Trám răng bằng Amalgam có độc không? Ưu và nhược điểm

Trám răng bằng Amalgam là vật liệu phổ biến trong nha khoa, được sử dụng từ lâu đời. Tuy nhiên, ngày này khoa học hiện đại và phát triển cho thấy rằng, Amalgam có thể gây độc đối với sức khỏe do có chứa thủy ngân. Vậy thực hư vấn đề này ra sao? Trám […]

POSTED: 25/10/2024
 Trám răng bằng Amalgam có độc không? Ưu và nhược điểm
Trám răng bằng Amalgam là vật liệu phổ biến trong nha khoa, được sử dụng từ lâu đời. Tuy nhiên, ngày này khoa học hiện đại và phát triển cho thấy rằng, Amalgam có thể gây độc đối với sức khỏe do có chứa thủy ngân. Vậy thực hư vấn đề này ra sao? Trám răng Amalgam có độc không? Để giải đáp thắc mắc này cùng như hiểu rõ một số thông tin về Amalgam, hãy cùng Top Nha Khoa tìm hiểu bài viết dưới đây nhé.

Amalgam là gì và thành phần của nó?

Trước khi tìm hiểu trám răng bằng Amalgam có độc không, bạn cần nắm rõ trám răng Amalgam là gì. Trám răng hay hàn trám răng là kỹ thuật phổ biến trong nha khoa, phương pháp sử dụng nhiều vật liệu khác nhau, một trong số đó là Amalgam. 

Trám răng Amalgam hay miếng trám bạc, là phương pháp khôi phục hình dáng và chức năng cho răng, được chỉ định trong các trường hợp như: răng sâu, răng sứt mẻ, răng thưa do chấn thương. Về cơ bản, trám răng Amalgam có màu trắng bạc, khả năng chịu lực tốt, độ bền cao. Thành phần của vật liệu trám Amalgam chứa thủy ngân và một số kim loại khác như: đồng, thiếc,…

Trám răng Amalgam có màu bạc, được sử dụng cho răng hàm
Trám răng Amalgam có màu bạc, được sử dụng cho răng hàm

Thông thường, kỹ thuật trám răng bằng Amalgam được chỉ định thực hiện cho răng hàm. Nguyên nhân do miếng trám có màu sắc không tương đồng với màu răng thật, vì vậy, nếu trám răng ở vị trí răng cửa có thể gây mất tính thẩm mỹ.

Ưu và nhược điểm của trám răng bằng Amalgam

Amalgam là một trong những vật liệu trám răng được nhiều người lựa chọn do chi phí thấp và độ bền cao. Kỹ thuật trám răng bằng vật liệu trám Amalgam được sử dụng khoảng 150 năm và đã thực hiện trám răng cho hàng triệu người trên toàn quốc. 

Trước khi vật liệu trám Amalgam được khuyến cáo có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe vì độc tố thủy ngân, loại vật liệu này được ưa chuộng do sở hữu nhiều ưu điểm vượt trội:

  • Phục hình răng hiệu quả: Trám răng bằng Amalgam có thể phục hình các khuyết điểm răng như: sâu răng, mẻ, răng thưa,… Nhờ đặc tính dẻo nên Amalgam có thể dễ dàng lấp đầy phần mô răng bị thiếu. Từ đó, mang đến kết quả phục hình răng tối ưu, đảm bảo chính xác, an toàn, giúp quá trình vệ sinh răng miệng và ăn uống trở nên thuận tiện hơn.
  • Đảm bảo chức năng ăn nhai: Trên thực tế, không ít người lo lắng việc trám răng Amalgam có thể gây ảnh hưởng đến quá trình ăn nhai, nghiền nát thức ăn. Tuy nhiên, vật liệu Amalgam mang lại hiệu quả đáng kể, bảo toàn chức năng ăn nhai, do có khả năng chịu được áp lực lớn, độ bền cao. Đây cũng chính là lý do khiến Amalgam được ứng dụng để thực hiện hàn trám răng.
  • Tiết kiệm chi phí: So với các vật liệu trám khác trên thị trường, trám răng Amalgam có chi phí khá thấp. Do đó, khi có nhu cầu khắc phục các khuyết điểm răng, nhiều người thường lựa chọn vật liệu Amalgam, do mức giá thấp, độ bền cao, khả năng chịu lực tốt và phù hợp với răng hàm.
Trám răng Amalgam có chi phí rẻ hơn so với các loại vật liệu khác trên thị trường hiện nay
Trám răng Amalgam có chi phí rẻ hơn so với các loại vật liệu khác trên thị trường hiện nay

Mặc dù sở hữu nhiều ưu điểm vượt trội, tuy nhiên trám răng Amalgam còn tồn tại một số hạn chế như sau:

  • Tính thẩm mỹ không cao: Một trong những nhược điểm lớn nhất của phương pháp trám răng Amalgam là tính thẩm mỹ không cao. Miếng trám có màu sắc không trùng với màu răng thật, có thể dễ dàng nhận thấy bằng mắt thường. Chính vì vậy, kỹ thuật trám này không được khuyến khích thực hiện cho răng cửa.
  • Khả năng đổi màu cao: Trám răng Amalgam rất dễ bị đổi màu chỉ sau một thời gian sử dụng. Nguyên nhân có thể xuất phát từ việc tiêu thụ thực phẩm sẫm màu, vệ sinh răng miệng không đúng cách. Điều này, tạo điều kiện thuận lợi cho mảng bám, mảnh vụn thức ăn tích tụ, khiến răng bị ố vàng.
  • Có tính dẫn nhiệt: Thành phần của vật liệu trám Amalgam được làm từ kim loại. Do đó, có tính dẫn nhiệt cao, gây nên cảm giác ê buốt, đau nhức, đặc biệt là khi ăn thức ăn quá nóng hoặc quá lạnh. Đây cũng là hạn chế của kỹ thuật Amalgam mà bạn cần lưu ý trước khi quyết định thực hiện.
Vật liệu trám răng Amalgam có tính dẫn nhiệt, dễ gây ê buốt, đau nhức khi ăn thức ăn quá nóng hoặc quá lạnh.
Vật liệu trám răng Amalgam có tính dẫn nhiệt, dễ gây ê buốt, đau nhức khi ăn thức ăn quá nóng hoặc quá lạnh.

Trám răng bằng Amalgam có độc không?

Khi nhắc đến kỹ thuật trám răng bằng vật liệu Amalgam, nhiều người luôn thắc mắc trám răng Amalgam có độc không? Trong Amalgam có chứa đến 50% thủy ngân, thành phần còn lại là các kim loại như thiếc, đồng,… Các chuyên gia cho biết, Amalgam là vật liệu hàn trám răng được sử dụng phổ biến, tuy nhiên có chứa hàm lượng lớn thủy ngân. Do đó, có khả năng gây hại đến sức khỏe của người trám răng và cả nha sĩ thực hiện kỹ thuật  này.

Vậy trám răng bằng Amalgam có độc không? Câu trả lời là có. Mặc dù phương pháp hàn trám răng bằng Amalgam được thực hiện từ lâu. Tuy nhiên, đây không phải là giải pháp tối ưu và mang lại hiệu quả cao nhất mà bạn lựa chọn. Ưu điểm của phương pháp này là chi phí thấp, nhưng khiến răng của người dùng bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ của thức ăn. Ngoài ra, kỹ thuật này còn tăng nguy cơ dị ứng, gây kích ứng nướu, thậm chí phá hủy cấu trúc răng và làm suy giảm tuổi thọ của răng.

Ngoài ra, thành phần thủy ngân có chứa trong Amalgam có thể tích lũy trong cơ thể và gây độc mãn tính. Từ đó, dẫn đến một số vấn đề sức khỏe khác, cụ thể như: giảm miễn dịch, giảm khả năng phòng bệnh, suy giảm trí nhớ, tổn thương nội tạng, giảm trí thông minh và ảnh hưởng xấu đến hệ thần kinh.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), Amalgam được sử dụng trong nha khoa có chứa nguồn thủy ngân lớn, có thể khiến nha sĩ, nhân viên y tế phơi nhiễm với thủy ngân thoát ra trong không khí, khi thao tác thực hiện pha trộn hỗn hợp vật liệu Amalgam trước khi tiến hành hàn trám răng cho người bệnh. Việc phơi nhiễm với thủy ngân rất nguy hiểm, tác động tiêu cực đến sức khỏe, đặc biệt là ảnh hưởng xấu đến trẻ em và phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú. Tại Việt Nam đã có công văn không sử dụng vật liệu trám Amalgam cho trẻ dưới 15 tuổi, phụ nữ đang mang thai và người đang cho con bú. Vì vậy, trước khi hàn trám răng, bạn cần tìm hiểu và cân nhắc kỹ lưỡng để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Amalgam chứa hàm lượng thủy ngân lớn, có thể tác động xấu đến sức khỏe
Amalgam chứa hàm lượng thủy ngân lớn, có thể tác động xấu đến sức khỏe

Như vậy, vật liệu trám răng Amalgam không chỉ gây độc cho người thực hiện mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến nhân viên y tế, nha sĩ thực hiện quy trình pha trộn Amalgam và trám răng. Do đó, khi trám răng, bạn cần lựa chọn nha khoa uy tín và vật liệu hàn trám có tính an toàn cao để bảo vệ sức khỏe toàn diện.

