[Chi tiết giải đáp] Răng trám rồi có trám lại được không? 

Răng đã trám rồi có thể trám lại được không? Đây là câu hỏi được nhiều người quan tâm, đặc biệt khi đối diện với tình trạng răng trám bị bong tróc, sứt mẻ hay đổi màu. Bài viết dưới đây sẽ giải đáp cụ thể vấn đề này và cung cấp thông tin chi […]

POSTED: 04/07/2024

Nội dung đã được kiểm duyệt bởi Đội ngũ bác sỹ chuyên nghiệp

 [Chi tiết giải đáp] Răng trám rồi có trám lại được không? 
Răng đã trám rồi có thể trám lại được không? Đây là câu hỏi được nhiều người quan tâm, đặc biệt khi đối diện với tình trạng răng trám bị bong tróc, sứt mẻ hay đổi màu. Bài viết dưới đây sẽ giải đáp cụ thể vấn đề này và cung cấp thông tin chi tiết về quy trình trám lại răng giúp bạn đưa ra quyết định đúng đắn để bảo vệ sức khỏe răng miệng cho chính mình. Mời bạn cùng Top Nha Khoa theo dõi ngay nhé.

Răng trám rồi có trám lại được không?

Trám răng là kỹ thuật nha khoa phổ biến, bác sĩ sẽ sử dụng vật liệu trám nhân tạo để bổ sung vào phần mô răng bị thiếu do sâu răng, vỡ răng, mẻ răng, viêm tủy răng hoặc mòn răng. Phương pháp này được thực hiện nhanh chóng, giúp khôi phục chức năng ăn nhai và tính thẩm mỹ hàm răng, đồng thời ngăn ngừa vi khuẩn xâm nhập.

Vậy răng đã trám có thể trám lại được không? Câu trả lời là có. Trên thực tế, miếng trám có thể bị bong tróc hoặc hư hỏng do nhiều nguyên nhân khác nhau, ảnh hưởng đến độ bền của miếng trám. Vì vậy, các chuyên gia khuyên mọi người nên phục hồi răng đã trám càng sớm càng tốt để đảm bảo an toàn. Đặc biệt, việc trám lại răng cần được thực hiện bởi nha sĩ có tay nghề cao và sử dụng vật liệu trám răng chất lượng tốt để đảm bảo độ bền và tính thẩm mỹ.

Trám răng rồi bạn hoàn toàn có thể trám răng lại để phục hình răng đảm bảo tính thẩm mỹ và chức năng ăn nhai.
Trám răng rồi bạn hoàn toàn có thể trám răng lại để phục hình răng đảm bảo tính thẩm mỹ và chức năng ăn nhai.

Hiện nay, các nha khoa uy tín đều áp dụng công nghệ trám răng hiện đại, chất liệu trám chính hãng đã được kiểm chứng về chất lượng. Do đó, bạn hoàn toàn tên tâm để thực hiện trám lại răng. Bác sĩ sẽ tư vấn và lựa chọn phương pháp hàn trám răng phù hợp với tình trạng răng của bạn.

Bạn có thể sửa chữa răng đã trám nhiều lần khi miếng trám bị bong. Tuy nhiên, việc này có thể khiến bạn tốn nhiều thời gian, công sức và tiền bạc. Hơn nữa, những chiếc răng khác trên hàm cũng có thể bị ảnh hưởng. Vì vậy, để duy trì độ bền của miếng trám và tránh tình trạng trám răng lại nhiều lần, bạn nên xây dựng một chế độ ăn uống hợp lý và chăm sóc răng miệng khoa học.

Trường hợp nào cần trám lại răng?

Việc trám răng là một trong những phương pháp phổ biến giúp bảo vệ răng khỏi sự xâm nhập của vi khuẩn và ngăn ngừa sâu răng tối ưu. Tuy nhiên, sau một thời gian sử dụng, miếng trám có thể gặp một số vấn đề và cần được thay thế. Dưới đây là các trường hợp cụ thể mà bạn nên xem xét việc trám lại răng:

Miếng trám bị bong tróc

Miếng trám bị bong là dấu hiệu dễ nhận biết nhất cho thấy bạn cần trám lại răng. Khi miếng trám bong tróc, phần ngà răng bên trong sẽ bị lộ ra, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập và gây sâu răng. Biểu hiện thường thấy là xuất lỗ hổng trên bề mặt răng hoặc bạn có cảm giác gồ ghề, sắc nhọn khi lưỡi chạm vào.

Khi miếng trám bị bong bạn nên trám lại răng.
Khi miếng trám bị bong bạn nên trám lại răng.

