[Giải đáp] Trám răng xong có đánh răng được không?

Hàn trám răng là một trong những phương pháp nha khoa được nhiều người ưa chuộng bởi khả năng khắc phục tình trạng sức mẻ, thưa, sâu,… hiệu quả với chi phí mềm. Tuy nhiên, để vết trám cứng chắc và không bị bong ra, người dùng cần tuân thủ các chỉ định cụ thể […]

POSTED: 29/01/2024

Nội dung đã được kiểm duyệt bởi Đội ngũ bác sỹ chuyên nghiệp

 [Giải đáp] Trám răng xong có đánh răng được không?
Hàn trám răng là một trong những phương pháp nha khoa được nhiều người ưa chuộng bởi khả năng khắc phục tình trạng sức mẻ, thưa, sâu,… hiệu quả với chi phí mềm. Tuy nhiên, để vết trám cứng chắc và không bị bong ra, người dùng cần tuân thủ các chỉ định cụ thể từ bác sĩ nha khoa. Vậy, trám răng xong có đánh răng được không? Tham khảo ngay bài viết sau đây để có lời giải đáp cho băn khoăn này bạn nhé!

Trám răng được hiểu như thế nào?

Trám răng hay còn gọi là hàn răng là một kỹ thuật nha khoa thông dụng. Bằng cách dùng các vật liệu nhân tạo lấp đầy phần mô răng bị thiếu, phương pháp cải thiện được nhiều khuyết điểm của nụ cười như răng sâu, thưa, sức mẻ, vỡ,… một cách hiệu quả và nhanh chóng. Với các dụng cụ và vật liệu hàn trám răng chuyên dụng, người dùng sẽ phục hồi chức năng ăn nhai, tính thẩm mỹ hiệu quả sau khi trám răng.

Trám răng thường được các bác sĩ nha khoa chỉ định thực hiện khi răng xuất hiện lỗ hổng, khe rãnh hoặc vết trám cũ đã bong ra. Thông thường, kỹ thuật nha khoa này được áp dụng cho những trường hợp răng có khuyết điểm vừa và nhẹ. Do đó, hãy thăm khám để được các bác sĩ nha khoa kiểm tra và tư vấn giải pháp cải thiện răng phù hợp nhất.

Trám răng được chỉ định thực hiện khi răng có lỗ hổng hoặc khe rãnh
Trám răng được chỉ định thực hiện khi răng có lỗ hổng hoặc khe rãnh

Sau khi trám răng xong có đánh răng được không?

Khi vừa mới hàn răng, vật liệu trám cần có thời gian để đông cứng lại và kết dính chắc chắn vào răng. Nhiều người lo ngại chúng sẽ bị bong ra nếu có tác động mạnh. Vậy, trám răng xong có đánh răng được không? Để bảo vệ vết trám, bạn không nên đánh răng sau khi vừa hoàn thành kỹ thuật nha khoa này.

Mỗi vật liệu trám sẽ có thời gian đông cứng khác nhau, vì vậy thời gian chờ sẽ được nha sĩ chỉ định cụ thể. Thông thường, khoảng vài giờ sau khi trám thì người dùng mới được đánh răng. Cụ thể:

  • Trám bằng vật liệu Amalgam: Chỉ đánh răng sau khi trám ít nhất 24 giờ.
  • Trám bằng vật liệu Composite: Người dùng có thể đánh răng sau 2 giờ.
  • Trám cùng vật liệu sứ (Inlay – Onlay): Bạn có thể thực hiện đánh răng ngay sau khi điều trị.

Sau thời gian này bạn có thể đánh răng bình thường để bảo vệ, duy trì sức khỏe răng miệng. Mặc dù sau trám bạn cần phải hạn chế ăn nhai các thức ăn cứng, dai để tránh tác động đến vết trám, nhưng việc đánh răng hàng ngày cần được duy trì để răng miệng sạch sẽ, ngăn chặn được các bệnh lý nha khoa.

Cần duy trì đánh răng hằng ngày sau khi vết trám đã khô lại
Cần duy trì đánh răng hằng ngày sau khi vết trám đã khô lại

Trong thời gian chờ vết trám khô lại, bạn vẫn cần vệ sinh răng miệng sạch sẽ bằng các phương pháp khác. Điển hình là súc miệng bằng nước muối loãng. Để bảo vệ sức khỏe răng miệng cùng kết quả trám tốt nhất, hãy tuân thủ các chỉ dẫn của các chuyên gia nha khoa.

Xem thêm => Sau khi trám răng có sử dụng nước đá được hay không?

Cách bảo vệ răng miệng sau khi trám răng

Chăm sóc, bảo vệ răng miệng sau khi trám là điều cần thiết giúp duy trì thẩm mỹ, kéo dài tuổi thọ vết trám. Theo những giải đáp về việc trám răng xong có đánh răng được không trên đây, bạn vẫn có thể duy trì vệ sinh răng miệng sau khi thực hiện kỹ thuật nha khoa này. Dưới đây là một số cách bảo vệ răng miệng sau khi trám bạn có thể tham khảo:

Đánh răng đúng cách với bàn chải có lông mềm 

Bạn vẫn có thể đánh răng bình thường sau khi trám răng để loại bỏ mảng bám, thức ăn thừa. Theo đó, hãy thực hiện 2 lần mỗi ngày bằng bàn chải lông mềm để tránh tổn thương nướu và mài mòn men răng.

Bên cạnh đó, hãy chải răng nghiêng góc 45 độ và di chuyển nhẹ nhàng theo chiều dọc răng, thực hiện từ trái sang phải để bề mặt răng sạch sẽ. Lưu ý không đánh răng theo chiều ngang, việc làm này sẽ gây mòn cổ răng và khiến miếng trám dễ bị bong ra.

Sử dụng nước muối ấm để súc miệng

Bên cạnh đánh răng, đừng quên súc miệng sau mỗi bữa ăn thể làm sạch răng và khoang miệng. Không chỉ loại bỏ vi khuẩn, việc làm này còn giúp bạn duy trì hơi thở thơm tho. Tránh dùng tăm để xỉa răng, đặc biệt ở vị trí trám. Điều này có thể khiến miếng trám bị tác động, có thể bong ra nếu lực mạnh.

Súc miệng bằng nước muối ấm để bảo vệ răng
Súc miệng bằng nước muối ấm để bảo vệ răng

Kiểm soát lượng thực phẩm nhiều đường và acid

Để duy trì kết quả trám lâu dài, bạn cần tránh các thực phẩm chứa nhiều đường, acid. Chúng có thể khiến chỗ trám răng bị mài mòn, rò rỉ, khiến mảng bám tích tụ dẫn đến tình trạng sâu răng và nhiều bệnh lý răng miệng khác. Ngoài ra, để vết trám cố định chắc chắn mà không bị tác động, bạn nên bổ sung các thức ăn mềm, dễ nhai. Đồng thời, tránh xa rượu bia và thuốc lá để bảo vệ sức khỏe răng miệng tốt nhất.

Tuân thủ sự chỉ dẫn của nha sĩ

Với từng tình trạng răng miệng, loại vật liệu trám khác nhau sẽ có cách chăm sóc và những chỉ dẫn đi kèm cụ thể. Vì vậy, hãy tuân thủ theo những chỉ dẫn của bác sĩ nha khoa sau khi thực hiện trám răng. Điều này sẽ giúp bạn tránh được nguy cơ nhiễm trùng, nứt, bong tróc vết trám. Khi có dấu hiệu bất thường như đau buốt, ê nhức,… hãy liên hệ bác sĩ để được kiểm tra và xử trí kịp thời.

