[Vấn đáp] Trám răng lấy tủy mất bao lâu? 

Trám răng lấy tủy mất bao lâu là thắc mắc thường gặp của nhiều người, đặc biệt là đối với những người đang gặp phải tình trạng viêm tủy răng hoặc có ý định bọc răng sứ. Trên thực tế, thời gian lấy tủy phụ thuộc vào tình trạng răng miệng của mỗi người. Vậy […]

POSTED: 03/07/2024

Nội dung đã được kiểm duyệt bởi Đội ngũ bác sỹ chuyên nghiệp

 [Vấn đáp] Trám răng lấy tủy mất bao lâu? 
Trám răng lấy tủy mất bao lâu là thắc mắc thường gặp của nhiều người, đặc biệt là đối với những người đang gặp phải tình trạng viêm tủy răng hoặc có ý định bọc răng sứ. Trên thực tế, thời gian lấy tủy phụ thuộc vào tình trạng răng miệng của mỗi người. Vậy cần bao lâu để trám răng lấy tủy? Quy trình này diễn ra như thế nào? Theo dõi ngay bài viết dưới đây của Top Nha Khoa để được giải đáp chi tiết, bạn nhé!

Trám răng lấy tủy mất bao lâu? 

Trám răng (hay còn được gọi là hàn răng) là kỹ thuật sử dụng vật liệu chuyên dụng trong nha khoa để bù vào phần mô răng bị khuyết thiếu. Phương pháp này không chỉ giúp khôi phục hình dáng răng, mà còn đảm bảo tính thẩm mỹ và chức năng ăn nhai. Tuy nhiên, đối với tình trạng răng bị viêm tủy, hoại tử tủy răng, bác sĩ sẽ tiến hành điều trị tủy trước khi trám răng. 

Điều trị tủy là quy trình lần lượt từng bước với mục đích loại bỏ sạch sẽ phần tủy răng bị viêm nhiễm, tổn thương trong buồng tủy. Đồng thời, bác sĩ cũng sẽ vệ sinh và trám bít ống tủy. Nhờ đó, người bệnh có thể tránh được tình trạng mất răng.

Đây là kỹ thuật loại bỏ phần tủy răng bị viêm, giúp bảo tồn răng thật.
Đây là kỹ thuật loại bỏ phần tủy răng bị viêm, giúp bảo tồn răng thật.

Nhiều người thắc mắc rằng trám răng lấy tủy mất bao lâu? Trên thực tế, thời gian lấy tủy răng của mỗi ca điều trị phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Trong đó, số lượng ống tủy răng là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến thời gian điều trị. Răng có nhiều ống tủy và nhánh phức tạp sẽ đòi hỏi bác sĩ nhiều thời gian hơn để làm sạch và điều trị triệt để. Trong một số trường hợp, có thể cần chia thành nhiều lần hẹn để hoàn thành quá trình này.

Tình trạng sức khỏe răng miệng của bệnh nhân cũng ảnh hưởng đáng kể. Nếu người bệnh mắc các bệnh lý khác như ổ nhiễm trùng chóp răng hoặc viêm nướu, thời gian điều trị có thể kéo dài hơn do cần xử lý các vấn đề này trước khi tiến hành điều trị tủy. Ngoài ra, tay nghề bác sĩ cũng là một trong những yếu tố quyết định thời gian trám răng lấy tủy

Nhìn chung, một ca điều trị tủy răng đơn giản có thể hoàn thành trong 1-2 giờ, trong khi các trường hợp phức tạp có thể kéo dài qua nhiều lần hẹn.

Xem thêm => Trong quá trình trám răng liệu có cần bọc sứ không?

Quy trình trám răng lấy tủy diễn ra như thế nào?

Thực tế, thời gian trám răng lấy tủy mất bao lâu còn phụ thuộc vào quy trình trám răng lấy tủy. Nếu ca điều trị tủy diễn ra theo đúng quy trình và được tiến hành bởi bác sĩ giỏi chuyên môn thì thời gian thực hiện sẽ không quá chênh lệch so với kế hoạch ban đầu. Thông thường, quy trình trám răng lấy tủy sẽ diễn ra theo các bước sau: 