Miếng trám bị sứt mẻ

Miếng trám bị sứt mẻ thường do va đập mạnh trong khi ăn nhai hoặc do chấn thương, gây ảnh hưởng đến thẩm mỹ và chức năng ăn nhai. Bạn có thể nhận biết thông qua việc nhận thấy các mảnh vỡ của miếng trám hoặc có cảm giác vướng víu khi ăn nhai.

Miếng trám bị đổi màu

Theo thời gian, miếng trám có thể bị đổi màu do nhiễm màu thực phẩm hoặc một số yếu tố khác, khiến màu sắc không đồng nhất với màu răng thật. Thông thường, khi miếng trám bị đổi màu, bạn có thể nhận thấy sự khác biệt về màu sắc của miếng trám so với răng xung quanh, thường là sẫm màu hơn.

Sâu răng dưới miếng trám

Trong trường hợp vệ sinh răng miệng không đúng cách, mảng bám tích tụ, vi khuẩn có thể xâm nhập qua khe hở giữa miếng trám và răng, dẫn đến sâu răng bên dưới. Biểu hiện của tình trạng này là cảm giác đau nhức răng, ê buốt, hoặc thậm chí là mủ trắng chảy ra từ dưới miếng trám.

Khi gặp phải tình trạng sâu răng dưới miếng trám, bạn cần trám lại răng.
Khi gặp phải tình trạng sâu răng dưới miếng trám, bạn cần trám lại răng.

Đau nhức răng

Nếu bạn cảm thấy đau nhức răng sau khi trám, đây có thể là dấu hiệu của một số vấn đề như viêm tủy răng hoặc do miếng trám không khít với răng. Triệu chứng bao gồm đau nhức âm ỉ hoặc nhói, ê buốt, cảm giác này có thể lan ra các răng khác và đau khi ăn nhai hoặc có tác động lực lên răng.

Bạn cũng nên đi khám nha khoa định kỳ 6 tháng/lần để phát hiện sớm và điều trị kịp thời các vấn đề về răng miệng, bao gồm cả các vấn đề liên quan đến miếng trám. Bên cạnh đó, khi bạn thấy có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào nghi ngờ cần trám lại răng, bạn hãy nhanh chóng đến gặp nha sĩ để được thăm khám và điều trị kịp thời.

Quy trình trám lại răng diễn ra như thế nào?

Quy trình trám lại răng đã trám tương tự như quy trình trám răng thông thường, chuẩn y khoa và tuân thủ nghiêm ngặt quy định của Bộ Y tế để đảm bảo mang lại hiệu quả cao và an toàn tuyệt đối. Quy trình bao gồm các bước như sau:

Thăm khám và tư vấn

Bước đầu tiên trong quy trình trám răng là thăm khám bác sĩ để được kiểm tra tình trạng răng và xác định nguyên nhân khiến miếng trám cũ bị hỏng. Bác sĩ sẽ đánh giá mức độ hư hại của răng, vị trí cần trám và tư vấn cho bạn phương pháp trám phù hợp nhất. Bạn cũng có thể trao đổi với nha sĩ về mong muốn liên quan đến thẩm mỹ và chức năng của miếng trám mới.

Gây tê

Tùy theo mức độ nhạy cảm của răng và độ phức tạp của case trám, bác sĩ có thể sử dụng thuốc tê giúp bạn không cảm thấy đau đớn trong quá trình điều trị. Thuốc tê sẽ được tiêm trực tiếp vào nướu tại vị trí cần trám. Bạn có thể cảm thấy hơi châm chích trong vài phút sau khi tiêm thuốc tê.

Một số trường hợp, bác sĩ chỉ định tiêm thuốc tê để giảm cảm giác đau nhức cho khách hàng.
Một số trường hợp, bác sĩ chỉ định tiêm thuốc tê để giảm cảm giác đau nhức cho khách hàng.

Loại bỏ miếng trám cũ

Bác sĩ sử dụng dụng cụ nha khoa chuyên dụng cẩn thận loại bỏ miếng trám cũ mà không làm ảnh hưởng đến mô răng xung quanh. Việc này cần được thực hiện tỉ mỉ để đảm bảo không còn sót lại mảnh vụn của miếng trám cũ, tránh gây kích ứng nướu hoặc ảnh hưởng đến chất lượng của miếng trám mới.

Xử lý mô răng

Sau khi loại bỏ miếng trám cũ, nha sĩ sẽ tiếp tục loại bỏ thêm phần mô răng sâu hoặc hư hại để tạo ra một khoang trám chắc chắn. Quá trình này có thể được bác sĩ thực hiện bằng các dụng cụ nha khoa cầm tay hoặc máy khoan nha khoa nhằm bảo tồn tối đa cấu trúc răng của bạn.

Trám răng

Bác sĩ sẽ sử dụng vật liệu trám răng phù hợp tình trạng răng và nhu cầu của bạn,  trám vào vị trí răng cần trám. Sau khi trám, bác sĩ sẽ tạo hình và đánh bóng miếng trám để đảm bảo thẩm mỹ và chức năng ăn nhai.