Lựa chọn thay thế trám răng bằng Amalgam

Amalgam từng là vật liệu trám răng phổ biến nhờ độ bền cao và chi phí thấp. Tuy nhiên, do chứa thủy ngân, Amalgam tiềm ẩn những nguy hại nhất định cho sức khỏe và không có tính thẩm mỹ cao. Ngày nay, với sự phát triển của nha khoa, có rất nhiều vật liệu trám răng khác nhau ra đời, mang đến những ưu điểm vượt trội so với Amalgam, cả về mặt sức khỏe lẫn thẩm mỹ. Cụ thể là:

  • Composite: Đây là vật liệu trám răng thẩm mỹ được sử dụng rộng rãi nhất hiện nay. Composite có màu sắc tương tự như răng thật, giúp phục hồi răng một cách tự nhiên. Ngoài ra, Composite còn có khả năng chịu lực tốt và dễ dàng thao tác khi trám răng.
  • Trám răng Inlay/Onlay: Được chế tạo tại phòng thí nghiệm nha khoa. Sau đó gắn vào răng bằng keo dạng đặc biệt. Kỹ thuật trám răng Inlay và Onlay được làm từ các vật liệu như Ceramic và Composite nên đảm bảo tính thẩm mỹ cao, đồng thời giúp người dùng thoải mái trong suốt quá trình sử dụng. 
  • Vàng và kim loại quý: Mặc dù có chi phí đắt hơn các vật liệu khác, tuy nhiên trám răng bằng vàng và kim loại quý có độ bền cao, khả năng chống mòn tốt. Kỹ thuật này thường được áp dụng cho các trường hợp răng trám ở sau vùng miệng.
  • Plastic Ionomer: Là loại vật liệu trám có tính kháng acid tốt, thường được chỉ định đối với những trường hợp răng xuất hiện lỗ hổng nhỏ, đặc biệt là ở trẻ em. Ngoài ra, Plastic Ionomer có khả năng ngăn ngừa sâu răng một cách hiệu quả.
  • Glass Ionomer Cement (GIC): Là vật liệu trám tương tự Plastic Ionomer. Tuy nhiên khả năng phản quang tốt hơn, tạo kết cấu răng tự nhiên hơn.
Trám răng Composite được lựa chọn thay thế Amalgam vì đặc tính an toàn cho sức khỏe
Trám răng Composite được lựa chọn thay thế Amalgam vì đặc tính an toàn cho sức khỏe

Mỗi vật liệu trám đều có ưu điểm và nhược điểm riêng biệt, vì vậy để đảm bảo độ bền, tính thẩm mỹ, bạn nên tìm đến cơ sở uy tín để thực hiện. Tùy thuộc vào tình trạng răng miệng cũng như điều kiện tài chính, bác sĩ sẽ tư vấn bạn lựa chọn phương pháp phù hợp, đảm bảo an toàn.

Hiện nay, Top Nha Khoa là địa chỉ trám răng uy tín được đông đảo khách hàng trong và ngoài nước lựa chọn. Tại đây, dịch vụ trám răng uy tín, chất lượng, khắc phục hoàn toàn mọi khuyết điểm răng thưa, sứt mẻ, vỡ, răng sâu, khách hàng yên tâm sở hữu hàm răng đều đẹp.

Top Nha Khoa là địa chỉ trám răng uy tín được khách hàng gửi gắm niềm tin
Top Nha Khoa là địa chỉ trám răng uy tín được khách hàng gửi gắm niềm tin

Bên cạnh đó, bác sĩ được đào tạo bài bản, trực tiếp thăm khám và chỉ định phương pháp điều trị phù hợp. Đặc biệt, phòng khám ứng dụng công nghệ trám răng hiện đại mang lại tính thẩm mỹ cao, hiệu quả lâu dài. Không chỉ vậy, hệ thống nha khoa hiện đại, đạt tiêu chuẩn quốc tế, quá trình trám răng được thực hiện theo quy trình chuẩn y khoa, đảm bảo vô trùng vô khuẩn, tránh tình trạng lây nhiễm chéo.

Hy vọng những kiến thức chia sẻ trên đây giúp bạn giải đáp thắc mắc trám răng bằng Amalgam có độc không. Khi thăm khám bác sĩ và thực hiện trám răng, bạn nên ưu tiên vật liệu có tính an toàn cao hơn. Nếu có bất cứ thắc mắc nào cần được giải đáp, hãy liên hệ đến hotline 1900 9009 của Top Nha Khoa để được tư vấn nhanh chóng.

Đánh giá bài viết