[Làm sáng tỏ] Răng khấp khểnh có dán sứ được không

Nhờ những ưu điểm nổi bật như ít can thiệp vào răng gốc, tuổi thọ cao,… mà dán sứ đã được nhiều người yêu thích trong những năm gần đây. Bên cạnh khắc phục được tình trạng răng xỉn màu, ố vàng, dán sứ cũng cải thiện tốt tình trạng hở nhẹ. Tuy nhiên, không […]

POSTED: 10/07/2024
 [Làm sáng tỏ] Răng khấp khểnh có dán sứ được không
Nhờ những ưu điểm nổi bật như ít can thiệp vào răng gốc, tuổi thọ cao,… mà dán sứ đã được nhiều người yêu thích trong những năm gần đây. Bên cạnh khắc phục được tình trạng răng xỉn màu, ố vàng, dán sứ cũng cải thiện tốt tình trạng hở nhẹ. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể dán sứ được. Điều này đã làm một số khách hàng thắc mắc: răng khấp khểnh có dán sứ được không? Cùng Top Nha Khoa tìm hiểu nếu bạn cũng có thắc mắc này nhé!

Răng khấp khểnh là gì?

Răng khấp khểnh là tên gọi của tình trạng các răng mọc lệch, chen chúc nhau trên cung hàm. Tình trạng này không chỉ gây mất thẩm mỹ cho người gặp phải, mà còn dẫn đến khó khăn trong việc vệ sinh răng miệng. Do đó, những người có răng khấp khểnh thường gặp các bệnh lý như sâu răng, viêm nha chu, viêm nướu,… Trong trường hợp không điều trị kịp thời, có thể gây ra tình trạng mất răng.

Răng khấp khểnh là tình trạng răng mọc chen chúc trên cung hàm
Răng khấp khểnh là tình trạng răng mọc chen chúc trên cung hàm

Dán sứ răng khấp khểnh có được không?

Dán sứ là một phương pháp thẩm mỹ nha khoa phổ biến, mang lại hiệu quả cao trong việc cải thiện hình dáng, màu sắc răng. Tuy nhiên, việc có thể dán sứ cho răng khấp khểnh hay không còn phụ thuộc vào mức độ lệch lạc của răng.

Răng khấp khểnh có dán sứ được không là vấn đề nhiều khách hàng quan tâm
Răng khấp khểnh có dán sứ được không là vấn đề nhiều khách hàng quan tâm

Đối với trường hợp răng khấp khểnh nhẹ, dán sứ hoàn toàn có thể giúp bạn sở hữu nụ cười đều đẹp như ý muốn. Bác sĩ sẽ mài một lớp mỏng trên bề mặt răng và dán miếng sứ lên, che đi khuyết điểm khấp khểnh. Tuy nhiên, nếu răng quá lệch lạc, việc dán sứ có thể không mang lại hiệu quả thẩm mỹ mong muốn hoặc thậm chí gây hại cho sức khỏe răng miệng. Trong trường hợp này, bác sĩ có thể đề nghị kết hợp niềng răng để điều chỉnh lại vị trí răng trước khi tiến hành dán sứ. Vì vậy, để biết chắc chắn liệu có thể dán sứ cho răng khấp khểnh hay không, bạn nên đến gặp bác sĩ nha khoa để được thăm khám, tư vấn cụ thể.

Quy trình dán sứ răng khấp khểnh

Sau khi đã có câu trả lời cho việc răng khấp khểnh có dán sứ được không, chúng ta cùng tiếp tục tìm hiểu quy trình dán sứ răng khấp khểnh. Liệu đối với răng khấp khểnh, quy trình này có khác biệt so với răng bình thường không? Câu trả lời là nếu răng khấp khểnh nhẹ, điều này là không quá khác biệt. Cụ thể, việc dán sứ vẫn bao gồm 5 bước như sau:

Bước 1: Thăm khám và tư vấn

Bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra mức độ khấp khểnh, màu sắc răng, tình trạng nướu và các vấn đề khác nếu có. Bác sĩ cũng sẽ trao đổi về mong muốn, nhu cầu thẩm mỹ để đưa ra phương án điều trị phù hợp nhất. Bước này giúp đánh giá chính xác tình trạng răng miệng để xác định liệu dán sứ có phải là giải pháp tối ưu hay không. Đồng thời giải đáp mọi thắc mắc của bạn về quy trình, chi phí cũng như kết quả dự kiến.

Bước 2: Mài một lớp răng mỏng

Sau khi hoàn tất thăm khám và tư vấn, bác sĩ sẽ tiến hành mài một lớp mỏng trên bề mặt răng cần dán sứ. Bước này nhằm tạo không gian cho miếng sứ được gắn lên, đảm bảo độ khít cũng như tính thẩm mỹ cho răng. Lớp răng được mài đi rất mỏng, thường chỉ khoảng 0.2 – 0.6mm, tùy thuộc vào tình trạng răng cũng như loại sứ được sử dụng. Quá trình mài răng được thực hiện sau khi gây tê cục bộ, đảm bảo khách hàng không cảm thấy đau đớn hay khó chịu. Sau khi mài răng, bác sĩ sẽ lấy dấu răng để chế tạo miếng sứ phù hợp.

Bước 3: Lấy dấu hàm và chọn màu răng

Sau khi mài răng, bác sĩ sẽ lấy dấu hàm để chế tạo miếng sứ phù hợp. Tiếp đó, khách hàng sẽ được lựa chọn màu sắc răng sứ mong muốn.

Bước 4: Chế tác mặt dán sứ

Các thông tin sẽ được ghi chú, sau đó gửi về labo để chế tác sao cho đúng, phù hợp với nhu cầu, mong muốn từ khách hàng.

Bước 5: Cố định miếng dán sứ và hoàn thành

Ở bước này, bác sĩ sẽ gắn cố định miếng dán sứ lên răng bằng loại keo chuyên dụng. Sau đó, miếng dán sẽ được kiểm tra và điều chỉnh để đảm bảo độ khít sát hoàn hảo với răng thật.

Khi răng bị khấp khểnh nhẹ, khách hàng có thể dán sứ để khắc phục tình trạng này
Khi răng bị khấp khểnh nhẹ, khách hàng có thể dán sứ để khắc phục tình trạng này

Đây là bước cuối cùng trong quy trình dán sứ, đánh dấu sự hoàn thiện của một nụ cười mới rạng rỡ, tự tin. Tuy nhiên, đối với răng lệch lạc nhiều, khách hàng có thể sẽ được chỉ định niềng răng (chỉnh nha) trước khi dán sứ để đảm bảo hiệu quả điều trị tối ưu nhất.

Lưu ý sau khi dán sứ răng khấp khểnh

Sau khi dán sứ răng khấp khểnh, chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì độ bền, màu sắc của răng sứ. Trong những ngày đầu, nên ưu tiên các loại thực phẩm mềm, dễ nhai như cháo, súp,… để miếng sứ có thời gian thích nghi. Thức ăn mềm cũng là giải pháp giúp tránh gây áp lực lên bề mặt răng. Đồng thời, cần hạn chế tối đa các loại thực phẩm cứng, dai như kẹo, đá viên, bánh mì giòn… vì chúng có thể làm bong tróc hoặc nứt vỡ miếng dán sứ. Bên cạnh đó, nên tránh các loại đồ uống có màu như cà phê, trà, rượu vang đỏ… để ngăn ngừa tình trạng xỉn màu răng sứ, giúp duy trì nụ cười trắng sáng dài lâu.

