Niềng răng là phương pháp chỉnh nha giúp nắn chỉnh răng mọc sai lệch, răng hô, móm về đúng vị trí mong muốn, mang đến hàm răng đều đặn và đảm bảo tính thẩm mỹ. Mặc dù vậy, nhiều người luôn thắc mắc liệu rằng niềng răng có giảm tuổi thọ không? Mời bạn đọc […]
Niềng răng là phương pháp sử dụng các khí cụ chỉnh nha chuyên dụng như dây cung, mắc cài, khay niềng,… tác động lên răng một lực kéo, giúp dịch chuyển và sắp xếp răng về vị trí đúng, mang đến hàm răng đều đặn, cân đối. Vậy niềng răng có giảm tuổi thọ không? Câu trả lời là không. Theo các chuyên gia nha khoa, niềng răng hoàn toàn không làm giảm tuổi thọ. Lý do được giải thích cụ thể là:
Thực tế không có bằng chứng hay nghiên cứu khoa học cho thấy niềng răng ảnh hưởng đến tuổi thọ. Tuy nhiên, điều quan trọng, bạn cần lựa chọn nha khoa uy tín để thực hiện niềng răng để đảm bảo an toàn và mang lại hiệu quả cao, tránh gây biến chứng, ảnh hưởng đến tuổi thọ.
Niềng răng là “chìa khóa” giúp bạn sở hữu hàm răng mơ ước và nâng tầm sức khỏe răng miệng, chất lượng cuộc sống. Quá trình niềng răng được thực hiện tại nha khoa uy tín, đội ngũ bác sĩ giỏi mang đến nhiều lợi ích đối với sức khỏe răng miệng như sau:
Răng mọc lệch, khấp khểnh hoặc răng hô, răng móm khiến việc ăn nhai trở nên khó khăn hơn, lực nhai phân bố không đồng đều trên cung hàm, dẫn đến thức ăn không được nghiền nát trước khi đưa xuống dạ dày, ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa. Nếu tình trạng này kéo dài có thể gây tổn thương khớp cắn, đau đầu, viêm nướu,… Khi niềng răng giúp điều chỉnh răng về vị trí đúng trên cung hàm, tạo khớp cắn chuẩn xác, hàm răng đều đặn giúp ăn nhai thoải mái và hỗ trợ hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn.
Răng thưa tạo ra các kẽ hở hoặc răng mọc lệch lạc khiến việc vệ sinh răng miệng trở nên khó khăn. Lâu ngày, tích tụ mảng bám, thức ăn dư thừa, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển, gây nên các bệnh lý răng miệng như: sâu răng, viêm nướu, viêm nha chu,… Khi niềng răng, việc dịch chuyển răng về đúng vị trí trên cung hàm giúp việc vệ sinh răng miệng thuận tiện, dễ dàng hơn, giảm nguy cơ mắc phải các vấn đề răng miệng.
Một số nghiên cứu chỉ ra rằng, những người gặp phải các vấn đề về răng miệng có nguy cơ mắc các bệnh tim mạch, đột quỵ, tiểu đường, viêm phổi,… cao hơn so với những người có sức khỏe răng miệng tốt. Vì vậy, quyết định niềng răng có thể được xem là một giải pháp tối ưu để cải thiện sức khỏe răng miệng. Từ đó giúp bảo vệ sức khỏe tổng thể một cách toàn diện.
Niềng răng giúp sắp xếp răng về vị trí đúng, mang đến hàm răng đều đặn, nụ cười tự tin, đảm bảo tính thẩm mỹ cao, giúp người niềng tự tin hơn trong giao tiếp và cuộc sống. Đây chính là lý do nhiều người quyết định đầu tư thời gian và chi phí để niềng răng.
Khi sở hữu hàm răng đều đặn, tính thẩm mỹ cao giúp người niềng răng tự tin hơn, tránh rơi vào tình trạng stress. Từ đó, cải thiện tâm lý và nâng cao chất lượng cuộc sống.
Giọng nói của chúng ta bị chi phối bởi răng, lưỡi và môi. Trong trường hợp nếu răng mọc không đều ảnh hưởng đến khả năng phát âm, giọng nói không rõ ràng, khó nghe, bị ngọng. Tuy nhiên, niềng răng giúp nắn chỉnh răng, răng trở nên đều đặn và phát âm chuẩn xác, âm thanh phát ra dễ nghe, cải thiện kỹ năng giao tiếp.
Niềng răng mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe răng miệng và cải thiện chất lượng cuộc sống. Vì vậy, nếu bạn có nhu cầu niềng răng, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn và lựa chọn phương pháp phù hợp.
Niềng răng là kỹ thuật nha khoa hiện đại được nhiều người lựa chọn, phương pháp sử dụng các thiết bị chuyên dụng như dây cung, mắc cài, dây thun cố định, khay niềng tác động lên răng, tạo lực siết dịch chuyển răng về vị trí mong muốn trên cung hàm.
