[Giải đáp vấn đề] Sau sinh bao lâu thì trám răng được?

Theo nhiều nghiên cứu y khoa, nội tiết tố trong cơ thể phụ nữ trước và sau khi sinh thường có sự thay đổi. Điều này có thể gây ra một số bệnh lý liên quan đến răng miệng, điển hình như sâu răng. Tuy nhiên, trong thời gian mang thai và sau khi sinh […]

POSTED: 19/09/2024
 [Giải đáp vấn đề] Sau sinh bao lâu thì trám răng được?
Theo nhiều nghiên cứu y khoa, nội tiết tố trong cơ thể phụ nữ trước và sau khi sinh thường có sự thay đổi. Điều này có thể gây ra một số bệnh lý liên quan đến răng miệng, điển hình như sâu răng. Tuy nhiên, trong thời gian mang thai và sau khi sinh con, cơ thể của người mẹ còn yếu nên rất khó để thực hiện các biện pháp điều trị. Nhiều người thắc mắc rằng, sau sinh bao lâu thì trám răng được? Trong bài viết dưới đây, Top Nha Khoa sẽ cung cấp một số thông tin giải đáp vấn đề này, cùng theo dõi nhé!

Sau sinh bao lâu thì có thể trám răng? 

Trong thời gian sau khi vừa sinh xong, cơ thể của người mẹ còn yếu, sức khỏe vẫn chưa thật sự hồi phục. Đây cũng là lý do vì sao các bà mẹ đều phải ở cữ, nghỉ ngơi đầy đủ trong 1 tháng đầu tiên sau khi sinh. Trong thời gian này, các bà mẹ cũng không nên sử dụng thuốc giảm đau vì có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của bản thân và em bé. Vậy nên nếu tình trạng sâu răng chưa quá nặng hoặc bệnh lý đang ở giai đoạn đầu, bạn có thể súc miệng bằng nước muối ấm nhiều lần trong ngày, vệ sinh răng miệng sạch sẽ, cũng như hạn chế thức ăn chứa nhiều đường.

Sau khi sinh 1 - 2 tháng, bạn có thể thực hiện trám răng theo chỉ định của bác sĩ.
Sau khi sinh 1 – 2 tháng, bạn có thể thực hiện trám răng theo chỉ định của bác sĩ.

Trên thực tế, trám răng là kỹ thuật khá đơn giản, không ảnh hưởng đến các mô mềm và hệ thống dây thần kinh bên trong răng, cũng như không ảnh hưởng đến sữa mẹ. Vậy sau sinh bao lâu thì trám răng được? Bạn có thể tiến hành trám răng từ 1 – 2 tháng sau khi sinh xong. Tuy nhiên, trong trường hợp tủy răng bị viêm nhiễm gây đau nhức, bạn cần đến gặp bác sĩ để được kiểm tra và chỉ định phương pháp điều trị phù hợp. 

Xem thêm => Trám răng lúc đang có kinh nguyệt được hay không?

Trám răng sau sinh có ảnh hưởng đến sức khỏe không?

Trong trường hợp răng bị sâu nhẹ, bác sĩ có thể thực hiện trám răng mà không làm ảnh hưởng đến hệ thống dây thần kinh và mô mềm, cũng như không ảnh hưởng đến sức khỏe của người mẹ và em bé.

Nếu bác sĩ chỉ định điều trị tủy, làm sạch răng bị sâu rồi mới trám lại, người bệnh sẽ được tiêm hoặc bôi thuốc tê để giảm đau. Thuốc tê được sử dụng trước khi trám răng thường có nồng độ và liều lượng thấp nên không làm ảnh hưởng đến sữa và sức khỏe của người mẹ. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn, bạn có thể bỏ đi lượng sữa trong cữ đầu của con và tạm thay thế bằng nguồn sữa khác. Sau đó cho con bú lại như bình thường. 

Nhìn chung, trám răng không ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và em bé.
Nhìn chung, trám răng không ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và em bé.

Trước khi trám răng, bạn nên thông báo với bác sĩ về tình trạng sức khỏe của bản thân, cũng như thời gian sinh con. Từ đó, bác sĩ sẽ cân nhắc sau sinh bao lâu thì trám răng được, cũng như đưa ra chỉ định điều trị phù hợp nhất nhằm đảm bảo an toàn cho sức khỏe của người bệnh. 

Nên trám răng sau sinh ở đâu?

Mặc dù là kỹ thuật nha khoa đơn giản, thế nhưng bạn vẫn nên trám răng ở phòng khám uy tín, có bác sĩ giỏi chuyên môn, tay nghề cao. Nếu vẫn đang tìm kiếm địa chỉ trám răng chất lượng thì Top Nha Khoa là gợi ý mà bạn có thể tham khảo.

Bác sĩ thăm khám và trám răng cho khách hàng.
Bác sĩ thăm khám và trám răng cho khách hàng.

