Hiện nay, nhu cầu chăm sóc sức khỏe răng miệng ngày càng cao, tuy nhiên lại tốn khá nhiều chi phí. Do đó, nhiều người thường thắc mắc trám răng có bảo hiểm y tế không, bởi nó đóng vai trò quan trọng giúp người bệnh giảm áp lực tài chính khi khám, chữa bệnh. […]
Trám răng là kĩ thuật nha khoa phổ biến, được ứng dụng hầu hết tại các cơ sở nha khoa hiện đại. Trám răng nhằm điều trị bệnh lý răng miệng, khắc phục khuyết điểm răng thưa, mẻ,… giúp khách hàng có được hàm răng đều, đẹp và tự tin hơn.
Căn cứ theo Điều 21, Luật bảo hiểm y tế được sửa đổi bổ sung tại Khoản 14 Điều 1 Luật Bảo hiểm y tế 2014 nêu rõ trường hợp được hưởng bảo hiểm là “những dịch vụ khi khám bệnh, chữa bệnh, phục hồi chức năng, khám thai định kỳ, sinh con nếu chưa được Ngân sách nhà nước chi trả”.
Như vậy, người bệnh sẽ được bảo hiểm chi trả nếu thuộc trường hợp trám răng để điều trị các bệnh lý răng miệng và được bác sĩ chỉ định điều trị. Cụ thể là:
Theo đó, các chi phí mà bảo hiểm chi trả cho bệnh nhân bao gồm phí khám bệnh, điều trị bệnh và thuốc thuộc danh mục được bảo hiểm chi trả. Nếu bạn thuộc những trường hợp trên có thể hoàn toàn yên tâm hưởng bảo hiểm nhé.
Xem thêm => Sau khi trám răng xong có thể niềng được không?
Theo Điều 23 Luật bảo hiểm y tế, được sửa đổi bổ sung tại Khoản 16, Điều 1, Luật Bảo hiểm y tế 2014 quy định rõ trường hợp không được hưởng bảo hiểm y tế là khi sử dụng dịch vụ thẩm mỹ.
Như vậy, căn cứ theo quy định trên, trong trường hợp nếu trám răng thẩm mỹ, bạn hoàn toàn không được hưởng quyền lợi khám, chữa bệnh từ bảo hiểm y tế. Dưới đây là một số trường hợp không được bảo hiểm chi trả:
Đối với dịch vụ trám răng, tỷ lệ chi trả của bảo hiểm y tế sẽ phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của răng sau khi được bác sĩ thăm khám và chính sách bảo hiểm được áp dụng. Thông thường chi phí khám, chữa bệnh khi trám răng để điều trị sâu răng hoặc các bệnh lý răng miệng khác, bảo hiểm sẽ chi trả từ 40% đến 100%.
Cụ thể, bảo hiểm sẽ chi trả 100% nếu bạn khám chữa bệnh, trám răng đúng tuyến. Tuy nhiên, trong trường hợp nếu khám chữa bệnh, trám răng trái tuyến hoặc chuyển tuyến, bạn sẽ được bảo hiểm chi trả từ 40% đến 70%. Quy định tỷ lệ chi trả của bảo hiểm được thể hiện rõ tại Khoản 3 Điều 12 Luật Bảo hiểm y tế 2014.
Khi trám răng, để được bảo hiểm chi trả, bạn cần lưu ý một số điều dưới đây:
Hiện nay, tại các cơ sở nha khoa tư nhân, khi bạn thực hiện dịch vụ trám răng không áp dụng chi trả bảo hiểm y tế. Do đó, nếu bạn trám răng sâu, răng sứt mẻ, cần đến bệnh viện hoặc các trung tâm y tế công lập để thăm khám, điều trị và được hưởng quyền lợi về bảo hiểm y tế.
Khi trám răng, bạn cần thực hiện đúng theo quy trình thăm khám và điều trị giống như khám bệnh thông thường, để được hưởng quyền lợi về bảo hiểm y tế. Quy trình cụ thể như sau:
Nếu sau một thời gian, miếng trám bị rò rỉ, bung bật, thậm chí hư hỏng hoặc xuất hiện các lỗ sâu. Lúc này, bác sĩ sẽ chỉ định thay miếng trám mới để tránh tình trạng nghiêm trọng hơn, ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng. Đối với trường hợp này, việc thay miếng trám xuất phát từ lý do điều trị bệnh lý. Do đó, bạn hoàn toàn được hưởng quyền lợi từ bảo hiểm y tế. Tuy nhiên, trong trường hợp nếu bạn thay miếng trám mới vì mục đích thẩm mỹ sẽ không được bảo hiểm chi trả.
