[Lý giải] Niềng răng bị nhiệt miệng do đâu?

Trong quá trình niềng răng, có nhiều vấn đề mà bạn gặp phải, một trong số đó là tình trạng nhiệt miệng. Theo thống kê, có đến 90% “đồng niềng” phải đối mặt với những cơn đau rát, khó chịu do nhiệt miệng gây ra. Để biết nguyên nhân niềng răng bị nhiệt miệng do […]

POSTED: 25/06/2024

Nội dung đã được kiểm duyệt bởi Đội ngũ bác sỹ chuyên nghiệp

 [Lý giải] Niềng răng bị nhiệt miệng do đâu?
Trong quá trình niềng răng, có nhiều vấn đề mà bạn gặp phải, một trong số đó là tình trạng nhiệt miệng. Theo thống kê, có đến 90% “đồng niềng” phải đối mặt với những cơn đau rát, khó chịu do nhiệt miệng gây ra. Để biết nguyên nhân niềng răng bị nhiệt miệng do đâu và cách khắc phục hiệu quả, mời bạn đọc cùng Top Nha Khoa theo dõi bài viết dưới đây.

Nhiệt miệng là gì?

Nhiệt miệng là tình trạng viêm nhiễm, gây ra các vết loét nhỏ, nông hình thành bên trong miệng, thường xuất hiện chủ yếu ở lưỡi, má trong, môi trong hoặc vùng lợi. Vết loét miệng có màu trắng hoặc vàng ở giữa, viền đỏ xung quanh. Nhiệt miệng có thể gây đau đớn, khó chịu, khiến người bệnh ăn uống khó khăn và không thể thoải mái khi giao tiếp, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Trong trường hợp nhiệt miệng nặng và không điều trị kịp thời dẫn đến viêm loét trầm trọng và nhiễm trùng.

Nhiệt miệng rất phổ biến, có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, nhưng thường gặp nhất ở trẻ em và thanh thiếu niên
Nhiệt miệng rất phổ biến, có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, nhưng thường gặp nhất ở trẻ em và thanh thiếu niên

Tại sao người niềng răng dễ bị nhiệt miệng?

Niềng răng là phương pháp sử dụng các khí cụ chỉnh nha như dây cung, mắc cài, khay niềng để nắn chỉnh các răng mọc sai lệch về vị trí đúng trên cung hàm. Nhờ đó, giúp cải thiện chức năng ăn nhai và tính thẩm mỹ hàm răng. Sau khi niềng, bạn sẽ sở hữu hàm răng chắc khỏe và nụ cười tự tin.

Vậy tại sao người niềng răng dễ bị nhiệt miệng? Trong quá trình niềng răng, nhiều người thường gặp phải tình trạng nhiệt miệng và phổ biến nhất là trong giai đoạn đầu sau khi gắn mắc cài. Nguyên nhân gây nhiệt miệng khi niềng răng có thể do một số yếu tố dưới đây:

Ma sát với mắc cài

Khi niềng răng, bác sĩ sẽ sử dụng các khí cụ chỉnh nha như dây cung, mắc cài, khay niềng tác động lực kéo để nắn chỉnh răng. Tuy nhiên, sự xuất hiện của các khí cụ có thể khiến bạn có cảm giác khó chịu, vướng víu trong những ngày đầu tiên. Ngoài ra, mắc cài, dây cung rất dễ ma sát vào mô mềm trong khoang miệng như: môi, má,… Từ đó, gây ra tình trạng viêm loét miệng do áp lực khi niềng răng. Nếu không được chăm sóc kỹ lưỡng, vết loét tiến triển nặng hơn gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh.

Thông thường, vết loét aphthous do niềng răng xuất phát từ vi khuẩn phát triển, tấn công gây nên. Nhiệt miệng có thể tự lành trong vòng từ 1-2 tuần. Tuy nhiên, khi niềng răng, ma sát từ dây cung, mắc cài có thể làm trầm trọng hơn tình trạng này.

Các khí cụ như dây cung, mắc cài ma sát vào mô mềm trong khoang miệng dễ xảy ra tình trạng nhiệt miệng.
Các khí cụ như dây cung, mắc cài ma sát vào mô mềm trong khoang miệng dễ xảy ra tình trạng nhiệt miệng.

