Góc giải đáp: Niềng răng có được uống thuốc giảm đau không?

Niềng răng là kỹ thuật chỉnh nha phổ biến, bác sĩ sử dụng các khí cụ như dây cung, mắc cài, dây thun, khay niềng để tác động lên răng một lực siết, nhằm nắn chỉnh răng mọc sai lệch, giúp bạn sở hữu hàm răng đều, đẹp. Tuy nhiên, trong quá trình chỉnh nha, […]

POSTED: 14/05/2024

Nội dung đã được kiểm duyệt bởi Đội ngũ bác sỹ chuyên nghiệp

 Góc giải đáp: Niềng răng có được uống thuốc giảm đau không?
Niềng răng là kỹ thuật chỉnh nha phổ biến, bác sĩ sử dụng các khí cụ như dây cung, mắc cài, dây thun, khay niềng để tác động lên răng một lực siết, nhằm nắn chỉnh răng mọc sai lệch, giúp bạn sở hữu hàm răng đều, đẹp. Tuy nhiên, trong quá trình chỉnh nha, lực tác động từ các khí cụ có thể khiến bạn cảm thấy đau nhức và khó chịu. Do đó, nhiều khách hàng luôn thắc mắc niềng răng có được uống thuốc giảm đau không? Mời bạn hãy cùng Top Nha Khoa theo dõi bài viết dưới đây để được giải đáp cụ thể nhé.

Niềng răng có gây đau không?

Niềng răng có gây đau không? Niềng răng là quá trình sử dụng các khí cụ chỉnh nha tác động lực lên răng, để giúp dịch chuyển răng mọc sai lệch về đúng vị trí trên cung hàm, mang đến hàm răng đều, đẹp, chuẩn khớp cắn. Trong quá trình chỉnh nha, lực siết để kéo răng dịch chuyển có thể gây ra lực ma sát. Do đó, bạn sẽ cảm thấy hơi ê buốt, đau nhức răng, nhưng cảm giác này sẽ nhanh chóng biến mất chỉ sau một vài ngày.

Mặt khác, hiện nay phương pháp niềng răng ngày càng hiện đại, nha sĩ sẽ tính toán kỹ lưỡng và điều chỉnh lực tác động lên răng phù hợp để giảm thiểu đau đớn cho bệnh nhân, mà vẫn đảm bảo quá trình chỉnh nha diễn ra thuận lợi và đạt kết quả cao.

Niềng răng đôi khi gây đau nhức và ê buốt do lực tác động của các khí cụ chỉnh nha.
Niềng răng đôi khi gây đau nhức và ê buốt do lực tác động của các khí cụ chỉnh nha.

Theo đó, quá trình niềng răng mất khoảng thời gian từ 1,5 – 2 năm, thậm chí một số trường hợp có tình trạng răng phức tạp thì thời gian niềng có thể lâu hơn. Trong quá trình niềng răng, cảm giác đau nhức và ê buốt có thể xuất hiện ở một số giai đoạn sau:

  • Khi tách kẽ răng: Trước khi gắn mắc cài niềng, nha sĩ sẽ tiến hành đặt thun vào kẽ răng để tạo khoảng cách. Điều này có thể khiến bạn có cảm giác ê răng, cộm, cấn, khó chịu. Một số trường hợp đau khi ăn nhai. Tuy nhiên, khi bạn đã quen dần với các khí cụ chỉnh nha, cảm giác này sẽ dần giảm thiểu.
  • Sau khi gắn mắc cài một tuần: Ngày đầu tiên đeo mắc cài có thể bạn sẽ có cảm giác vướng víu và khó chịu. Đồng thời, bạn cũng có thể cảm thấy đau nhức và ê buốt răng ở khoảng thời gian từ 1-2 tuần đầu tiên. Sở dĩ răng đau nhức ở giai đoạn này là vì lực kéo của dây cung tác động lên răng.
  • Khi nhổ răng: Việc nhổ răng để tạo khoảng cách giúp dịch chuyển răng khiến nhiều người lo lắng vì đau đớn, tuy nhiên cảm giác này không đáng kể. Vì vậy, bạn hoàn toàn có thể yên tâm nhé.
  • Khi siết răng định kỳ: Tình trạng đau nhức và căng thẳng cũng có thể xuất hiện khi bác sĩ tiến hành siết răng để điều chỉnh sự dịch chuyển của răng.

Vậy niềng răng có được uống thuốc giảm đau không? Theo các bác sĩ, để giảm cảm giác đau nhức và ê buốt và khó chịu trong suốt quá trình chỉnh nha, bạn hoàn toàn có thể uống thuốc giảm đau theo hướng dẫn của bác sĩ. Đặc biệt trong trường hợp sau khi thực hiện cấy vít, nhổ răng, điều trị bệnh lý răng miệng, bạn cũng nên uống thuốc giảm đau để xoa dịu các cơn đau nhanh chóng và hiệu quả.

Trong quá trình niềng răng, nếu bạn cảm thấy đau nhức, ê buốt có thể uống thuốc giảm đau theo chỉ định của bác sĩ.
Trong quá trình niềng răng, nếu bạn cảm thấy đau nhức, ê buốt có thể uống thuốc giảm đau theo chỉ định của bác sĩ.

Tuy nhiên bạn cần phải tham khảo ý kiến bác sĩ để uống đúng loại thuốc giảm đau và đúng liều lượng. Điều này đảm bảo an toàn và hiệu quả cho người bệnh, tránh xảy ra một số hậu quả ngoài mong muốn, ảnh hưởng đến sức khỏe.

Xem thêm => Quá trình niềng răng có thể uống nước ngọt được không?

Khi nào nên uống thuốc giảm đau khi niềng răng?

Mặc dù, quá trình niềng răng đôi khi gây ra cảm giác đau đớn và không thoải mái. Nhưng đây chỉ là cảm giác tạm thời và sẽ biến mất trong một khoảng thời gian nhất định. Tuy nhiên, nếu bạn gặp phải một số trường hợp dưới đây cần uống thuốc giảm đau:

  • Trong quá trình niềng răng, bạn cảm thấy đau nhức dữ dội hoặc cơn đau kéo dài vài ngày, bạn có thể uống thuốc giảm đau để xoa dịu và giảm bớt khó chịu.
  • Nếu cơn đau khiến bạn ăn nhai khó khăn, mất ngủ, bạn nên uống thuốc giảm đau để có thể sinh hoạt bình thường và tránh làm suy giảm chất lượng cuộc sống.
  • Nếu bạn đau nhức kèm theo sốt, bạn nên uống thuốc giảm đau. Đồng thời hãy đến gặp bác sĩ để được thăm khám và điều trị kịp thời bạn nhé.
Khi bạn bị đau nhức răng dữ dội, bạn có thể uống thuốc giảm đau để xoa dịu cơn đau.
Khi bạn bị đau nhức răng dữ dội, bạn có thể uống thuốc giảm đau để xoa dịu cơn đau.

Bên cạnh đó, khi uống thuốc giảm đau, bạn cũng cần lưu ý một số điều dưới đây:

  • Việc tự ý sử dụng thuốc giảm đau không đúng liều lượng có thể xảy ra tác dụng phụ nguy hiểm đến sức khỏe. Do đó, bạn cần tham khảo ý kiến của của bác sĩ và sử dụng đúng hướng dẫn để đảm bảo an toàn.
  • Bạn nên thông báo với bác sĩ những loại thuốc bạn đang sử dụng, trước khi dùng bất cứ loại thuốc giảm đau nào, vì một số loại thuốc có thể tương tác với thuốc giảm đau.
  • Trong quá trình sử dụng thuốc giảm đau, nếu nhận thấy có dấu hiệu bất thường nào xảy ra, bạn cần nhanh chóng đến cơ sở y tế gần nhất để được bác sĩ kiểm tra.
  • Không nên lạm dụng thuốc giảm đau để tránh xảy ra hậu quả nghiêm trọng.

Nếu cơn đau kéo dài, bạn cần nhanh chóng đến bác sĩ để được thăm khám và điều trị kịp thời.

Các loại thuốc giảm đau thường dùng khi niềng răng

Trong quá trình niềng răng, nếu bị đau nhức và ê buốt răng, người bệnh có thể sử dụng nhiều cách để xoa dịu cơn đau này. Tuy nhiên, một trong những cách nhanh nhất là sử dụng thuốc giảm đau. Thông thường, bác sĩ sẽ kê đơn một số loại thuốc giảm đau như: Acetaminophen, Benzocaine, Aspirin, Ibuprofen, Efferalgan. Những loại thuốc này được sử dụng trong các trường hợp như đau sau khi nhổ răng hoặc cấy vít niềng răng.

Thuốc Ibuprofen

Thuốc Ibuprofen thuộc nhóm thuốc kháng viêm không Steroid, có tác dụng chính là ức chế khả năng tổng hợp Prostaglandin. Từ đó, giảm cảm nhận của dây thần kinh cảm giác trước các tác nhân gây đau. Nhờ cơ chế này, Ibuprofen là loại thuốc được bác sĩ chỉ định sử dụng trong các trường hợp bệnh nhân bị đau nhẹ đến vừa trong quá trình niềng răng.

  • Liều dùng được chỉ định: 200mg – 400mg cho mỗi lần uống, thời gian cách nhau khoảng 4-6 tiếng uống 1 lần.
  • Tác dụng phụ: Buồn nôn, khó thở, tăng cân,…
Thuốc Ibuprofen được sử dụng trong trường hợp đau nhẹ đến vừa.
Thuốc Ibuprofen được sử dụng trong trường hợp đau nhẹ đến vừa.

Thuốc Acetaminophen

Acetaminophen là một trong những loại thuốc có tác dụng giảm đau hiệu quả, được sử dụng trong những trường hợp đau nhẹ đến vừa. Bạn  hoàn toàn có thể sử dụng thuốc Acetaminophen để giảm đau trong quá trình niềng răng. Acetaminophen có tác dụng giảm đau mà không làm ảnh hưởng đến dạ dày, đường ruột. Tuy nhiên, thuốc Acetaminophen không có khả năng giảm sưng viêm.

Mỗi bệnh nhân sẽ có cách sử dụng thuốc và liều lượng khác nhau. Do đó, cần sử dụng theo hướng dẫn của bác sĩ, bởi nếu dùng quá liều sẽ gây ra tác dụng phụ ngoài mong muốn, ảnh hưởng đến sức khỏe.

  • Liều dùng được chỉ định: Mỗi lần uống từ 1-2 viên, thời gian cách nhau khoảng  4-6 tiếng uống 1 lần.
  • Tác dụng phụ: Đau đầu, mất ngủ, buồn nôn,…

Thuốc Aspirin

Aspirin thuộc nhóm thuốc không chứa Steroid là loại thuốc giảm đau, chống viêm được sử dụng phổ biến. Thuốc giảm đau Aspirin có thể phát huy hiệu quả giảm đau tốt nhất nếu như bạn uống ngay khi cơn đau nhức xuất hiện

  • Liều dùng được chỉ định: 300mg – 600mg cho mỗi lần uống, thời gian cách nhau khoảng 4-6 tiếng uống 1 lần.
  • Tác dụng phụ: Đau dạ dày, khó thở, phát ban,…

Thuốc Efferalgan

Efferalgan là thuốc giảm đau được bào chế dưới dạng viên sủi hoà tan. Thành phần chính của thuốc là Paracetamol có tác dụng giảm sự dẫn truyền của các tín hiệu cảm thụ cảm giác đau đến thần kinh trung ương. Đây là loại thuốc giúp giảm đau khi niềng răng nhanh chóng, hiệu quả và an toàn.

  • Liều dùng được chỉ định: 1-2 viên 500mg cho mỗi lần uống, khoảng cách giữa các liều dùng là 4-6 tiếng uống 1 lần.
  • Tác dụng phụ: Tiêu chảy, chán ăn, đau dạ dày,…
Thuốc Efferalgan cũng là một trong những loại thuốc có tác dụng giảm đau nhanh chóng.
Thuốc Efferalgan cũng là một trong những loại thuốc có tác dụng giảm đau nhanh chóng.

Thuốc Benzocain

Thuốc Benzocain chứa hoạt chất Benzocain, có tác dụng gây tê cục bộ và mang lại hiệu quả giảm đau tối ưu. Do đó, loại thuốc này được bác sĩ chỉ định dùng trong trường hợp bệnh nhân bị đau nhức sau khi nhổ răng hoặc cắm minivis.

  • Liều dùng được chỉ định: Dùng ở dạng dung dịch 2,5%- 20%.
  • Tác dụng phụ: Chậm nhịp tim, nổi ban,…

Các phương pháp giảm đau thay thế thuốc

Hiện nay có rất nhiều cách để giảm đau khi niềng răng thay vì sử dụng thuốc. Bạn có thể tham khảo một số cách dưới đây:

  • Sử dụng sáp nha khoa: Bạn nên sử dụng sáp nha khoa, sau đó gắn lên mắc cài để giảm cảm giác đau nhức, khó chịu khi đeo các khí cụ niềng răng.
  • Chườm đá: Bạn có thể sử dụng đá, cho vào túi vải, sau đó dùng để chườm lên vị trí đau, đây là cách xoa dịu cơn đau hiệu quả và dễ thực hiện ngay tại nhà.
  • Chườm nóng: Chuẩn bị khăn nóng, nước ấm và tiến hành chườm nóng lên vùng đau có tác dụng giảm đau tức thì.
  • Súc miệng bằng nước muối: Trong quá trình niềng răng, các khí cụ chỉnh nha có thể làm tổn đến mô mềm trong khoang miệng. Do đó, bạn nên sử dụng nước muối pha loãng để súc miệng, giúp làm sạch vi khuẩn và giảm đau.
  • Làm sạch răng: Bạn cần phải đánh răng đúng cách 2 lần mỗi ngày để loại bỏ hoàn toàn mảnh vụn thức ăn vi khuẩn trong khoang miệng. Từ đó, ngăn ngừa và hạn chế những cơn đau trong quá trình niềng răng.
  • Xoa bóp vùng nướu: Việc massage vùng nướu, ngay cả khi không bị đau trong quá trình niềng răng cũng giúp tăng độ săn chắc của nướu. Đồng thời, giảm bớt cảm giác đau nhức, khó chịu.
  • Ăn những loại thức ăn mềm: Trong quá trình niềng răng, bạn nên ưu tiên ăn các loại thực phẩm mềm, dễ nhai, dễ nuốt để giảm áp lực nhai, làm dịu cảm giác đau nhức.
Bạn nên sử dụng sáp nha khoa để giảm cảm giác đau nhức.
Bạn nên sử dụng sáp nha khoa để giảm cảm giác đau nhức.

Bài viết trên cung cấp những thông tin giải đáp chi tiết thắc mắc niềng răng có được uống thuốc giảm đau không? Nhìn chung, việc uống thuốc giảm đau chỉ giúp bạn xoa dịu cảm giác đau thức thời mà không thể điều trị dứt điểm cơn đau nhức trong quá trình niềng răng. Tốt nhất, bạn nên đến nha sĩ thăm khám để tránh tình trạng tồi tệ hơn. Nếu bạn có bất cứ thắc mắc nào, đừng ngần ngại, hãy liên hệ đến Top Nha Khoa để được tư vấn và hỗ trợ nhé.

======================================

Một số bài viết bạn có thể quan tâm:

Sau khi niềng răng có thể uống cà phê được không?

Quá trình niềng răng có thể uống bia được không?

Niềng răng có uống được trà sữa không? Lý do vì sao?

======================================

Top Nha Khoa – Chuyên cung cấp kiến thức, tin tức trong lĩnh vực nha khoa

Website: https://daisynhakhoa.vn/

Email: daisynhakhoa.vn@gmail.com

Địa chỉ: 108 Đ. Bạch Đằng, Phường 24, Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh

Youtube: https://www.youtube.com/@topnhakhoa

Tiktok: https://tiktok.com/topnhakhoa

Facebook: https://www.facebook.com/topnhakhoavietnam

Đánh giá bài viết