Là hệ thống nha khoa tiêu chuẩn Châu Âu, Top Nha Khoa quy tụ đội ngũ bác sĩ tay nghề cao, giỏi chuyên môn. Không chỉ vậy, phòng khám còn được đầu tư hàng loạt trang thiết bị, công nghệ hiện đại. Một số máy móc tiên tiến được áp dụng vào quy trình thăm khám và điều trị tại đây có thể kể đến như công nghệ chẩn đoán hình ảnh CT Kavo OP 3D Pro, công nghệ quét dấu răng iTero Element 5D Plus, hệ thống vô trùng chuẩn B Châu Âu Mocom Classic,… Nhờ đó, quá trình kiểm tra, thăm khám sẽ chính xác giúp bác sĩ đưa ra chẩn đoán và điều trị một cách hợp lý, nhanh chóng nhất. Lúc này, khách hàng cũng sẽ được bác sĩ giải thích chi tiết sau sinh bao lâu thì trám răng được. Điều này sẽ giúp quá trình trám răng diễn ra an toàn nhất có thể. 

Những lưu ý để có hàm răng đẹp sau khi trám răng

Sau khi trám răng, mẹ bỉm sữa vẫn cần chăm sóc răng miệng đúng cách. Điều này không chỉ giúp răng miệng luôn khỏe mạnh mà còn duy trì kết quả trám răng. Một số điều cần lưu ý có thể kể đến như sau: 

  • Duy trì thói quen vệ sinh răng miệng hằng ngày: Chải răng đúng cách ít nhất 2 lần mỗi ngày, kết hợp sử dụng chỉ nha khoa để duy trì làm sạch kẽ răng. 
  • Ăn uống lành mạnh: Bổ sung vitamin và các khoáng chất cần thiết cho sức khỏe răng miệng, cũng như thực phẩm có hại như nước ngọt, nước có gas, bánh kẹo nhiều đường. 
  • Nghe theo hướng dẫn của bác sĩ: Sau khi sinh là một giai đoạn khá nhạy cảm, do đó bạn cần chăm sóc sức khỏe kỹ lưỡng theo hướng dẫn của bác sĩ. Đặc biệt, trong trường hợp sức khỏe răng miệng có vấn đề, bạn nên đến nha khoa để được thăm khám và có phương án điều trị thích hợp, đồng thời tuân theo chỉ định sau sinh bao lâu thì trám răng được của bác sĩ.
Bạn nên vệ sinh răng miệng kỹ lưỡng.
Bạn nên vệ sinh răng miệng kỹ lưỡng.

Cách chăm sóc răng miệng sau khi trám răng

Trong trường hợp mẹ bỉm được bác sĩ răng hàm mặt chỉ định trám răng, bạn cần lưu ý một số điều trong việc chăm sóc răng sau khi trám, cụ thể như sau: 

  • Ngay sau khi trám răng xong, bạn không nên đánh răng. Bởi vì lúc này, vật liệu chưa đông cứng hoàn toàn để kết dính chặt vào răng. Trên thực tế, mỗi vật liệu trám răng sẽ có thời gian đông đặc khác nhau. Vậy nên để đảm bảo an toàn, không ảnh hưởng đến vết trám, bạn nên chờ một khoảng thời gian theo hướng dẫn của bác sĩ rồi mới đánh răng. 
  • Sau khi trám răng, bạn nên ưu tiên ăn các loại thực phẩm mềm như súp, canh, cháo. Điều này sẽ giúp giảm áp lực lên răng và giúp làm đặc vết trám. Đồng thời, bạn cũng nên bổ sung trái cây, rau xanh, và sữa chứa canxi nhằm tăng cường sức đề kháng, cũng như giúp răng chắc khỏe hơn. Bên cạnh đó, mẹ bỉm cũng nên hạn chế một số loại thực phẩm quá cứng hoặc quá dai, thức ăn chứa nhiều đường, chất kích thích để tránh tình trạng men răng bị phá hủy và làm xỉn màu miếng trám. 
  • Ngoài ra, bạn cũng cần đến nha khoa để tái khám định kỳ theo đúng lịch hẹn của bác sĩ. Tại phòng khám, bác sĩ sẽ kiểm tra độ ổn định của vết trám và thực hiện điều trị kịp thời nếu có vấn đề bất thường như bị cộm cấn, bị kênh,…’
Sau khi trám răng, bạn không nên nhai đồ cứng như nước đá.
Sau khi trám răng, bạn không nên nhai đồ cứng như nước đá.

Bài viết trên đã giải đáp thắc mắc sau sinh bao lâu thì trám răng được, đồng thời gợi ý một số điều cần lưu ý để duy trì kết quả trám răng bền lâu nhất có thể. Nếu vẫn còn thắc mắc về vấn đề chăm sóc – điều trị răng miệng trước và sau khi sinh hoặc có nhu cầu cần tư vấn, đừng ngần ngại liên hệ hotline của Top Nha Khoa qua số 1900 9009 để được hỗ trợ chi tiết bạn nhé! 

Đánh giá bài viết