Như vậy, trước khi thăm khám bất kỳ dịch vụ nha khoa nào, bạn cần tìm hiểu thật kỹ về những trường hợp được bảo hiểm chi trả để đảm bảo quyền lợi tốt nhất. Đồng thời giúp bạn tiết kiệm chi phí trong việc chăm sóc răng miệng cũng như bảo vệ sức khỏe răng miệng toàn diện.
Thực tế, chất lượng trám răng khi bạn sử dụng hoặc không sử dụng bảo hiểm đều giống nhau. Sau khi hoàn tất quá trình khám răng, nếu bạn có chế độ chăm sóc tốt, miếng trám có thể tồn tại từ 5-7 năm. Tuy nhiên, một số yếu tố dưới đây có thể ảnh hưởng đến tuổi thọ thực tế của miếng trám:
Thói quen vệ sinh răng miệng
Việc vệ sinh răng miệng đúng cách và khoa học sẽ giúp kéo dài tuổi thọ của miếng trám. Tuy nhiên, nếu vệ sinh răng miệng kém sẽ tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi, phát triển và ảnh hưởng đến tuổi thọ của miếng trám.
Vị trí vùng trám
Miếng trám răng hàm cần sử dụng lực nhiều trong quá trình ăn nhai, do đó tuổi thọ ngắn hơn so với miếng trám ở răng cửa.
Thói quen nghiến răng
Thói quen nghiến răng không chỉ khiến răng bị bào mòn, mất men răng, ê buốt mà còn gây áp lực lên miếng trám. Điều này dẫn đến miếng trám dễ bị bong tróc và sứt mẻ, thậm chí hư hỏng.
Thói quen ăn uống hằng ngày
Trong trường hợp nếu bạn thường xuyên tiêu thụ các loại thực phẩm có hàm lượng đường cao, nhiều axit khiến vi khuẩn tấn công khiến miếng trám dễ bị hư hỏng. Do đó, bạn cần hạn chế những loại thực phẩm trên, đồng thời vệ sinh răng miệng kỹ lưỡng sau khi ăn bằng kem đánh răng có chứa flour, kết hợp chỉ nha khoa và nước súc miệng để duy trì tuổi thọ của miếng trám và bảo vệ sức khỏe răng miệng tốt nhất.
Theo các bác sĩ chuyên khoa, sau khi trám răng, việc người bệnh đánh răng là rất cần thiết để vệ sinh và bảo vệ răng miệng toàn diện. Tuy nhiên, nếu trong trường hợp khi vừa mới trám răng xong, vết trám chưa được đông cứng lại, việc đánh răng sẽ làm trôi vật liệu trám.
Thực tế, mỗi loại vật liệu trám sẽ có thời gian đông cứng khác nhau, do đó, bạn nên tìm hiểu kỹ lưỡng. Điều này, giúp bạn cân nhắc được thời gian đông cứng vật liệu trám để thực hiện đánh răng vệ sinh răng miệng mà không ảnh hưởng đến vật liệu trám. Trong trường hợp nếu bạn trám răng vào buổi sáng và đến tối bạn có thể đánh răng mà không sợ gây ảnh hưởng. Tuy nhiên, để đảm bảo kết quả cao và duy trì tuổi thọ của miếng trám, nha sĩ sẽ hướng dẫn bạn chi tiết chăm sóc răng miệng đúng cách sau khi trám răng, bao gồm cả thời gian đánh răng phù hợp.
Trám răng là một trong những dịch vụ nha khoa được hưởng bảo hiểm y tế khi bác sĩ chỉ định. Tuy nhiên, hiện nay chi phí trám răng trên thị trường không quá cao, do đó, bạn có thể linh hoạt sắp xếp lịch hẹn thăm khám và trám răng tại các nha khoa tư nhân để tiết kiệm thời gian chờ đợi. Tại các nha khoa uy tín, trám răng không áp dụng bảo hiểm y tế, nhưng chi phí vẫn hợp lý và phải chăng, phù hợp với khả năng tài chính của nhiều đối tượng khách hàng.
Những thông tin trên, chắc chắn bạn đọc đã có câu trả lời về vấn đề trám răng có bảo hiểm y tế không. Như vậy, trám răng sẽ được bảo hiểm chi trả trong một số trường hợp nhất định. Nếu có bất cứ thắc mắc nào, bạn hãy liên hệ Top Nha Khoa để được giải đáp nhé.
Một số bài viết bạn có thể quan tâm: Đang trong quá trình trám răng liệu có thi công an được không? Quá trình trám răng có cần chích thuốc tê hay không? Trám răng xong có thể đánh răng được hay không?
======================================
Top Nha Khoa – Chuyên cung cấp kiến thức, tin tức trong lĩnh vực nha khoa
Website: https://daisynhakhoa.vn/
Email: daisynhakhoa.vn@gmail.com
Youtube: https://www.youtube.com/@topnhakhoa
Tiktok: https://tiktok.com/topnhakhoa