Giải đáp kiến thức: Niềng răng có được uống nước đá không?

Niềng răng là phương pháp chỉnh nha truyền thống được áp dụng để giúp khắc phục các sai lệch về răng đảm bảo tính thẩm mỹ cao và cải thiện chức năng ăn nhai. Tuy nhiên, chế độ ăn uống có ảnh hưởng đến kết quả chỉnh nha cuối cùng, do đó nhiều người thường […]

POSTED: 07/05/2024

Nội dung đã được kiểm duyệt bởi Đội ngũ bác sỹ chuyên nghiệp

 Giải đáp kiến thức: Niềng răng có được uống nước đá không?
Niềng răng là phương pháp chỉnh nha truyền thống được áp dụng để giúp khắc phục các sai lệch về răng đảm bảo tính thẩm mỹ cao và cải thiện chức năng ăn nhai. Tuy nhiên, chế độ ăn uống có ảnh hưởng đến kết quả chỉnh nha cuối cùng, do đó nhiều người thường mắc mắc niềng răng có được uống nước đá không? Nếu bạn cũng đang quan tâm đến chủ đề này, hãy cùng Top Nha Khoa tham khảo bài viết dưới đây để được giải đáp chi tiết bạn nhé.

Tác hại của nước đá khi niềng răng

Nước đá, kem lạnh là những thực phẩm có thể giúp bạn giải tỏa cơn khát vào những ngày nắng nóng oi bức, khắc nghiệt. Tuy nhiên, theo các nhà nghiên cứu, nếu bạn có thói quen sử dụng nước đá thường xuyên có thể gây một số tác động tiêu cực đến sức khỏe răng miệng. Cụ thể là:

  • Mòn men răng: Thói quen nhai đá lạnh có thể dẫn đến tình trạng mòn men răng, về lâu dài dẫn đến men răng suy yếu, răng bị vỡ, mẻ. Từ đó, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển, tấn công gây hại, xâm nhập vào bên trong răng, thậm chí cấu trúc răng bị phá hủy. Một số tình trạng nghiêm trọng hơn có thể cần phải can thiệp bằng liệu pháp tủy răng để bảo tồn răng gốc.
  • Khiến răng nhạy cảm: Nhai đá lạnh có thể khiến các dây thần kinh cảm giác trong răng bị kích thích, gây ra tình trạng răng ê buốt, khó chịu, đặc biệt là đối với những người có răng nhạy cảm.
  • Tổn thương nướu răng: Đá lạnh có các cạnh cứng và sắc, do đó khi nhai đá có thể khiến nướu bị tổn thương, chảy máu nướu, dẫn đến viêm nướu hoặc nhiễm khuẩn nướu.
  • Nguy cơ gãy răng cao: Nhai đá cứng gây áp lực mạnh lên răng, đây là nguyên nhân làm cho răng bị nứt, mẻ, thậm chí lung lay và gãy rụng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến chức năng ăn nhai.

Với những tác động tiêu cực trên, tốt nhất bạn nên hạn chế uống nước đá hằng ngày để bảo vệ sức khỏe răng miệng toàn diện. Đồng thời tránh mắc phải một số bệnh lý viêm nhiễm trong khoang miệng.

Uống nước đá có thể gây nên tình trạng răng ê buốt, nhạy cảm.
Uống nước đá có thể gây nên tình trạng răng ê buốt, nhạy cảm.

Niềng răng có uống được nước đá không?

Niềng răng uống nước đá được không là vấn đề được khá nhiều người quan tâm. Trong quá trình niềng răng, tốt nhất bạn không nên uống nước đá.

Như đã phân tích trên, việc uống nước đá thường xuyên có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng. Đối với người niềng răng, nhai nước đá có gây ảnh hưởng đến kết quả chỉnh nha. Bên cạnh đó, nước đá có nhiệt độ thấp tác động đến men răng và gây tổn thương men răng. Do vậy, khi uống nước đá lạnh, nhiều người có cảm giác ê buốt răng, khó chịu và thậm chí phải gánh chịu những cơn đau nhức răng dữ dội.

Theo các chuyên gia, sau khi niềng răng bạn không nên uống nước đá.
Theo các chuyên gia, sau khi niềng răng bạn không nên uống nước đá.

Không chỉ vậy, các chuyên gia cũng chỉ ra rằng, nước đá là môi trường lý tưởng để vi khuẩn sinh sôi và phát triển, tấn công gây hại đến khoang miệng. Từ đó, gây ra nhiều bệnh lý răng miệng như sâu răng, viêm nướu, viêm nha chu,…

Tuy nhiên, việc uống nước đá sau khi niềng răng hay không còn tùy thuộc vào nhiệt độ của nước đá. Theo đó, trong những ngày nắng nóng khắc nghiệt, bạn hoàn toàn có thể uống nước đá ở nhiệt độ vừa phải để giải nhiệt. Tuy nhiên, điều quan trọng bạn cần lưu ý là uống nước đá với tần suất hợp lý để tránh gây ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng bạn nhé.

Xem thêm => Quá trình niềng răng có thể ăn được bánh tráng hay không?

Tác động của nước lạnh tới các quá trình niềng răng

Bên cạnh thắc mắc niềng răng có uống nước đá được không, nhiều người cũng đặt câu hỏi nước đá có tác động như thế nào đối với quá trình niềng răng. Vậy chúng ta cùng giải đáp ngay nhé.

Theo các bác sĩ nha khoa, trong quá trình niềng răng, bạn không nên thường xuyên sử dụng đồ ăn hoặc nước uống quá lạnh để tránh tình trạng đau nhức, ê buốt hay lệch bung, tuột, mắc cài. Nhìn chung, uống nước đá gây ảnh hưởng đến các loại niềng răng.

Niềng răng mắc cài

Khi niềng răng mắc cài, nếu bạn chỉ sử dụng một vài viên đá nhỏ cũng có thể gây ảnh hưởng đến các khí cụ chỉnh nha, mắc cài bị bung, tuột, niềng răng bị lệch, ảnh hưởng đến tiến độ chỉnh nha. Thông thường, niềng răng mắc cài có thời gian điều trị lâu hơn so với các phương pháp khác. Mặt khác, nước đá có tính chất dẫn điện tốt, nếu sử dụng thường xuyên sẽ gây ảnh hưởng đến kết quả chỉnh nha về lâu dài.

Nước đá lạnh gây ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình niềng răng bằng mắc cài.
Nước đá lạnh gây ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình niềng răng bằng mắc cài.

Niềng răng trong suốt Invisalign

Niềng răng trong suốt Invisalign có ưu điểm là dễ dàng tháo lắp, giúp quá trình ăn uống cũng như vệ sinh răng miệng cũng trở nên dễ dàng hơn. Tuy nhiên, nếu uống nước đá nhưng không tháo khay niềng, nhiệt độ lạnh của nước đá, có thể làm cho khay bị biến dạng và không ôm khít thân răng. Từ đó gây ảnh hưởng đến quá trình dịch chuyển răng, khiến quá trình niềng răng không diễn ra theo đúng kế hoạch của bác sĩ. Do đó, khi niềng răng trong suốt, bạn cần hạn chế sử dụng nước đá để bảo vệ sức khỏe cũng như kết quả chỉnh nha nhé.

Các lưu ý quan trọng khi niềng răng

Như vậy, câu hỏi niềng răng có được uống nước đá không đã được giải đáp. Bên cạnh hạn chế việc uống nước đá thường xuyên, bạn cần xây dựng chế độ chăm sóc răng miệng trong khi niềng một cách khoa học, bao gồm cả chế độ dinh dưỡng hằng ngày và cách vệ sinh răng miệng để bảo vệ sức khỏe răng miệng, đồng thời đạt được kết quả chỉnh nha đúng như mong đợi. Dưới đây là một số lưu ý bạn có thể tham khảo:

Những thực phẩm nên ăn khi niềng răng

Trong quá trình niềng răng, bạn nên ưu tiên những loại thực phẩm chín mềm, dễ nhai, dễ nuốt như cháo, súp, sinh tố giúp giảm áp lực nhai, dễ vệ sinh răng miệng và bảo vệ các khí cụ chỉnh nha.

Bạn nên bổ sung các loại vitamin, canxi và các chất dinh dưỡng cho cơ thể như: các loại thịt, hải sản như tôm cá, rau củ quả tươi. Tuy nhiên, bạn nên cắt nhỏ thức ăn, hầm chín mềm để tránh tình trạng bung hay tuột mắc cài trong quá trình ăn uống.

Ngoài ra, bạn cũng có thể lựa chọn những món ăn mềm, xốp chẳng hạn như bột mì, bột ngũ cốc. Bởi đây là loại thực phẩm có kết cấu mềm, mịn, dễ dàng nhai mà không cần phải sử dụng quá nhiều lực, giảm cảm giác đau nhức, đặc biệt là thời gian đầu khi niềng răng. Bên cạnh đó, bột mì, ngũ cốc cũng chứa nhiều vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể.

Trong quá trình niềng răng, bạn nên ưu tiên những thực phẩm chín mềm.
Trong quá trình niềng răng, bạn nên ưu tiên những thực phẩm chín mềm.

Bên cạnh đó, những thực phẩm được làm từ sữa, sữa chua là thực đơn lý tưởng cho người niềng răng. Đây là nguồn cung cấp canxi và protein dồi dào cho cơ thể, đồng thời củng cố men răng và ngăn ngừa sâu răng hiệu quả. Bạn không phải nhai nhiều, không ảnh hưởng đến các khí cụ niềng răng.

Những thực phẩm cần tránh khi niềng răng

Trong quá trình niềng răng, bạn cần có chế độ ăn uống phù hợp và đặc biệt là nên tránh những loại thực phẩm dưới đây:

  • Tránh ăn những loại thực phẩm cứng, dẻo, dai, giòn, vì cần lực nhai mạnh, tạo áp lực lớn lên răng và các khí cụ chỉnh nha, gây ảnh hưởng đến tiến độ niềng răng. Bên cạnh đó, mảnh vụn thức ăn dễ dàng bám lại trên kẽ răng, rất khó vệ sinh, dẫn đến mắc phải các bệnh lý răng miệng. Thực phẩm cứng cũng có thể gây mẻ, nứt thậm chí gãy răng gây đau đớn.
  • Bạn không nên ăn những loại thực phẩm quá nóng hoặc quá lạnh để tránh tình trạng răng bị ê buốt, nhạy cảm.
  • Hạn chế sử dụng thực phẩm nhiều đường hoặc nước uống có gas để ngăn ngừa sâu răng cũng như các bệnh lý răng miệng khác một cách hiệu quả.
  • Một điều mà bạn nên lưu ý là hạn chế sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá, cà phê để tránh gây tình trạng răng bị ố vàng, xỉn màu, khó làm trắng răng sau khi niềng.
Hạn chế sử dụng các chất kích thích để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng.
Hạn chế sử dụng các chất kích thích để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng.

Cách vệ sinh răng miệng khoa học khi niềng răng

Khi niềng răng, việc vệ sinh răng miệng là rất quan trọng, đây là thói quen mà bạn cần phải duy trì mỗi ngày để bảo vệ sức khỏe răng miệng toàn diện. Dưới đây là cách vệ sinh răng miệng khoa học mà bạn có thể tham khảo:

  • Bạn cần đánh răng 2 lần mỗi ngày bằng bàn chải đánh răng lông mềm và kem đánh răng có chứa hàm lượng Fluoride. Thao tác chải răng nhẹ nhàng toàn bộ bề mặt răng, bề mặt nhai, để làm sạch răng miệng mà không ảnh hưởng đến các khí cụ chỉnh nha.
  • Kết hợp sử dụng chỉ nha khoa, bàn chải kẽ, máy tăm nước để loại bỏ hoàn toàn mảng bám, mảnh vụ thức ăn còn sót lại và vi khuẩn trong khoang miệng. Không nên sử dụng tăm xỉa răng vì có thể gây tổn thương nướu, làm bung mắc cài.
  • Dùng nước súc miệng chuyên dụng dành cho người niềng răng hỗ trợ làm sạch răng miệng và giúp hơi thở luôn thơm mát suốt thời gian dài.
  • Sử dụng công cụ vệ sinh lưỡi chuyên dụng để loại bỏ hoàn toàn vi khuẩn trú ngụ trong khoang miệng.
  • Bạn cần đến nha khoa uy tín thăm khám răng định kỳ để bác sĩ kiểm tra, theo dõi tiến độ niềng răng đã diễn ra đúng kế hoạch ban đầu hay chưa. Từ đó, có phương án điều chỉnh kịp thời để đảm bảo tiến độ niềng răng, mang lại hiệu quả chỉnh nha cao. Đồng thời giúp phát hiện và điều trị kịp thời các bệnh lý về răng miệng nếu có.
Bạn cần đến nha khoa thăm khám định kỳ để bảo vệ sức khỏe răng miệng toàn diện.
Bạn cần đến nha khoa thăm khám định kỳ để bảo vệ sức khỏe răng miệng toàn diện.

Trên đây là những thông tin giải đáp thắc mắc niềng răng có được uống nước đá không cũng như những tác hại của việc uống nước đá và chế độ chăm sóc răng khi chỉnh nha. Hy vọng những thông tin này hữu ích và giúp bạn bảo vệ răng miệng toàn diện để sở hữu hàm răng đẹp và nụ cười tự tin sau khi niềng răng. Nếu bạn có bất cứ thắc mắc nào, hãy liên hệ đến Top Nha Khoa để được tư vấn và hỗ trợ nhé.

======================================

Một số bài viết bạn có thể quan tâm:

Niềng răng xong có thể ăn thịt gà hay không? Cùng tìm hiểu ngay!

Sau quá trình niềng răng có thể ăn được kẹo cao su hay không?

Quá trình niềng răng có thể ăn được bánh mì không?

======================================

Top Nha Khoa – Chuyên cung cấp kiến thức, tin tức trong lĩnh vực nha khoa

Website: https://daisynhakhoa.vn/

Email: daisynhakhoa.vn@gmail.com

Youtube: https://www.youtube.com/@topnhakhoa

Tiktok: https://tiktok.com/topnhakhoa

Facebook: https://www.facebook.com/topnhakhoavietnam

Đánh giá bài viết