[Góc chia sẻ] Niềng răng có tiêm thuốc tê không? 

Niềng răng là một quá trình phức tạp, phải trải qua nhiều giai đoạn và cần được bác sĩ giỏi thực hiện. Khi niềng răng, nhiều người đã luôn băn khoăn, lo lắng về việc niềng răng có tiêm thuốc tê không? Những trường hợp nào được bác sĩ chỉ định tiêm thuốc tê?. Câu […]

POSTED: 11/06/2024

Nội dung đã được kiểm duyệt bởi Đội ngũ bác sỹ chuyên nghiệp

 [Góc chia sẻ] Niềng răng có tiêm thuốc tê không? 
Niềng răng là một quá trình phức tạp, phải trải qua nhiều giai đoạn và cần được bác sĩ giỏi thực hiện. Khi niềng răng, nhiều người đã luôn băn khoăn, lo lắng về việc niềng răng có tiêm thuốc tê không? Những trường hợp nào được bác sĩ chỉ định tiêm thuốc tê?. Câu trả lời sẽ được giải đáp chi tiết ngay trong bài viết dưới đây. Mời bạn đọc cùng Top Nha Khoa theo dõi ngay nhé. 

Niềng răng có tiêm thuốc tê không?

Niềng răng là phương pháp chỉnh nha phổ biến được nhiều người lựa chọn. Kỹ thuật này được bác sĩ sử dụng hệ thống khí cụ chỉnh nha chuyên dụng như dây cung, mắc cài, khay niềng tác động lên răng một lực kéo, giúp nắn chỉnh răng mọc lệch lạc, răng hô, móm về vị trí đúng trên cung hàm. Nhờ vậy, sau khi niềng răng, bạn sẽ sở hữu hàm răng đều đẹp và nụ cười tự tin.

Niềng răng có tiêm thuốc tê không là vấn đề được nhiều người thắc mắc. Khi bắt đầu quá trình chỉnh nha, bác sĩ sẽ tiến hành gắn mắc cài lên bề mặt răng, sau đó cố định dây cung để dịch chuyển răng. Quá trình niềng răng chủ yếu tập trung vào việc gắn mắc cài, siết dây cung và điều chỉnh lực kéo để các răng dịch chuyển về đúng vị trí mong muốn trên cung hàm. Các thao tác này thường được thực hiện nhanh chóng, an toàn, không gây bất kỳ tổn thương nào đến các mô nướu xung quanh, không gây đau đớn đáng kể cho người niềng răng. Do đó, việc tiêm thuốc tê khi niềng răng là không cần thiết và bạn không nên quá lo lắng về vấn đề này.

Khi niềng răng, việc tiêm thuốc tê là không cần thiết.
Khi niềng răng, việc tiêm thuốc tê là không cần thiết.

Sau khi gắn mắc cài và dây cung, các khí cụ chỉnh nha kéo răng dịch chuyển theo kế hoạch điều trị của bác sĩ. Trong quá trình này, đôi khi khiến bạn có cảm giác răng ê buốt, đau nhức hay khó chịu, do chưa quen với các khí cụ chỉnh nha. Trong trường hợp nếu đau nhức quá sức chịu đựng, bạn có thể uống thuốc giảm đau để xoa dịu cơn đau nhức nhanh chóng. Tuy nhiên, cần được thực hiện theo chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ. Bên cạnh đó, bạn cần uống thuốc giảm đau đúng liều lượng cho phép để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe.

Xem thêm => Sau khi niềng răng có uống được thuốc giảm đau hay không?

Khi nào bác sĩ nha khoa có thể tiêm thuốc tê?

Trong một số trường hợp, người niềng được bác sĩ chỉ định nhổ răng. Tuy nhiên, chỉ định nhổ răng được bác sĩ đưa ra khi đã thăm khám, tính toán, cân nhắc kỹ lưỡng và dựa trên phác đồ điều trị phù hợp với từng tình trạng răng cụ thể. Khi nhổ răng để niềng, việc tiêm thuốc tê rất cần thiết. Bác sĩ sẽ tiêm một lượng thuốc tê đúng chỉ định giúp khách hàng cảm thấy thoải mái, giảm cảm giác đau nhức, khó chịu. Đồng thời đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người bệnh và giúp quá trình nhổ răng diễn ra thuận lợi.

Khi niềng răng để nhổ răng, bác sĩ nha khoa có thể tiêm thuốc tê để bệnh nhân giảm cảm giác đau nhức và khó chịu.
Khi niềng răng để nhổ răng, bác sĩ nha khoa có thể tiêm thuốc tê để bệnh nhân giảm cảm giác đau nhức và khó chịu.