Quá trình niềng răng cần được thực hiện đúng quy trình chuẩn y khoa để đảm bảo an toàn và mang lại hiệu quả cao. Thông thường, quy trình niềng răng được thực hiện tuân thủ theo các bước như sau:
Bước 1: Thăm khám và tư vấn
Trước khi thực hiện niềng răng, khách hàng cần được bác sĩ chuyên khoa nhiều năm kinh nghiệm thăm khám, kiểm tra tổng quát tình trạng sức khỏe răng miệng. Tại đây, bác sĩ tiến hành chụp X-quang và phân tích kỹ lưỡng tình trạng răng thưa, răng mọc sai lệch, răng hô, móm. Đồng thời phân tích các yếu tố liên quan, xem xét mức độ phức tạp của ca niềng để đảm bảo quá trình thăm khám đạt độ chính xác cao.
Sau khi thăm khám, dựa vào kết quả chụp X-quang răng, bác sĩ tư vấn cho khách hàng tình trạng răng cụ thể, giải đáp thắc mắc. Đồng thời, bác sĩ đưa ra phác đồ điều trị, tư vấn phương pháp niềng, thời gian niềng dự kiến, chi phí niềng răng chính xác cho khách hàng. Trong trường hợp nếu khách hàng đồng ý với tư vấn và phương pháp niềng răng được áp dụng. Bác sĩ sẽ thực hiện những công đoạn tiếp theo của quá trình niềng răng.
Trước khi bắt đầu niềng răng, bạn sẽ được bác sĩ cạo vôi răng, trám bít các lỗ sâu và điều trị các bệnh lý về nướu nếu có để đảm bảo an toàn và mang lại hiệu quả cao trong quá trình niềng răng.
Bước 2: Tiến hành lấy dấu răng và điều trị
Khi khách hàng đồng ý với phương pháp niềng răng, bác sĩ sẽ tiến hành lên kế hoạch điều trị cụ thể và lộ trình dịch chuyển răng. Bên cạnh đó, bác sĩ có thể thực hiện nhổ răng đối với những trường hợp cần khoảng trống để răng dịch chuyển. Sau đó, bác sĩ lấy dấu răng và thiết kế mắc cài phù hợp.
Bước 3: Thiết kế mắc cài
Sau khi hoàn thành việc lấy dấu răng, mẫu hàm của bạn sẽ được chuyển đến bộ phận thiết kế chuyên dụng. Tại đây, các kỹ thuật viên chế tác mắc cài phù hợp với mỗi khách hàng dựa trên tỷ lệ và kích thước chính xác của xương hàm. Quá trình này diễn ra nhanh chóng, thường mất khoảng 1 giờ để hoàn thành.
Bước 4: Thực hiện gắn mắc cài lên răng
Bác sĩ tỉ mỉ gắn mắc cài trực tiếp lên bề mặt răng, dây cung được luồn qua mắc cài để tác động lực, dịch chuyển răng về vị trí mong muốn. Đồng thời, bác sĩ kiểm tra sự thống nhất của răng.
Bước 5: Tái khám
Bác sĩ lên lịch tái khám định kỳ cho khách hàng để theo dõi tình trạng răng dịch chuyển cũng như điều chỉnh lực siết hợp lý. Bạn cần tuân thủ lịch hẹn của để đảm bảo mang lại hiệu quả niềng răng tối ưu. Thông thường, thời gian đeo niềng dao động từ 18-24 tháng.
Bước 6: Hoàn tất quá trình niềng và đeo hàm duy trì
Sau khi đạt kết quả như mong muốn, bác sĩ tháo các khí cụ niềng răng và bạn cần đeo hàm duy trì để giữ răng cố định trong khoảng thời gian nhất định. Điều này, giúp cho răng đều, đẹp đúng như mong muốn và sở hữu nụ cười tỏa sáng.
Trong quá trình niềng răng, bạn cần tuân thủ chế độ ăn uống và chăm sóc răng miệng theo hướng dẫn của bác sĩ để đảm bảo hiệu quả điều trị và tránh các biến chứng đáng tiếc xảy ra.
Niềng răng mang lại nhiều lợi ích đối với sức khỏe răng miệng và sức khỏe tổng thể, tuy nhiên không phải ai cũng phù hợp với phương pháp này. Có nhiều người không nên niềng răng vì có thể gây nên nhiều hậu quả ngoài mong muốn. Dưới đây là một số trường hợp cụ thể:
Như vậy, bài viết trên giải đáp thắc mắc niềng răng có giảm tuổi thọ không. Niềng răng không ảnh hưởng đến tuổi thọ, mặt khác kỹ thuật này còn mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe răng miệng. Do đó, bạn cần chọn nha khoa uy tín để đảm bảo an toàn và mang lại hiệu quả cao. Nếu có bất cứ thắc mắc nào, hãy liên hệ đến hotline 1900 9009 của Top Nha Khoa để được tư vấn chi tiết.
======================================
Top Nha Khoa – Chuyên cung cấp kiến thức, tin tức trong lĩnh vực nha khoa
Website: https://daisynhakhoa.vn/
Email: daisynhakhoa.vn@gmail.com
Địa chỉ: 108 Đ. Bạch Đằng, Phường 24, Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh