[Giải đáp nhanh] Trám răng rồi có niềng được không?

Trám răng là thủ thuật nha khoa phổ biến, áp dụng để khắc phục tình trạng răng sâu, mẻ, vỡ,… Phương pháp này được thực hiện nhanh chóng, an toàn và mang tính thẩm mỹ cao. Tuy nhiên, nhiều người luôn băn khoăn liệu trám răng rồi có niềng được không. Bài viết này sẽ […]

POSTED: 03/07/2024

Nội dung đã được kiểm duyệt bởi Đội ngũ bác sỹ chuyên nghiệp

 [Giải đáp nhanh] Trám răng rồi có niềng được không?
Trám răng là thủ thuật nha khoa phổ biến, áp dụng để khắc phục tình trạng răng sâu, mẻ, vỡ,… Phương pháp này được thực hiện nhanh chóng, an toàn và mang tính thẩm mỹ cao. Tuy nhiên, nhiều người luôn băn khoăn liệu trám răng rồi có niềng được không. Bài viết này sẽ giải đáp thắc mắc chi tiết. Mời bạn đọc cùng Top Nha Khoa tham khảo ngay nhé.

Trám răng rồi có niềng được không?

Trám răng là kỹ thuật nha khoa phổ biến, sử dụng vật liệu trám chuyên dụng để bổ sung vào mô răng bị thiếu do sâu răng, sứt mẻ, nứt vỡ,… Nhờ đó, giúp ngăn chặn vi khuẩn xâm nhập, bảo vệ tủy răng và mô xung quanh tránh bị tổn thương. Đồng thời khôi phục hình dáng răng, đảm bảo tính thẩm mỹ và chức năng ăn nhai. Vậy trám răng rồi có niềng răng được không? Câu trả lời là có. Sau khi trám răng, bạn hoàn toàn có thể niềng răng. 

Việc trám răng không ảnh hưởng đến quá trình dịch chuyển răng, tuy nhiên, bạn cần lưu ý một số vấn đề dưới đây:

  • Một số loại vật liệu trám có thể bong tróc hoặc nứt vỡ trong quá trình niềng răng, do lực tác động từ các khí cụ chỉnh nha. Do đó, bác sĩ sẽ cân nhắc lựa chọn các loại vật liệu trám phù hợp với tình trạng răng cụ thể, đảm bảo độ bền, khả năng chịu lực tốt, giúp quá trình chỉnh nha diễn ra thuận lợi.
  • Răng trám ở vị trí chịu lực lớn trong quá trình ăn nhai có nguy cơ bong tróc miếng trám cao hơn. Lúc này, bác sĩ sẽ đánh giá kỹ lưỡng vị trí trám răng và đưa ra phương án điều trị phù hợp.
  • Áp dụng kỹ thuật niềng răng phù hợp với răng đã trám để hạn chế tối đa tác động lên vết trám, tránh làm bong tróc hoặc nứt vỡ.
  • Một số số kỹ thuật niềng răng phù hợp cho răng trám cụ thể như: Niềng răng mắc cài tự buộc hoặc niềng răng trong suốt,…
Trám răng rồi bạn vẫn hoàn toàn có thể niềng răng.
Trám răng rồi bạn vẫn hoàn toàn có thể niềng răng.
Xem thêm => Quá trình trám răng có bảo hiểm y tế không?

Có lưu ý gì khi niềng răng với răng đã trám?

Như đã phân tích trên, sau khi trám răng, bạn hoàn toàn có thể niềng răng. Tuy nhiên, khi niềng răng với răng đã trám, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau để đảm bảo kết quả tốt nhất và an toàn cho sức khỏe răng miệng:

Lựa chọn nha khoa uy tín

Bạn cần tìm hiểu kỹ lưỡng và lựa chọn nha khoa uy tín, công nghệ hiện đại, đội ngũ bác sĩ niềng răng giỏi có chuyên môn cao, nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực chỉnh nha. Đây là yếu tố vô cùng quan trọng, giúp mang lại tỷ lệ thành công của case niềng răng. Bác sĩ sẽ đánh giá kỹ lưỡng tình trạng răng miệng, vị trí và chất liệu trám. Từ đó, đưa ra phác đồ điều trị phù hợp, đảm bảo an toàn, hiệu quả cho cả quá trình chỉnh nha và bảo vệ răng đã trám.

Bạn cần lựa chọn địa chỉ nha khoa uy tín để đảm bảo an toàn và mang lại kết quả chỉnh nha cao.
Bạn cần lựa chọn địa chỉ nha khoa uy tín để đảm bảo an toàn và mang lại kết quả chỉnh nha cao.

Hiện nay, Top Nha Khoa là địa chỉ niềng răng đáng tin cậy được nhiều khách hàng lựa chọn. Quy tụ đội ngũ bác sĩ giỏi, nhiều năm kinh nghiệm, thực hiện thành công hàng ngàn case niềng răng, mang lại nụ cười rạng rỡ cho hàng ngàn khách hàng. Tại Top Nha Khoa, ứng dụng công nghệ quét dấu răng iTero Element 5D plus, giúp khách hàng biết trước kết quả chỉnh nha chỉ sau 30s. Đặc biệt, mỗi khách hàng khi đến thăm khám đều được áp dụng theo mô hình tiêu chuẩn 1:1, 1 bác sĩ – 1 phòng nha – 1 bộ dụng cụ riêng biệt, mang đến không gian riêng tư, thoải mái cho khách hàng. Vì vậy, đây là một trong những địa chỉ niềng răng mà bạn có thể tham khảo.

Cung cấp đầy thông tin về tình trạng răng miệng

Khi đến thăm khám và tư vấn niềng răng, bạn cần cung cấp đầy đủ thông tin về tình trạng răng miệng cho bác sĩ nha khoa, bao gồm cả việc bạn đã trám răng. Điều này giúp bác sĩ nắm rõ tình trạng răng miệng cụ thể, loại vật liệu trám và vị trí trám để có phương án điều trị phù hợp.

Tuân thủ hướng dẫn chăm sóc răng miệng

Vệ sinh răng miệng kỹ lưỡng rất quan trọng trong quá trình niềng răng, đặc biệt là đối với răng đã trám. Bác sĩ sẽ hướng dẫn bạn cách vệ sinh răng miệng đúng cách, sử dụng dụng cụ vệ sinh răng miệng phù hợp để đảm bảo loại bỏ thức ăn thừa và mảng bám hiệu quả, tránh ảnh hưởng đến răng đã trám và sức khỏe răng miệng. Vì vậy, bạn cần tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ nhé.

Khám nha khoa định kỳ

Thăm khám nha khoa định kỳ theo lịch hẹn của bác sĩ là rất cần thiết. Bác sĩ sẽ thăm khám, theo dõi tiến độ dịch chuyển của răng, đồng thời điều chỉnh lực kéo phù hợp với kế hoạch ban đầu. Bên cạnh đó, bác sĩ kiểm tra, phát hiện sớm bệnh lý răng miệng, các vấn đề tiềm ẩn liên quan đến răng đã trám để điều trị kịp thời nếu có.

Thăm khám nha khoa định kỳ là cách tốt nhất để bảo vệ sức khỏe răng miệng và giúp quá trình niềng răng diễn ra thuận lợi.
Thăm khám nha khoa định kỳ là cách tốt nhất để bảo vệ sức khỏe răng miệng và giúp quá trình niềng răng diễn ra thuận lợi.
Xem thêm => Quá trình trám răng có cần phải chích thuốc tê hay không?

Trường hợp nào cần trám răng trước khi niềng?

Trong một số trường hợp, việc trám răng trước khi niềng là điều rất cần thiết để đạt kết quả cao và đảm bảo an toàn cho quá trình chỉnh nha. Dưới đây là những trường hợp cụ thể:

Răng sâu

Răng bị sâu là nguyên nhân hàng đầu khiến quá trình niềng răng không đạt hiệu quả cao, thậm chí dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như: viêm tủy, áp xe răng. Do đó, trám răng sâu trước khi niềng thường được bác sĩ chỉ định để ngăn chặn sự phát triển của sâu răng, bảo vệ tủy khỏi nguy cơ viêm nhiễm. Đồng thời, tạo điều kiện thuật lợi cho các răng dịch chuyển về vị trí đúng trên cung hàm, giảm thiểu cảm giác khó chịu, ê buốt răng trong suốt quá trình chỉnh nha.

Răng bị sâu cần được trám răng trước khi niềng.
Răng bị sâu cần được trám răng trước khi niềng.

Răng mẻ, vỡ

Răng mẻ, vỡ cho chấn thương hoặc tác động ngoại lực có thể gây ra các vấn đề về thẩm mỹ, chức năng ăn nhai và tác động tiêu cực đến sức khỏe răng miệng. Lúc này, trám răng mẻ trước khi niềng giúp phục hồi hình dạng và chức năng của răng; ngăn ngừa tổn thương do răng mòn, sứt mẻ. Đặc biệt, trám răng mẻ, vỡ khi niềng giúp quá trình chỉnh nha diễn ra thuận lợi hơn.

Răng bị mẻ gây mất thẩm mỹ, cần trám răng để phục hồi hình dáng và chức năng của răng trước khi niềng.
Răng bị mẻ gây mất thẩm mỹ, cần trám răng để phục hồi hình dáng và chức năng của răng trước khi niềng.

Răng thưa

Tình trạng răng thưa không chỉ gây mất thẩm mỹ mà còn khiến thức ăn dễ bị mắc kẹt lại. Từ đó gây sâu răng, viêm nướu, viêm nha chu và các bệnh lý răng miệng đáng lo ngại khác. Trám răng thưa trước khi niềng giúp thu hẹp khoảng cách giữa các răng, dễ dàng vệ sinh răng miệng, tạo điều kiện để răng di chuyển thuận lợi trong quá trình niềng răng.

Răng thưa dễ bị mắc thức ăn, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển gây nên bệnh lý răng miệng.
Răng thưa dễ bị mắc thức ăn, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển gây nên bệnh lý răng miệng.

Ngoài ra, một số trường hợp khác cũng có thể cần trám răng trước khi niềng như: Răng bị xỉn màu, đổi màu do nhiễm Tetracycline; răng có khiếm khuyết về hình dạng, kích thước,… Tuy  nhiên, việc quyết định trường hợp nào cần trám răng trước khi niềng còn phụ thuộc vào tình trạng răng miệng cụ thể của mỗi người. Khi bạn đến nha khoa thăm khám, bác sĩ sẽ tư vấn kỹ lưỡng, giúp đưa ra phương pháp điều trị phù hợp nhất.

Những câu hỏi thường gặp

Bên cạnh việc thắc mắc trám răng rồi có niềng răng được không, nhiều người còn quan tâm đến một số vấn đề dưới đây.

Niềng răng có làm bung vết trám không?

Niềng răng có làm bung vết trám không là một trong những vấn đề được nhiều khách hàng thắc mắc. Trên thực tế, nguy cơ bung vết trám trong quá trình niềng răng còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm: loại vật liệu trám, vị trí răng trám, kỹ thuật niềng răng và chế độ chăm sóc răng miệng của bệnh nhân. Tuy nhiên, bạn không cần quá lo lắng về vấn đề này. Nếu bạn tìm hiểu kỹ lưỡng, lựa chọn nha khoa uy tín, bác sĩ có tay nghề cao, đồng thời tuân thủ đúng theo hướng dẫn của bác sĩ nha khoa, nguy cơ bung vết trám sẽ được giảm thiểu tối đa.

Niềng răng được thực hiện ở địa chỉ nha khoa uy tín giúp giảm thiểu tối đa tình trạng bung vết trám.
Niềng răng được thực hiện ở địa chỉ nha khoa uy tín giúp giảm thiểu tối đa tình trạng bung vết trám.

Phương pháp niềng răng nào phù hợp với răng đã trám?

Hiện nay, công nghệ nha khoa ngày càng phát triển và có nhiều bước tiến vượt bậc. Trên thị trường có rất nhiều phương pháp niềng răng, cụ thể là: niềng răng mắc cài kim loại, niềng răng mắc cài sứ, niềng răng mắc cài tự buộc và niềng răng trong suốt. Tuy nhiên, phương pháp niềng răng mắc cài tự buộc và niềng răng trong suốt là những lựa chọn phù hợp cho răng đã trám.

Niềng răng trong suốt Invisalign là một trong những phương pháp niềng răng phù hợp với răng đã trám.
Niềng răng trong suốt Invisalign là một trong những phương pháp niềng răng phù hợp với răng đã trám.

Mỗi phương pháp niềng răng đều có ưu điểm và nhược điểm khác nhau, vì vậy, bạn cần thăm khám để bác sĩ tư vấn phù hợp với tình trạng răng hiện tại và nhu cầu cũng như điều kiện tài chính của mình nhé.

Có cần tái khám nha sĩ khi đang niềng răng?

Trong quá trình niềng răng, việc tái khám nha sĩ định kỳ là rất quan trọng giúp quá trình chỉnh nha diễn ra thuận lợi và đạt hiệu quả như mong muốn. Tại đây, bác sĩ nha khoa kiểm tra quá trình di chuyển của răng, điều chỉnh lực tác động lên răng phù hợp, đảm bảo răng di chuyển đúng kế hoạch ban đầu, tối ưu hóa hiệu quả niềng và hạn chế tối đa các biến chứng. Bên cạnh đó, nhằm phát hiện sớm các bệnh lý răng miệng răng miệng và điều trị kịp thời nếu có.

Trong quá trình niềng răng, bạn cần tuân thủ lịch thăm khám định kỳ của bác sĩ.
Trong quá trình niềng răng, bạn cần tuân thủ lịch thăm khám định kỳ của bác sĩ.

Hy vọng thông tin trong bài viết trên giúp bạn đọc giải đáp được thắc mắc trám răng rồi có niềng răng được không. Niềng răng là một quá trình phức tạp, tùy thuộc vào tình trạng răng của mỗi người, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều phù hợp, đảm bảo an toàn và mang lại hiệu quả cao. Vì vậy, nếu có nhu cầu niềng răng khi đã trám răng, bạn cần đến bác sĩ thăm khám nhé. Nếu có bất cứ thắc mắc nào cần được giải đáp, đừng ngần ngại, liên hệ đến hotline 1900 9009 của Top Nha Khoa để được hỗ trợ nhanh chóng.

======================================

Top Nha Khoa – Chuyên cung cấp kiến thức, tin tức trong lĩnh vực nha khoa

Website: https://daisynhakhoa.vn/

Email: daisynhakhoa.vn@gmail.com

Địa chỉ: 108 Đ. Bạch Đằng, Phường 24, Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh

Đánh giá bài viết