Thực tế, nhiều người cảm thấy lo lắng khi chích thuốc tê có thể gây ra cảm giác đau đớn. Tuy nhiên, quy trình tiêm thuốc tê để nhổ răng khi niềng răng diễn ra nhẹ nhàng, hoàn toàn không gây đau nhức. Mũi tiêm được thiết kế nhỏ, kết hợp với kỹ thuật tiêm tê tốt của bác sĩ nhiều năm kinh nghiệm, quá trình gây tê diễn ra nhanh chóng. Do đó, hoàn toàn không gây đau nhức, khó chịu, bạn sẽ cảm thấy thoải mái với bước gây tê này.

Bên cạnh đó, với sự phát triển vượt bậc của công nghệ hiện đại, các nha khoa uy tín hiện nay sử dụng công nghệ sóng siêu âm để nhổ răng. Do đó, bệnh nhân không phải đối mặt với cảm giác đau đớn, khó chịu và rủi ro biến chứng. Sau khi nhổ răng, bác sĩ sẽ thực hiện kỹ thuật đóng khoảng, bằng cách gắn mắc cài và dây cung để dịch chuyển răng lấp đầy lấp đầy cung hàm.

Thông thường nhổ răng được chỉ định trong chỉnh nha thường là răng số 4 hoặc răng số 8. Tuy nhiên, một số trường hợp phải nhổ cả hai răng số 4 và răng số 8. Nếu nhổ răng được thực hiện đúng kỹ thuật, bác sĩ giỏi thực hiện sẽ không gây nguy hiểm hay biến chứng gì. Do đó, bạn cần chọn nha khoa uy tín để thực hiện nhé. 

Như vậy, trước khi niềng răng, bạn cần trao đổi kỹ lưỡng với bác sĩ về việc có cần tiêm thuốc tê hay không. Bác sĩ sẽ dựa vào tình trạng răng miệng, mức độ nhạy cảm của nướu để đưa ra quyết định phù hợp.

Những lưu ý sau khi tiêm thuốc tê khi niềng răng

Sau khi có câu trả lời cho thắc mắc niềng răng có cần tiêm thuốc tê không. Chúng ta cần tìm hiểu sau khi tiêm thuốc tê để nhổ răng khi niềng răng cần lưu ý điều gì để đảm bảo sức khỏe và đạt hiệu quả chỉnh nha tốt nhất. 

  • Việc chỉ định và tiêm thuốc tê khi nhổ răng để niềng răng cần thực hiện bởi bác sĩ có tay nghề cao, nhiều năm kinh nghiệm. Điều này sẽ đảm bảo an toàn tuyệt đối cho bệnh nhân.
  • Thuốc tê thường có tác dụng giảm đau trong khoảng thời gian nhất định sau khi tiêm. Do đó, sau khi thuốc tê hết tác dụng, có thể bạn sẽ cảm thấy hơi ê, châm chích ở nướu, đây là điều bình thường và sẽ hết sau vài tiếng. Tuy nhiên, bạn không nên lạm dụng thuốc tê, vì sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.
  • Sau khi hết thuốc tê, bác sĩ sẽ kê thuốc giảm đau nếu cần thiết. Tuy nhiên, bạn nên sử dụng đúng theo chỉ định của bác sĩ. Tuyệt đối bạn không nên lạm dụng thuốc giảm đau. 
  • Súc miệng nhẹ nhàng bằng nước muối pha loãng sau khi thuốc tê hết tác dụng hoặc súc miệng bằng nước súc miệng có chứa Fluoride theo hướng dẫn của bác sĩ nha khoa.
  • Đánh răng đúng cách 2 lần/ngày như bình thường bằng bàn chải đánh răng lông mềm và kem đánh răng có chứa hàm lượng flour phù hợp, nhưng bạn cần thao tác cẩn thận hơn tại vị trí tiêm thuốc tê.
  • Kết hợp dùng chỉ nha khoa để loại bỏ hoàn toàn vi khuẩn, mảng bám, thức ăn còn sót lại trong kẽ răng, vị trí mà bàn chải không thể tiếp cận được.
  • Ưu tiên những loại thức ăn mềm, dễ nhai, dễ nuốt trong những ngày đầu tiên sau khi tiêm thuốc tê. Bạn cần tránh ăn những thức ăn cứng, dai, đồ ăn quá nóng hoặc quá lạnh.
  • Tránh sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá vì có thể làm ảnh hưởng đến vị trí tiêm thuốc tê.
  • Nghỉ ngơi đúng cách, tránh rơi vào tình trạng stress, bạn cũng không nên vận động mạnh trong thời gian đầu.
Việc chỉ định và tiêm thuốc tê khi nhổ răng để niềng răng cần thực hiện bởi đội ngũ bác sĩ giỏi, nhiều năm kinh nghiệm.
Việc chỉ định và tiêm thuốc tê khi nhổ răng để niềng răng cần thực hiện bởi đội ngũ bác sĩ giỏi, nhiều năm kinh nghiệm.

Những câu hỏi thường gặp

Bên cạnh việc thắc mắc niềng răng có tiêm thuốc tê không, dưới đây là một số câu hỏi nhiều người thường quan tâm:

Gắn mắc cài niềng răng có đau không?