Bác sĩ tiến hành trám răng lại đảm bảo bảo tồn răng gốc tối đa.
Bác sĩ tiến hành trám răng lại đảm bảo bảo tồn răng gốc tối đa.

Hướng dẫn chăm sóc răng miệng sau khi trám

Nha sĩ sẽ hướng dẫn bạn cách chăm sóc răng miệng sau khi trám để đảm bảo miếng trám bền đẹp lâu dài. Bạn cần ghi nhớ một số điều dưới đây:

  • Tránh ăn thức ăn cứng hoặc dai trong vài ngày đầu tiên sau khi trám.
  • Sử dụng bàn chải lông mềm và kem đánh răng có chứa fluoride đánh răng ít nhất 2 lần mỗi ngày.
  • Sử dụng chỉ nha khoa sau mỗi bữa ăn để vệ sinh kẽ răng.
  • Thăm khám khám nha khoa định kỳ để bác sĩ kiểm tra vết trám và vệ sinh răng miệng.

Quy trình trám lại răng có thể thay đổi tùy theo từng trường hợp cụ thể. Do đó, nếu bạn có bất kỳ thắc mắc hoặc lo lắng nào, hãy trao đổi với nha sĩ để được tư vấn cụ thể. 

Độ bền của miếng trám răng phụ thuộc vào những yếu tố nào?

Sau khi trám răng, nhiều người thường thắc mắc độ bền của miếng trám răng răng phụ thuộc vào yếu tố nào. Bạn đọc có thể tham khảo một số yếu tố dưới đây:

  • Chất lượng vật liệu trám răng: Vật liệu trám cao cấp thường có độ bám dính tốt hơn và có khả năng chống mài mòn cao hơn so với các vật liệu thường. Điều này giúp miếng trám có độ bền cao, duy trì tính thẩm mỹ lâu dài và an toàn cho sức khỏe răng miệng.
  • Kỹ thuật trám răng: Kỹ thuật và tay nghề của bác sĩ nha khoa đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì tuổi thọ miếng trám. Khi thực hiện đúng kỹ thuật, miếng trám sẽ được đặt chính xác, có thể chịu được lực khi ăn nhai mà không gây hư hỏng hay bong tróc, đảm bảo độ bền của miếng trám.
  • Chăm sóc răng miệng: Chăm sóc răng miệng đúng cách sau khi trám răng là yếu tố không thể bỏ qua để duy trì độ bền của miếng trám. Bạn cần chải răng đúng kỹ thuật ít nhất 2 lần mỗi ngày, sử dụng chỉ nha khoa và thăm khám định kỳ.

Bên cạnh đó, việc điều chỉnh chế độ ăn uống khoa học và hạn chế thói quen nhai quá mạnh giúp duy trì tuổi thọ miếng trám.

Độ bền miếng trám phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bạn cần chăm sóc đúng cách để đảm bảo duy trì tuổi thọ miếng trám lâu dài.
Độ bền miếng trám phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bạn cần chăm sóc đúng cách để đảm bảo duy trì tuổi thọ miếng trám lâu dài.

Trám răng lại là thủ thuật nha khoa đơn giản thực hiện nhanh chóng, nhưng bạn cần chọn địa chỉ nha khoa uy tín để trám lại răng đã trám. Ngoài ra, nếu bạn có bất kỳ triệu chứng nào bất thường sau khi trám răng, chẳng hạn như: đau nhức, sưng tấy hoặc chảy máu, hãy đến bác sĩ thăm khám để được điều trị kịp thời.

Như vậy, bài viết trên giúp bạn giải đáp thắc mắc răng trám rồi có trám lại được không? Bạn có thể trám lại để giúp phục hồi chức năng ăn nhai và cải thiện tính thẩm mỹ của răng. Tuy nhiên, để đảm bảo độ bền và hiệu quả của miếng trám, bạn cần đến phòng khám uy tín, bác sĩ tay nghề cao sẽ thực hiện trám răng lại chính xác và an toàn. Nếu bạn có nhu cầu tái tạo răng đã trám, liên hệ đến hotline 1900 9009 của Top Nha Khoa để được tư vấn.

=====================================

Một số bài viết bạn có thể quan tâm:

Công nghệ trám răng laser tech được hiểu như thế nào?

Sau trám răng có thể niềng răng được không?

Quá trình trám răng có cần phải mài không?

======================================

Top Nha Khoa – Chuyên cung cấp kiến thức, tin tức trong lĩnh vực nha khoa

Website: https://daisynhakhoa.vn/

Email: daisynhakhoa.vn@gmail.com

Địa chỉ: 108 Đ. Bạch Đằng, Phường 24, Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh

Đánh giá bài viết