Niềng răng là một trong những phương pháp không chỉ cải thiện chức năng ăn nhai mà còn làm đẹp hàm răng hiệu quả, giúp bạn tự tin trong giao tiếp. Tuy nhiên sâu răng có niềng răng được không? đang là vấn đề được quan tâm hơn bao giờ hết. Cùng giải đáp chi […]
Sâu răng có ảnh hưởng đến lớn kết quả niềng răng của bệnh nhân, đồng thời làm suy giảm sức khỏe răng miệng. Răng sâu đã bị phá huỷ mô răng nên yếu hơn các răng khỏe mạnh khác. Do đó không đủ lực kéo khi niềng răng, điều này làm ảnh hưởng đến tiến độ của quá trình niềng răng. Không chỉ vậy nếu tác động lực quá mạnh lên răng cũng có thể dẫn đến gãy răng.
Bên cạnh đó, sâu răng dẫn đến tình trạng đau nhức, khó chịu, ê buốt, đặc biệt khiến bệnh nhân ăn không ngon miệng. Cộng với những cơn đau khi mới niềng răng gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người niềng răng.
Quá trình niềng răng mất khoảng thời gian từ 1 đến 2 năm, nếu không điều trị sâu răng trước khi niềng, tình trạng sâu có thể nặng hơn. Trong quá trình niềng, nếu không chăm sóc răng đúng cách và khoa học, răng sâu cũng có thể lây lan rộng sang các răng bên cạnh, thậm chí toàn hàm, rất nguy hiểm. Nghiêm trọng hơn là răng chết tuỷ, không thể điều trị và cần phải nhổ bỏ răng.
Xem thêm => Khi bị sâu răng nhẹ đánh răng có hết được hay không?
Trước khi tìm hiểu sâu răng có niềng răng được không? Bạn cần nắm rõ khi nào cần điều trị sâu răng trước khi niềng. Nếu bị sâu răng nhưng muốn niềng răng, trước hết bạn nên thăm khám bác sĩ. Bác sĩ khám tổng quát, đánh giá tình trạng và mức độ sâu răng để chỉ định phương pháp điều trị phù hợp. Dưới đây là một số trường hợp cần điều trị sâu răng trước khi niềng.
Nếu sâu răng mức độ nhẹ chưa gây ra tình trạng đau răng nhức nhối hay ê buốt răng. Bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân điều trị sâu răng trước, sau đó mới tiến hành niềng răng. Điều này nhằm tránh tình trạng sâu lây lan nhanh sang các răng khỏe mạnh khác trong quá trình niềng và tránh ảnh hưởng đến quá trình chỉnh nha. Đồng thời giúp khí cụ niềng răng bám dính tốt hơn, đảm bảo lực kéo răng chính xác và không gây ảnh hưởng đến tiến độ niềng răng.
Trong trường hợp nếu răng sâu chỉ mới xuất hiện các lỗ đen nhỏ, liti trên bề mặt răng, bác sĩ sẽ bổ sung Florua. Tuy nhiên nếu sâu răng với các lỗ hổng có kích thước lớn hơn, bác sĩ sẽ làm sạch vết sâu, loại bỏ hoàn toàn vi khuẩn ở vị trí sâu răng và trám lại. Sau đó mới bắt đầu quá trình niềng răng.
Với trường hợp sâu răng nặng, bị viêm tủy thì phương pháp trám răng không mang lại hiệu quả. Phương pháp tốt nhất lúc này để loại bỏ tình trạng sâu răng là điều trị tủy và phục hình răng bằng phương pháp bọc răng sứ.
Tuy nhiên đối với phương pháp này bạn nên chọn mão sứ an toàn, không bị oxy hóa đen viền. Đồng thời đảm bảo tính tương thích sinh học cao, không gây kích ứng. Răng toàn sứ có khả năng chịu lực và độ bền cao, nhờ đó có thể chịu được lực kéo từ các khí cụ niềng răng tốt hơn.
Răng đã bị ăn mòn một phần hoặc mất hết phần thân răng, gây đau nhức và ê buốt khi ăn nhai hoặc tác động ngoại lực. Tình trạng sâu răng ở mức độ nặng khiến răng yếu hơn so với bình thường, dễ gãy vỡ khi chịu lực kéo trong quá trình niềng răng. Lúc này nguy cơ nhiễm trùng rất cao và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe răng miệng.