Nhai thức ăn ở phía đối diện

Miếng trám có thể bị mài mòn, mất độ bám và bong ra nếu như thường xuyên bị tác động lực. Vì vậy, sau khi trám răng, hãy nhai ở bên còn lại tối thiểu 1 tuần đầu tiên. Điều này giúp vết trám được bảo vệ và cố định hoàn toàn.

Nhai thức ăn ở phía đối diện vị trí trám
Nhai thức ăn ở phía đối diện vị trí trám

Như vậy, khi vết trám đã ổn định, bạn chỉ cần vệ sinh đúng cách, nhẹ nhàng là đã có thể bảo vệ răng miệng hiệu quả. Song song đó, hãy tuân thủ các chỉ dẫn của nha sĩ để đảm bảo duy trì tuổi thọ vết trám tốt nhất.

Những lưu ý sau khi trám răng

Sau khi thực hiện trám, răng sẽ phần nào nhạy cảm hơn. Vì thế, không chỉ băn khoăn trám răng xong có đánh răng được không, nhiều khách hàng còn thắc mắc cần lưu ý gì để chăm sóc răng miệng hiệu quả sau khi thực hiện phương pháp nha khoa này. Để tránh gặp tình trạng khó chịu bởi các tác động từ quá trình trám, hãy lưu ý:

Dùng thuốc giảm đau nếu cần

Sau khi quá trình điều trị tủy và hàn răng kết thúc, nhiều khách hàng sẽ gặp phải tình trạng ê buốt, đau nhức. Tình trạng này có thể kéo dài 3-4 ngày rồi biến mất. Nếu cảm thấy quá khó chịu, bạn có thể sử dụng thuốc giảm đau theo chỉ dẫn từ bác sĩ. Dưới đây là một số loại thuốc giảm đau sau trám răng phổ biến:

  • Thuốc giảm đau không gian (NSAIDs): Bao gồm các loại thuốc như Naproxen (Aleve), Ibuprofen (Advil, Motrin) và Aspirin. Chúng có khả năng hỗ trợ giảm đau, giảm viêm và hạ sốt và thường được các bác sĩ khuyến cáo sử dụng trong giai đoạn sau hàn trám. Tuy nhiên, việc dùng NSAIDs cần tuân theo hướng dẫn, liều lượng từ bác sĩ hoặc nhà thuốc.
  • Paracetamol (Acetaminophen): Paracetamol là thuốc hỗ trợ giảm đau, hạ sốt thông dụng. Tuy không có khả năng chống viêm như NSAIDs, nhưng Paracetamol vẫn có thể giúp giảm đau sau khi trám răng. Tuy nhiên, hãy đảm bảo sử dụng đúng liều theo chỉ định và không vượt quá lượng tối đa cho phép hàng ngày.
  • Thuốc giảm đau Opioid: Trong trường hợp nghiêm trọng, sau khi điều trị nha khoa bác sĩ có thể kê đơn thuốc giảm đau Opioid như Codeine hoặc Hydrocodone để giảm đau. Tuy nhiên, các loại thuốc có thể kèm theo các tác dụng phụ và nguy cơ gây nghiện nên sử dụng cần tuân theo hướng dẫn cụ thể từ bác sĩ.
Dùng thuốc giảm đau đúng theo chỉ dẫn của bác sĩ nha khoa
Dùng thuốc giảm đau đúng theo chỉ dẫn của bác sĩ nha khoa

Kiểm tra khớp cắn

Nếu quá trình hàn trám không được thực hiện đúng cách, khách hàng có thể gặp các vấn đề về khớp cắn khi ăn nhai như cộm, lệch, sai khớp,… Tình trạng này không chỉ khiến người bệnh không thoải mái mà còn có thể tác động trực tiếp đến sức khỏe răng miệng trong tương lai. Do đó, việc kiểm tra khớp cắn sau khi hàn trám là việc làm cần thiết.