  • Bước 1: Bác sĩ sẽ kiểm tra kỹ lưỡng tình trạng răng, chụp X-quang để đánh giá mức độ tổn thương và lên phương án điều trị phù hợp nhất.
  • Bước 2: Bước tiếp theo là gây tê vùng răng cần điều trị. Bác sĩ sẽ tiêm thuốc tê để đảm bảo bệnh nhân không cảm thấy đau đớn trong suốt quá trình.
  • Bước 3: Sau đó, bác sĩ đặt đế cao su ở răng cần trám, giúp kiểm soát nhiễm trùng và bảo vệ các mô xung quanh.
  • Bước 4: Tiếp đến, bác sĩ sẽ mở ống tủy và lấy tủy. Quá trình này được thực hiện cẩn thận bằng các dụng cụ chuyên dụng để loại bỏ toàn bộ phần tủy bị nhiễm trùng.
  • Bước 5: Sau khi lấy hết tủy, bác sĩ sẽ tiến hành tạo hình ống tủy, làm sạch ống tủy để chuẩn bị cho việc trám bít.
  • Bước 6: Bước quan trọng tiếp theo là trám bít ống tủy. Bác sĩ sẽ sử dụng vật liệu đặc biệt để lấp đầy ống tủy đã được làm sạch, ngăn chặn vi khuẩn xâm nhập và tái nhiễm trùng. Cuối cùng, phần thân răng sẽ được trám lại hoặc bọc sứ tùy theo tình trạng răng.
  • Bước 7: Sau khi hoàn tất quá trình trám răng lấy tủy, bệnh nhân sẽ được hẹn tái khám. Trong lần tái khám này, bác sĩ sẽ kiểm tra kết quả điều trị, đảm bảo răng đã hồi phục tốt và không có biến chứng. Nếu cần thiết, bác sĩ có thể tiến hành các bước điều trị bổ sung hoặc phục hình cuối cùng cho răng.
Sau khi mở buồng tủy và lấy sạch mô tủy bị viêm nhiễm, bác sĩ sẽ tiến hành trám răng.
Sau khi mở buồng tủy và lấy sạch mô tủy bị viêm nhiễm, bác sĩ sẽ tiến hành trám răng.
Xem thêm => Khi trám răng có được bảo hiểm y tế hay không?

Những lưu ý sau khi trám răng lấy tủy

Tủy răng là tổ chức đặc biệt chứa mạch máu và dây thần kinh bên trong răng. Bộ phận này không chỉ có khả năng dẫn truyền cảm giác cho răng mà còn cung cấp dinh dưỡng để nuôi sống răng. Vậy nên răng đã điều trị tủy sẽ trở nên nhạy cảm và dễ bị tổn thương hơn. Để bảo vệ răng đã lấy tủy, bạn nên lưu ý một số điều như sau: 

  • Trong những ngày đầu sau khi trám răng lấy tủy,  bạn nên nhai chậm, nhai kỹ thức ăn. Đồng thời nhai đều ở khắp các răng nhằm tránh tình trạng dồn lực nhai vào răng vừa trám lấy tủy, khiến răng có nguy cơ bị mẻ, vỡ. 
  • Súc miệng bằng nước muối sinh lý hoặc nước muối ấm để loại bỏ cặn thức ăn còn sót lại, đồng thời hạn chế tình trạng vi khuẩn sinh sôi, phát triển và tấn công răng. 
  • Sau khi trám răng lấy tủy, bạn nên chải răng bằng bàn chải lông mềm. Không chỉ có khả năng loại bỏ mảng bám, bàn chải lông mềm còn bảo vệ nướu răng và hạn chế ảnh hưởng đến vết trám. Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng chỉ nha khoa để làm sạch mảng bám ở kẽ răng và những vị trí khó tiếp cận. 
  • Dù đã điều trị tủy răng, cũng như thực hiện khâu phục hình răng, thế nhưng bạn vẫn nên đến nha khoa định kỳ 3 – 6 tháng lần để được thăm khám định kỳ. Trong trường hợp răng miệng có vấn đề vấn thường, bác sĩ sẽ tiến hành điều trị kịp thời.
  • Nếu sau khi trám răng lấy tủy, bạn vẫn có cảm giác đau nhức, ê buốt, thậm chí tình trạng này diễn ra trong thời gian dài thì nên đến nha khoa để thăm khám trong thời gian sớm nhất. Sau khi kiểm tra và xác định nguyên nhân như lấy tủy chưa sạch hoặc điều trị tủy không đúng kỹ thuật làm tổn thương các mô mềm và dây thần kinh.
Tuyệt đối không dùng răng để cứng thực phẩm hoặc đồ vật cứng vì có thể ảnh hưởng đến vết trám.
Tuyệt đối không dùng răng để cứng thực phẩm hoặc đồ vật cứng vì có thể ảnh hưởng đến vết trám.
Xem thêm => Khi trám răng xong có được đánh răng hay không?

Những câu hỏi thường gặp

Không chỉ thắc mắc trám răng lấy tủy mất bao lâu, người bệnh còn băn khoăn về một số vấn đề liên quan đến thủ thuật này. Cụ thể như sau:

Trám răng lấy tủy có đau không?

Không ít người lo lắng trám răng lấy tủy có đau hay không. Trên thực tế, trước khi điều trị tủy răng, bác sĩ sẽ sử dụng thuốc gây tê cục bộ nhằm giúp người bệnh không đau nhức, căng thẳng trong suốt quá trình điều trị. Tuy nhiên, sau khi thuốc tê hết tác dụng, bạn có thể gặp một vài triệu chứng như ê buốt, đau nhức nhẹ. Dù vậy, người bệnh cũng không phải quá lo lắng vì tình trạng khó chịu này vẫn có thể được kiểm soát bằng thuốc giảm đau không kê đơn và thuyên giảm sau một vài ngày. 

