Trám răng Composite là gì? Có bền và tốt hay không?

Trám răng Composite là vật liệu hàn trám răng được sử dụng phổ biến trên thị trường hiện nay. Không chỉ giúp khôi phục chức năng ăn nhai, phương pháp này còn đảm bảo tính thẩm mỹ cho răng. Vậy trám răng Composite là gì? Trong bài viết dưới đây, Top Nha Khoa sẽ cung […]

POSTED: 23/10/2024
 Trám răng Composite là gì? Có bền và tốt hay không?
Trám răng Composite là vật liệu hàn trám răng được sử dụng phổ biến trên thị trường hiện nay. Không chỉ giúp khôi phục chức năng ăn nhai, phương pháp này còn đảm bảo tính thẩm mỹ cho răng. Vậy trám răng Composite là gì? Trong bài viết dưới đây, Top Nha Khoa sẽ cung cấp một số thông tin giải đáp về phương pháp này, cùng theo dõi nhé!

Trám răng Composite là gì? 

Trám răng là kỹ thuật sử dụng vật liệu chuyên dụng trong nha khoa để bổ sung vào phần mô răng bị khuyết, nhằm khôi phục chức năng và tính thẩm mỹ của răng. Trên thị trường hiện nay, có nhiều loại vật liệu hàn trám răng như amalgam, GIC cement, kim loại,… Tuy nhiên composite là loại vật liệu được nhiều người ưa chuộng nhờ sở hữu nhiều loại ưu điểm vượt trội. 

Vậy vật liệu trám răng Composite là gì? Đây là loại nhựa tổng hợp dùng để trám răng trong nha khoa. Vật liệu composite được cấu tạo từ một số nguyên liệu như Urethane dimethacrylate (UDMA), nhựa Bisphenol A-glycidyl Methacrylate (BIS GMA), semi-crytalline polymer (PEX) và silica. Composite có màu trắng tương tự như răng thật và không phản ứng với nước bọt. Thông thường, trám răng Composite thường được dùng để phủ bít răng hỏng, hỗ trợ điều trị một số bệnh lý răng miệng như sâu răng, lộ cổ chân răng, mòn men răng,…

Trám răng Composite có bền không? 

Bên cạnh thắc mắc trám răng Composite có bền không thì nhiều người còn băn khoăn về chất lượng của vật liệu trám răng này. Với kỹ thuật tiên tiến và vật liệu chất lượng, trám răng Composite không chỉ mang đến tính thẩm mỹ như răng thật mà còn có độ bền cao. Tuy nhiên, trên thực tế, độ bền của loại vật liệu này còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác nhau. 

  • Cơ sở điều trị và tay nghề bác sĩ: Nếu quá trình trám răng được thực hiện bởi bác sĩ giỏi chyên, nhiều năm kinh nghiệm trong nghề, vết trám sẽ có độ chính xác cao. Đồng thời, miếng trám cũng sẽ bền lâu hơn. 
  • Chế độ ăn uống và vệ sinh răng miệng: Thực phẩm mà bạn ăn uống hằng ngày cũng sẽ góp phần quyết định độ bền của miếng trám răng. Nếu thường xuyên ăn các loại thực phẩm có màu sẫm, cứng hoặc dùng răng để mở nắp hộp, nắp chai thì miếng trám có thể bong tróc hoặc đổi màu. 

Nếu so sánh Composite với các vật liệu trám răng khác, thì vật liệu này tuy bền nhưng lại có tuổi thọ ngắn hơn. Nếu được chăm sóc tốt, vật liệu trám răng Composite có tuổi thọ khoảng 7 – 10 năm. Trong khi đó, vật liệu trám răng kim loại như vàng hoặc sứ sẽ có độ bền cao hơn.

Trám răng composite giá bao nhiêu?

Trám răng composite giá bao nhiêu?
Trám răng composite giá bao nhiêu?

Tại một số nha khoa, chi phí trám răng Composite sẽ rơi vào khoảng 200.000 – 300.000 VNĐ/răng. Tuy nhiên, mức giá trám răng cụ thể ở từng trường hợp sẽ khác nhau tùy vào tình trạng răng, cũng như số lượng răng cần trám. Nếu răng bị sâu nặng, lỗ sâu lớn thì khi trám bác sĩ cần sử dụng kỹ thuật khó hơn. Bên cạnh đó, chi phí điều trị cho các trường hợp phức tạp cũng cao hơn. Mức giá trám răng trong một số trường hợp có thể kể đến như sau: 

  • Trám răng sữa: 100.000 – 150.000 VNĐ/răng. 
  • Trám kẽ răng: 400.000 VNĐ/răng. 
  • Răng sâu men: 300.000 VNĐ/răng. 
  • Răng bị mòn cổ: 300.000 VNĐ/răng.
  • Răng sâu lỗ nhỏ: 300.000 – 400.000 VNĐ/răng. 
  • Răng sâu lỗ to: 400.000 – 500.000 VNĐ/răng.
  • Trám răng sau khi điều trị tủy: 400.000 VNĐ/răng. 