Một phương pháp đơn giản để kiểm tra tình trạng khớp cắn là cắn hai hàm răng lại với nhau. Khi đó, nếu bạn gặp các dấu hiệu bất thường như: không thoải mái khi cắn hoặc mở miệng, có tiếng kêu trong quá trình cắn, khó khăn khi đóng hoặc mở miệng, lệch khớp cắn,… thì chúng có thể là dấu hiệu tình trạng khớp cắn không ổn định.

Những vấn đề phát sinh này có thể xuất phát do kỹ thuật hàn trám không đúng cách hoặc tay nghề, chuyên môn của bác sĩ kém. Khi đó, bạn cần liên hệ các nha khoa uy tín để được kiểm tra và xử trí kịp thời.

Tránh ăn uống trong 1 tiếng đầu tiên sau khi trám

Như đã chia sẻ trên đây, sau khi vừa trám răng, vật liệu trám sẽ cần một khoảng thời gian để đông cứng và cố định trên răng. Vì vậy, việc ăn uống ngay lập tức có thể khiến miếng trám bị vỡ, bể, bong tróc. Ngoài ra, điều này cũng ảnh hưởng không nhỏ đến tính ổn định của chúng.

Bên cạnh đó, khi miếng trám chưa được ổn định hoàn toàn, chúng có thể bị nhiễm màu thực phẩm. Điều này khiến màu sắc răng bị mất đồng bộ, gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ. Do đó, để bảo vệ miếng trám, đảm bảo hiệu quả điều trị, các chuyên gia nha khoa luôn khuyến nghị mọi người tránh ăn uống trong vòng 1 tiếng đầu tiên sau khi vừa thực hiện trám.

Tránh ăn uống trong một giờ đầu tiên sau khi thực hiện trám
Tránh ăn uống trong một giờ đầu tiên sau khi thực hiện trám

Bỏ thói quen nghiến răng

Nghiến răng, đặc biệt là vào ban đêm là thói quen xấu có thể khiến men răng bị mài mòn. Đồng thời, áp lực cộng với ma sát liên tục từ việc làm này có thể khiến miếng trám bị bong ra. Vì vậy, sau khi hàn trám răng, bạn nên hạn chế thói quen này.

Một số phương pháp giúp cải thiện tình trạng nghiến răng sau hàn trám hiệu quả bạn có thể tham khảo:

  • Đeo hàm bảo vệ: Sử dụng hàm bảo vệ vào ban đêm là một trong những cách hạn chế tình trạng nghiến răng đáng tham khảo. Hàm này sẽ giúp miếng trám được bảo vệ khỏi những áp lực và ma sát từ việc nghiến răng, duy trì tính ổn định hiệu quả.
  • Áp dụng mẹo dân gian: Có không ít mẹo dân gian giúp giảm thiểu thói quen nghiến răng như dùng gối tàm sa, ăn đậu đen hầm muối,… Bạn có thể linh hoạt áp dụng để cải thiện tình trạng này.

Trên đây là những thông tin hữu ích, chia sẻ chi tiết về cách chăm sóc răng miệng sau khi trám. Hy vọng, bạn đọc đã giải đáp được băn khoăn trám răng xong có đánh răng được không. Để cập nhật những kiến thức nha khoa thú vị khác, đừng bỏ lỡ các bài viết tiếp theo của chúng tôi bạn nhé!

====================================

Top Nha Khoa – Chuyên cung cấp kiến thức, tin tức trong lĩnh vực nha khoa
Website: https://daisynhakhoa.vn/
Twitter: https://twitter.com/topnhakhoa
Pinterest: https://www.pinterest.com/topnhakhoa/
Linked: https://www.linkedin.com/in/topnhakhoa/

====================================

Một số bài viết bạn có thể quan tâm thêm:

Hiểu thế nào về trám răng Fuji và những điều cần biết về phương pháp này

Thông tin về phương pháp trám răng bằng GlassIonomer Cement

Trám răng và hàn trám răng có phải là 2 phương pháp khác nhau không?
Đánh giá bài viết