Ngoài ra, bạn cũng nên tìm kiếm và lựa chọn địa chỉ nha khoa uy tín, quá trình trám răng lấy tủy được trực tiếp thực hiện bởi bác sĩ tay nghề cao, nhiều năm kinh nghiệm trong nghề để đảm bảo an toàn và hiệu quả. Nếu được điều trị tủy bởi bác sĩ giỏi, kỹ thuật lấy tủy chính xác, dứt khoát thì sẽ giảm bớt đau đớn cho người bệnh.

Sau khi thuốc gây tê hết tác dụng, bạn có thể cảm thấy ê buốt, đau nhức nhẹ.
Sau khi thuốc gây tê hết tác dụng, bạn có thể cảm thấy ê buốt, đau nhức nhẹ.

Trám răng lấy tủy giá bao nhiêu?

Bên cạnh trám răng lấy tủy mất bao lâu, đa số người bệnh còn quan tâm đến chi phí điều trị. Thực tế, chi phí trám răng lấy tủy phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác nhau. Thông thường, chi phí điều trị tủy và trám phục hình sẽ rơi vào khoảng từ 300.000 – 1.500.000 VNĐ/răng tùy vào từng trường hợp. 

Các yếu tố ảnh hưởng đến giá bao gồm vị trí của răng cần điều trị, mức độ phức tạp của ca bệnh, kỹ thuật và vật liệu sử dụng, cơ sở vật chất tại nha khoa… Cụ thể hơn, răng cửa thường có chi phí thấp hơn so với răng hàm do cấu trúc đơn giản hơn. Trong một số trường hợp, bác sĩ sẽ yêu cầu chụp X-quang, đặt chốt hoặc bọc răng sứ để phục hình. Để biết cụ thể chi phí trám răng, bạn nên đến gặp bác sĩ để được kiểm tra và tư vấn. 

Trám răng lấy tủy có bền không?

Tương tự như trám răng lấy tủy mất bao lâu, người bệnh cũng băn khoăn về độ bền của răng sau khi điều trị. Theo chuyên gia, độ bền của việc trám răng lấy tủy phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác nhau. Nếu được thực hiện đúng kỹ thuật và chăm sóc tốt, răng đã lấy tủy và trám có thể tồn tại lâu dài, thậm chí suốt đời. 

Chất lượng của quá trình điều trị, tay nghề bác sĩ và vật liệu sử dụng đóng vai trò quan trọng trong việc quyết định độ bền. Ngoài ra, cách chăm sóc răng miệng hàng ngày của người bệnh cũng có ảnh hưởng lớn đến độ bền. Vệ sinh răng miệng đúng cách hằng ngày, xây dựng chế độ ăn uống khoa học và không dùng răng để cắn đồ vật cứng sẽ giúp răng duy trì được độ chắc khỏe lâu dài. 

Nếu được chăm sóc, vệ sinh răng miệng đúng cách, răng đã lấy tủy vẫn có thể sử dụng được trong thời gian dài.
Nếu được chăm sóc, vệ sinh răng miệng đúng cách, răng đã lấy tủy vẫn có thể sử dụng được trong thời gian dài.

Mặc dù vậy, răng đã lấy tủy có thể trở nên yếu hơn theo thời gian và dễ bị nứt hoặc gãy. Trong trường hợp này, bác sĩ sẽ can thiệp bằng cách tái điều trị hoặc nhổ răng và tư vấn cấy ghép Implant để phục hình răng. 

Bài viết trên đã giải đáp thắc mắc trám răng lấy tủy bao lâu, cũng như cung cấp một số thông tin cần thiết khác về vấn đề này. Nhìn chung, quá trình điều trị tủy và trám phục hình răng thường diễn ra trong khoảng 2 – 3 lần hẹn (tức 5 – 6 ngày), mỗi buổi hẹn sẽ kéo dài khoảng 30 – 45 phút. Tùy vào tình trạng răng của mỗi người mà quá trình này sẽ diễn ra nhanh chóng hoặc kéo dài hơn. Để biết được cụ thể thời gian điều trị tủy, trám răng của bản thân sẽ diễn ra trong bao lâu, bạn nên đến gặp trực tiếp để được thăm khám và tư vấn. Liên hệ hotline của Top Nha Khoa qua số 1900 9009 để đặt lịch hẹn bạn nhé!

======================================

Top Nha Khoa – Chuyên cung cấp kiến thức, tin tức trong lĩnh vực nha khoa

Website: https://daisynhakhoa.vn/

Email: daisynhakhoa.vn@gmail.com

Địa chỉ: 108 Đ. Bạch Đằng, Phường 24, Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh

Đánh giá bài viết