Sâu răng vỡ hết thân răng không thể nào niềng răng được, bởi vì diện tích răng không đủ để có thể gắn các khí cụ niềng răng. Do vậy, bác sĩ sẽ tiến hành điều trị răng sâu đồng thời khôi phục hoàn toàn thân răng rồi mới tiền hành niềng răng.
Trong trường hợp bác sĩ đánh giá thân răng còn lại có thể bọc răng sứ, thì sẽ tiến hành điều trị sâu răng, phục hình răng sứ kết hợp với niềng răng. Tuy nhiên, nếu trong trường hợp thân răng bị vỡ quá nhiều, đến mức không thể phục hình bằng răng sứ thì bác sĩ sẽ chỉ định nhổ răng. Sau đó dựa vào phác đồ điều trị cụ thể để bác sĩ có thể đưa ra phương pháp phù hợp.
Ngoài ra, nếu bạn gặp phải một số vấn đề về sức khỏe răng miệng như viêm nướu, mảng bám, cao răng, thiếu răng. Bạn cũng cần thăm khám bác sĩ và điều trị trước khi niềng răng nhé. Việc điều trị sâu răng trước khi niềng phải được thực hiện bởi đội ngũ bác sĩ chuyên khoa giỏi, nhiều năm kinh nghiệm. Đặc biệt, sau khi điều trị răng bạn cần chăm sóc răng miệng kỹ lưỡng và tái khám định kỳ để đảm bảo tình trạng sức khỏe răng miệng trước khi niềng răng.
Việc điều trị sâu răng trước khi niềng là rất quan trọng để đảm bảo quá trình niềng diễn ra nhanh chóng và đạt kết quả cao nhất. Quy trình điều trị sâu răng trước khi niềng răng bao gồm một số bước dưới đây:
Bác sĩ sẽ kiểm tra tình trạng sức khỏe răng miệng và mức độ sâu răng của bạn. Chụp X-quang để xác định vị trí và mức độ nghiêm trong của sâu răng. Tư vấn kế hoạch điều trị cụ thể cho bạn.
Lấy cao răng để loại bỏ mảng bám trên bề mặt răng. Loại bỏ hoàn toàn vi khuẩn gây hại giúp việc điều trị sâu răng hiệu quả hơn.
Đối với những trường hợp răng sâu bị tổn thương nặng, cần can thiệp đến phương pháp điều trị tủy. Bác sĩ sẽ tiến hành gây tê giúp người bệnh thoải mái và dễ chịu hơn.
Tùy thuộc vào tình trạng răng của mỗi người mà bác sĩ sẽ có phương án điều trị phù hợp:
Sau khi điều trị sâu răng, bạn cần tái khám định kỳ để bác sĩ kiểm tra tình trạng răng miệng đảm bảo mang lại hiệu quả cao.
Niềng răng mang lại nhiều ưu điểm đối với răng sâu, tuy nhiên vẫn tồn tại một số hạn chế. Cùng tham khảo nhé:
Trước khi điều trị răng sâu, nhiều người khá băn khoăn về chi phí. Nhìn chung điều trị răng sâu còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Tùy vào từng tình trạng và mức độ sâu răng, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị cụ thể. Lúc này chi phí điều trị sâu răng sẽ tương ứng với phương pháp đó. Do vậy, mức giá điều trị sâu răng sẽ thay đổi theo từng cơ sở nha khoa khác nhau.
Chi phí trám răng dao động từ 200.000 đồng đến 5000.000đ/răng. Tuy nhiên mức giá cũng thay đổi tùy thuộc vào phòng khám và khu vực. Chi phí điều trị sâu răng bằng phương pháp trám răng cũng còn phụ thuộc vào số lượng răng cần trám, loại vật liệu trám răng, tình trạng cụ thể của răng bị sâu, có phải lấy tủy hay không?. Ngoài ra, nếu gặp phải một số bệnh lý khác bắt buộc phải điều trị cũng sẽ ảnh hưởng đến chi phí trám răng. Trong trường hợp vết sâu khá lớn, cần điều trị nhiêu bước khác nhau như điều trị tủy thì giá sẽ cao hơn.
