệt là người trên 40 tuổi, viêm nha chu có thể tiến triển âm thầm và gây ra những tổn thương nghiêm trọng mà không có triệu chứng rõ rệt. Tóm lại, nếu bạn nhận thấy bất kỳ dấu hiệu nào trên đây, hãy đến gặp nha sĩ ngay để được khám và điều trị kịp thời.
Cách điều trị viêm nha chu
Viêm nha chu có thể được điều trị bằng nhiều phương pháp khác nhau, tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh. Dưới đây là một số phương pháp điều trị phổ biến:
Điều trị khẩn cấp: Áp dụng cho các trường hợp viêm nhiễm cấp tính, thường bao gồm việc sử dụng thuốc kháng sinh để giảm viêm và giảm đau. Tuy nhiên, đây chỉ là giải pháp tạm thời.
Điều trị không phẫu thuật: Thường áp dụng cho các trường hợp viêm nha chu nhẹ đến trung bình. Bao gồm cạo vôi răng và làm sạch sâu để loại bỏ mảng bám và vi khuẩn gây hại, đồng thời có thể kết hợp với việc sử dụng thuốc kháng sinh.
Điều trị phẫu thuật: Dành cho các trường hợp viêm nha chu nặng. Các phương pháp phẫu thuật có thể bao gồm phẫu thuật vạt, ghép xương, ghép nướu, tái tạo mô có hướng dẫn bằng màng sinh học, sử dụng huyết tương giàu tiểu cầu (PRP),…
Điều trị duy trì: Điều trị duy trì giúp ngăn ngừa tái phát nha chu. Để điều trị duy trì, người bệnh cần thăm khám định kỳ, kiểm tra sức khỏe răng miệng thường xuyên. Ngoài ra, người viêm nha chu sau khi khỏi bệnh cần vệ sinh răng miệng đúng cách thông qua việc đánh răng, dùng chỉ nha khoa hàng ngày. Đồng thời, hãy điều chỉnh chế độ ăn uống, hạn chế đồ ngọt, thức ăn cứng.
Như vậy, viêm nha chu hoàn toàn có thể điều trị bằng các phương pháp nha khoa thông dụng cùng các trang thiết bị hiện đại. Tuy nhiên, với từng tình trạng khác nhau, bác sĩ sẽ lên kế hoạch điều trị phù hợp. Vì vậy, để tình trạng viêm nha chu nhanh chóng được khắc phục, bạn cần đến các nha khoa uy tín để thăm khám kịp thời.
Cách phòng ngừa viêm nha chu
Việc phòng ngừa luôn tốt hơn chữa bệnh. Để có một hàm răng khỏe mạnh và nụ cười tươi tắn, chúng ta cần nắm những cách phòng ngừa viêm nha chu hiệu quả. Viêm nha chu có thể được ngăn ngừa bằng cách chăm sóc răng miệng đúng cách và thường xuyên. Dưới đây là một số cách đơn giản mà bạn có thể áp dụng hàng ngày:
Vệ sinh răng miệng kỹ lưỡng: Đánh răng đúng cách ít nhất 2 lần/ngày, mỗi lần khoảng 2 phút. Sử dụng bàn chải lông mềm và kem đánh răng có chứa fluoride. Dùng chỉ nha khoa để loại bỏ mảng bám và thức ăn mắc kẹt giữa các răng mà bàn chải không thể làm sạch được. Kết hợp dùng nước súc miệng có chứa chất kháng khuẩn giúp làm sạch khoang miệng và giảm vi khuẩn gây hại.
Khám nha khoa định kỳ: Nên đi khám nha khoa 6-12 tháng/lần để nha sĩ kiểm tra, làm sạch răng và phát hiện sớm các vấn đề về răng miệng.
Chế độ ăn uống lành mạnh: Hạn chế đồ ngọt, thức ăn quá cứng hoặc quá dính. Uống nhiều nước để giữ cho miệng luôn ẩm và loại bỏ vi khuẩn.
Bỏ các thói quen xấu: Hút thuốc lá làm giảm khả năng chống nhiễm trùng của nướu. Ngoài ra, hãy hạn chế các thói quen xấu như nghiến răng, cắn các vật cứng.
Điều trị các bệnh lý toàn thân: Một số bệnh như tiểu đường, tim mạch có thể làm tăng nguy cơ mắc viêm nha chu. Vì vậy, việc kiểm soát tốt các bệnh lý này rất quan trọng.
Tóm lại, việc phòng ngừa viêm nha chu không quá khó. Chỉ cần bạn chăm sóc răng miệng đúng cách, kết hợp với chế độ ăn uống lành mạnh và khám nha khoa định kỳ, bạn hoàn toàn có thể sở hữu một hàm răng khỏe mạnh và nụ cười tươi tắn.
Trên đây là những thông tin quan trọng xoay quanh tình trạng viêm nha chu. Hy vọng, với những kiến thức bài viết chia sẻ, bạn đọc đã giải đáp được băn khoăn viêm nha chu tiếng Anh là gì. Để khám phá thêm nhiều vấn đề răng miệng khác, Quý khách hàng có thể liên hệ Top Nha Khoa qua hotline 1900 9009 nhé!