Quá trình gắn mắc cài niềng răng thường không gây đau đớn, vì bác sĩ sẽ thực hiện gắn mắc cài lên trên bề mặt răng mà không xâm lấn vào cấu trúc răng hay nướu. Tuy nhiên, trong khoảng 1-2 tuần đầu tiên sau khi gắn mắc cài, việc bạn chưa quen với lực siết của các khí cụ chỉnh nha đôi khi có thể có cảm giác đau, ê âm ỉ. Mức độ đau nhức còn tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người hoặc độ nhạy cảm, ê buốt của răng. Nhưng bạn không nên quá lo lắng, vì mức độ đau nhức sẽ giảm dần theo thời gian và hoàn toàn biến mất. Trên thực tế, một số trường hợp không phải trải qua cảm giác đau nhức này.

Quá trình gắn mắc cài thông thường sẽ không gây cảm giác đau đớn.
Quá trình gắn mắc cài thông thường sẽ không gây cảm giác đau đớn.

Niềng răng Invisalign có cần tiêm thuốc tê không?

Niềng răng Invisalign được xem là một bước tiến mới trong kỹ thuật nha khoa hiện đại, đảm bảo tính thẩm mỹ cao được nhiều người lựa chọn. Tuy nhiên, nhiều người luôn thắc mắc niềng răng Invisalign có cần tiêm thuốc tê không? Niềng răng Invisalign là phương pháp chỉnh nha không sử dụng mắc cài hay dây cung như niềng răng truyền thống, mà dùng khay niềng răng trong suốt được chế tạo phù hợp với khuôn răng của bạn. Người niềng răng cần đáp ứng thời gian đeo khay niềng Invisalign tối thiểu là 22h/ngày và cần tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ để đạt được hiệu quả chỉnh nha tốt nhất.

Khay niềng trong suốt Invisalign không gây đau đớn hay khó chịu, chính vì vậy, người niềng không cần phải tiêm thuốc tê. Bên cạnh đó, việc tháo lắp khay niềng tương đối đơn giản, không gây đau đớn cho người bệnh, không ảnh hưởng tới việc ăn uống cũng như vệ sinh răng miệng hằng ngày.

Niềng răng Invisalign không cần tiêm thuốc tê.
Niềng răng Invisalign không cần tiêm thuốc tê.

Tiêm thuốc tê niềng răng có ảnh hưởng đến dây thần kinh không?

Nhiều người cho rằng việc tiêm thuốc tê khi niềng răng sẽ ảnh hưởng đến thần kinh. Tuy nhiên, về cơ bản, các dây thần kinh nằm sâu dưới chân răng. Do vậy việc chích thuốc tê và niềng răng không gây bất cứ tác động tiêu cực nào đến hệ thần kinh. 

Trước khi nhổ răng để niềng, bạn sẽ được bác sĩ thăm khám, chụp X-quang. Bác sĩ dựa vào kết quả, cân nhắc kỹ lưỡng và xác định nên chiếc răng nào nên nhổ mà không gây ảnh hưởng đến đến các dây thần kinh để đảm bảo an toàn tuyệt đối. Chính vì vậy, hệ thần kinh nằm sâu dưới chân răng sẽ được bảo vệ trong suốt quá trình chỉnh nha. Tuy nhiên, điều quan trọng bạn cần lựa chọn nha khoa uy tín và tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ để tránh nguy cơ biến chứng, tổn thương đến hệ thần kinh.

Tiêm thuốc tê hoàn toàn không gây ảnh hưởng đến dây thần kinh.
Tiêm thuốc tê hoàn toàn không gây ảnh hưởng đến dây thần kinh.

Bài viết trên cung cấp đến bạn thông tin giúp giải đáp thắc mắc niềng răng có tiêm thuốc tê không cùng một số vấn đề liên quan. Như vậy, trong trường hợp nếu nhổ răng để niềng răng, việc tiêm thuốc tê là cần thiết. Tuy nhiên, còn tùy thuộc vào từng trường hợp, bác sĩ sẽ chỉ định bạn tiêm thuốc tê hay không. Hy vọng rằng những thông tin cung cấp trên mang đến cho bạn kiến thức nha khoa thú vị. Để niềng răng an toàn và không lo các vấn đề rủi ro xảy ra, hãy liên hệ đến hotline 1900 9009 của Top Nha Khoa hoặc đến trực tiếp phòng khám để được bác sĩ nhiều năm kinh nghiệm trực tiếp thăm khám và điều trị nhé.

======================================

Top Nha Khoa – Chuyên cung cấp kiến thức, tin tức trong lĩnh vực nha khoa

Website: https://daisynhakhoa.vn/

Email: daisynhakhoa.vn@gmail.com

Địa chỉ: 108 Đ. Bạch Đằng, Phường 24, Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh

Đánh giá bài viết