Chi phí điều trị tủy răng sẽ dựa vào vào những yếu tố như vị trí và mức độ viêm nhiễm của răng cần điều trị. Số ống tủy trong mỗi răng không giống nhau sẽ dẫn đến chi phí khác nhau. Ngoài ra còn phụ thuộc vào địa chỉ nha khoa bạn lựa chọn để điều trị tủy răng. Mức phí cho quá trình điều trị tủy thường khá cao dao động từ 1.000.000 vnđ đến 4.000.000 vnđ/ răng. Việc kiểm tra và xử lý tủy cần được thực hiện bởi bác sĩ chuyên nghiệp.
Chi phí nhổ răng sâu thường giao động từ khoảng 1000.000 đến 500.000đ/răng. Tuy nhiên mức chi phí nhổ răng sâu còn phụ thuộc vào một số yếu tố khác như tình trạng răng, số lượng răng cần nhổ,…
Để biết mức giá điều trị răng sâu chính xác nhất, bạn nên đến nha khoa uy tín trực tiếp thăm khám với bác sĩ chuyên khoa nhé.
Trong quá trình niềng răng, việc chăm sóc răng miệng đúng cách rất quan trọng. Bạn cần lưu ý một số điều dưới đây để giúp ngăn ngừa tình trạng sâu răng.
Vệ sinh răng miệng thường xuyên: Bạn cần vệ sinh răng miệng kỹ lưỡng, đánh răng thường xuyên mỗi ngày 2 lần kết hợp sử dụng nước súc miệng và chỉ nha khoa. Điều này giúp tiêu diệt hoàn toàn vi khuẩn gây hại, loại bỏ các mảng bám cứng đầu và lượng thức ăn dư thừa còn sót lại trong kẽ răng.
Duy trì thói quen ăn uống khoa học: Hạn chế các đồ ăn ngọt, có ga hoặc thực phẩm cay, nóng. Thường xuyên ăn đồ ăn ngọt, không đánh răng kỹ lưỡng là nguyên nhân gây ra tình trạng sâu răng.
Kiểm tra và thăm khám răng định kỳ: Thường xuyên thăm khám, kiểm tra sức khỏe răng miệng là điều cần thiết. Điều này giúp bác sĩ phát hiện kịp thời tình trạng viêm, sâu răng để điều trị kịp thời, đồng thời nắn chỉnh khí cụ niềng răng vào đúng vị trí.
Sâu răng là một bệnh lý phổ biến, nếu không được điều trị sớm sẽ ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ, gây ra nhiều phiền toái trong cuộc sống đặc biệt là quá trình ăn nhai. Do đó, các bác sĩ luôn khuyến cáo khi phát hiện các dấu hiệu sâu răng, bệnh nhân cần đến nha khoa để thăm khám, điều trị sâu răng kịp thời, tránh tình trạng nhổ bỏ răng. Đặc biệt nếu bạn bị sâu răng nhưng muốn niềng răng, cần điều trị sâu răng trước mới có thể tiến hành niềng răng được.
Cho dù bạn muốn điều trị sâu răng hay thực hiện chỉnh nha, bạn vẫn nên ưu tiên nha khoa uy tín để mang lại hiệu quả tốt nhất nhé. Hy vọng những thông tin trên giúp bạn giải đáp được thắc mắc sâu răng có niềng răng được không? Nếu bạn vẫn cảm thấy lo lắng về tình trạng răng miệng của mình hãy chia sẻ với chúng tôi nhé!
=======================================
Top Nha Khoa – Chuyên cung cấp kiến thức, tin tức trong lĩnh vực nha khoa
Website: https://daisynhakhoa.vn/
Email: daisynhakhoa.vn@gmail.com
Twitter: https://twitter.com/topnhakhoa
Pinterest: https://www.pinterest.com/topnhakhoa/
Linked: https://www.linkedin.com/in/topnhakhoa/
Linkhay: https://linkhay.com/u/topnhakhoa
Google Maps: https://maps.app.goo.gl/oaorxnvURPGjkKkk8