Ngoài ra, chi phí trám răng còn phụ thuộc vào cơ sở nha khoa mà bạn lựa chọn. Do đó, để biết được mức giá cụ thể, bạn cần đến trực tiếp nha khoa để được thăm khám và tư vấn.

Trám răng composite có đau không?

Có thể nói rằng, trám răng là kỹ thuật khá đơn giản trong nha khoa. Quy trình thực hiện tương đối dễ dàng và nhanh chóng. Tùy vào tình trạng răng, mức độ nghiêm trọng của người bệnh mà bác sĩ sẽ can thiệp vào vị trí tổn thương nhiều hoặc ít. Đối với những trường hợp trám răng thẩm mỹ cho răng thưa hoặc răng sứt mẻ nhỏ, bác sĩ chỉ cần làm sạch vùng răng tại vị trí này, sau đó đắp vậy liệu trám lên. Khi đó, khách hàng sẽ hoàn toàn không thấy đau nhức trong suốt quá trình thực hiện. 

Tuy nhiên, nếu người bệnh bị sâu răng nặng hoặc răng bị mẻ lớn, gây viêm nhiễm tủy răng thì cần thực hiện nhiều bước phức tạp hơn. Cụ thể, sau khi điều trị tủy răng, bác sĩ sẽ tiến hành trám răng bằng vật liệu chuyên dụng. Trong quá trình điều trị tủy, người bệnh sẽ có cảm giác hơi nhói, ê buốt. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể yên tâm vì bác sĩ sẽ gây tê trước khi tiến hành nhằm giảm đau nhức cho khách hàng. 

Thực tế, trám răng composite có đau không còn tùy thuộc vào tay nghề bác sĩ và công nghệ, trang thiết bị mà nha khoa đang ứng dụng. Bác sĩ có chuyên môn cao, kinh nghiệm dày dặn có khả năng kiểm soát và hạn chế cơn đau ở mức thấp nhất. Không chỉ vậy, bác sĩ cũng có thể tạo được miếng trám bám chặt vào răng và đảm bảo tính thẩm mỹ cho răng. 

Trám răng composite có cần mài răng không?

Bên cạnh vấn đề trám răng Composite là gì, nhiều người cũng băn khoăn về việc trám răng bằng loại vật liệu này có cần mài răng không. Theo chuyên gia, trám răng là một trong những phương pháp khôi phục hình dáng và tính thẩm mỹ của răng mà không phải mài răng. Sau khi vệ sinh vùng răng cần trám, bác sĩ sẽ lấp đầy khoảng trống bằng vật liệu Conposite. Trong trường hợp người bệnh bị sâu răng, bác sĩ sẽ loại bỏ các mô răng bị sâu trước, sau đó mới làm sử dụng vật liệu Composite để hàn trám răng. 

Cách chăm sóc răng sau khi trám

Cách chăm sóc răng sau khi trám
Cách chăm sóc răng sau khi trám

Sau khi trám răng, bạn cần chăm sóc đúng cách để đảm bảo tính thẩm mỹ, cũng như giữ độ bền miếng trám lâu nhất có thể. Dưới đây là một số điều cần lưu ý khi trám răng: 

  • Đánh răng ít nhất 2 lần/ngày với bàn chải lông mềm. Bên cạnh đó, bạn có thể sử dụng thêm chỉ nha khoa và nước súc miệng để loại bỏ hoàn toàn các mảng bám và vi khuẩn trong khoang miệng. 
  • Hạn chế dùng răng đã trám để cắn xé thức ăn cứng hoặc dai, đặc biệt là vật cứng như nắp hộp, nắp chai. 
  • Không ăn thức ăn có nhiệt độ quá nóng hoặc quá lạnh. 
  • Bỏ thói quen nghiến răng nếu có. 
  • Hạn chễ các loại thức uống như cà phê, trà, nước ngọt có gas,… bởi các loại thực phẩm này không chỉ gây hỏng men răng mà còn có thể xỉn màu răng. 

Thông tin trên bài cũng đã giải đáp thắc mắc trám răng Composite là gì, đồng thời gợi ý cách chăm sóc răng sau khi trám. Nhìn chung, trám răng Composite là một trong phương pháp hàn răng tối ưu nhất hiện nay. Không chỉ khôi phục hình dáng, chức năng ăn nhai, phương pháp này còn đảm bảo tính thẩm mỹ của răng. Nhanh tay liên hệ hotline 1900 9009 để được tư vấn chi tiết và đặt lịch hẹn thăm khám bạn nhé!

Một số bài viết bạn có thể quan tâm:

Trám răng có cần thiết phải mài không?

Trám răng rồi có cần bọc sứ hay không?

Trám răng rồi có niềng được hay không?
Đánh giá bài viết