Sau khi dán sứ cho răng khấp khểnh, nên ăn cháo trong vài ngày đầu để miếng sứ ổn định
Sau khi dán sứ cho răng khấp khểnh, nên ăn cháo trong vài ngày đầu để miếng sứ ổn định

Vệ sinh răng miệng đúng cách đóng vai trò then chốt trong việc duy trì sức khỏe răng miệng. Nên đánh răng ít nhất hai lần mỗi ngày, sử dụng bàn chải lông mềm và kem đánh răng giàu flouride để tránh làm tổn thương men răng hay nướu. Việc sử dụng chỉ nha khoa hàng ngày giúp loại bỏ mảng bám, thức ăn thừa ở những kẽ răng mà bàn chải không thể tiếp cận được. Từ đó, ngăn ngừa nguy cơ sâu răng hoặc viêm nướu. Súc miệng bằng nước muối sinh lý/nước súc miệng chuyên dụng sau khi đánh răng và dùng chỉ nha khoa sẽ giúp diệt khuẩn, làm sạch khoang miệng, mang lại hơi thở thơm tho, cảm giác sảng khoái. Cuối cùng, đừng quên thăm khám theo chỉ định để bác sĩ đánh giá, chăm sóc miếng dán sứ cho bạn.

Những câu hỏi thường gặp

Dán sứ răng khấp khểnh có đau không?

Dán sứ cho răng khấp khểnh thường không gây đau đớn. Bởi trước khi tiến hành mài răng, bác sĩ sẽ gây tê để khách hàng cảm thấy thoải mái trong suốt quá trình. Sau khi hết thuốc tê, có thể cảm thấy hơi ê buốt nhẹ, nhưng cảm giác này thường sẽ biến mất nhanh chóng. Trong trường hợp người bệnh cảm thấy đau nhức kéo dài hoặc bất kỳ triệu chứng bất thường nào, nên liên hệ ngay với bác sĩ để được kiểm tra và xử lý kịp thời.

Dán sứ răng khấp khểnh giá bao nhiêu?

Chi phí thực hiện dán sứ sẽ phụ thuộc vào chất liệu sứ mà khách hàng lựa chọn. Theo mức giá tham khảo tại Top Nha Khoa, dán sứ sẽ dao động khoảng 6.500.000 – 11.500.000 VNĐ mỗi răng. Tuy nhiên, để có mức giá chính xác nhất, bạn nên đến nha khoa để được tư vấn cụ thể.

Dán sứ răng khấp khểnh giữ được bao lâu?

Tuổi thọ của răng sứ sau khi dán cho răng khấp khểnh phụ thuộc vào nhiều yếu tố như chất liệu sứ, kỹ thuật thực hiện của bác sĩ, cách chăm sóc răng miệng và thói quen ăn uống. Trung bình, dán sứ có thể duy trì từ 10 đến 15 năm, thậm chí lâu hơn nếu được chăm sóc đúng cách. Tuy nhiên, nếu thường xuyên ăn đồ cứng, nghiến răng hoặc không vệ sinh răng miệng kỹ lưỡng, tuổi thọ của răng sứ có thể bị giảm sút. Để đảm bảo răng sứ luôn bền đẹp và kéo dài tuổi thọ, người dán sứ nên tuân thủ theo hướng dẫn chăm sóc của bác sĩ, khám răng định kỳ và có chế độ ăn uống lành mạnh.

Một số câu hỏi thường gặp khi dán sứ cho răng khấp khểnh
Một số câu hỏi thường gặp khi dán sứ cho răng khấp khểnh

Top Nha Khoa hi vọng bạn đã có được đáp án cho câu hỏi “Răng khấp khểnh có dán sứ được không” qua bài viết trên. Nếu bạn đang gặp tình trạng răng khấp khểnh, mong muốn sở hữu nụ cười tự tin, gọi ngay HOTLINE 1900 9009 để được tư vấn và thăm khám miễn phí. Đội ngũ bác sĩ chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm của Top Nha Khoa sẽ giúp bạn lựa chọn giải pháp tối ưu nhất, mang đến cho bạn hàm răng đều đẹp, chắc khỏe cùng nụ cười rạng rỡ.

Đánh giá bài viết