Thiếu hụt chất dinh dưỡng

Khi mới đeo niềng răng, đôi khi bạn sẽ có cảm giác đau nhức, ê buốt răng, do chưa quen với các khí cụ chỉnh nha. Do đó, việc ăn uống hằng ngày cũng gặp nhiều trở ngại, ăn nhai khó khăn hơn, khiến bạn bỏ qua những món ăn giàu chất dinh dưỡng như rau, trái cây tươi và một số nhóm thực phẩm thiết yếu khác. Điều này có thể khiến cơ thể của bạn thiếu chất dinh dưỡng cần thiết, làm suy yếu hệ miễn dịch, tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công gây ra nhiệt miệng. Đặc biệt, nếu cơ thể bạn thiếu các chất như: sắt, kẽm, folate, vitamin B, vitamin C,… là nguyên nhân dẫn đến tình trạng nhiệt miệng khi niềng răng.

Căng thẳng ảnh hưởng đến hệ miễn dịch

Căng thẳng là một trong những nguyên nhân phổ biến dẫn đến tình trạng nhiệt miệng. Khi niềng răng, nhiều người thường có tâm lý lo lắng, áp lực. Trong trường hợp nếu tình trạng này kéo dài sẽ gây căng thẳng về tinh thần, ảnh hưởng đến hệ miễn dịch của cơ thể. Từ đó dẫn đến người niềng răng dễ gặp phải tình trạng nhiệt miệng, thậm chí mắc phải các bệnh lý răng miệng khác.

Căng thẳng, stress có thể là nguyên nhân gây ra nhiệt miệng khi  niềng răng.
Căng thẳng, stress có thể là nguyên nhân gây ra nhiệt miệng khi  niềng răng.

Khó khăn trong việc vệ sinh răng miệng

Các khí cụ chỉnh nha như dây cung, mắc cài tạo ra nhiều ngóc ngách, kẽ hở khiến việc vệ sinh răng miệng trở nên khó khăn hơn, thức ăn dễ bám dính. Từ đó, tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi và phát triển, tấn công vào các mô mềm trong khoang miệng, gây ra các vết loét nhiệt miệng. 

Bên cạnh đó, đối với một số người bị dị ứng với các vật liệu chỉnh nha còn kèm theo nguy cơ phản ứng và gây tổn thương niêm mạc miệng. Mặc dù trường hợp dị ứng rất hiếm gặp, tuy nhiên có thể ảnh hưởng đáng kể đến sức khỏe răng miệng cũng như chất lượng cuộc sống của người bệnh. Nếu bị dị ứng, bạn cần đến bác sĩ ngay lập tức để được kiểm tra và thực hiện xét nghiệm dị ứng nếu cần thiết. Dựa vào kết quả, bác sĩ sẽ tư vấn phương pháp điều trị phù hợp.

Xem thêm => Quá trình niềng răng có phun môi được không?

Giải pháp cho nhiệt miệng khi niềng răng?

Bị nhiệt miệng khi niềng răng có thể kéo dài khoảng 7-10 ngày với các triệu chứng đau rát miệng gây bất tiện. Điều này, không chỉ khiến người bệnh cảm thấy khó chịu, mà còn gặp nhiều khó khăn trong việc ăn uống và giao tiếp. Chưa kể, tình trạng nhiệt miệng kéo dài còn có thể kèm theo triệu chứng hôi miệng. Vì vậy, trong quá trình niềng răng, nếu bạn đang phải đối mặt với tình trạng này, hãy áp dụng một số cách làm lành vết loét miệng do niềng răng nhanh chóng dưới đây:

Vệ sinh răng  miệng 

Khi niềng răng bị nhiệt miệng, bạn cần duy trì thói quen vệ sinh răng miệng thường xuyên và đúng cách để tránh vi khuẩn xâm nhập. Chải răng ít nhất 2 lần/ngày bằng bàn chải đánh răng lông mềm và kem đánh răng có chứa hàm lượng fluor phù hợp. Kết hợp dùng chỉ nha khoa ít nhất 1 lần mỗi ngày để loại bỏ hoàn toàn mảng bám, mảnh vụn thức ăn còn sót lại ở kẽ răng. 

Bạn nên súc miệng bằng nước muối ấm pha loãng với nồng độ phù hợp hoặc nước súc miệng chuyên dụng dành cho người niềng răng để tăng hiệu quả làm sạch răng miệng. Ngoài ra, bạn cũng có thể súc miệng sau đó bôi dầu dừa lên vết thương để giảm tình trạng nhiệt miệng nhanh chóng.

Bạn cần vệ sinh răng miệng sạch sẽ để tránh tình trạng vi khuẩn phát triển gây viêm nhiễm.
Bạn cần vệ sinh răng miệng sạch sẽ để tránh tình trạng vi khuẩn phát triển gây viêm nhiễm.

Chăm sóc răng miệng đúng cách là thói quen bạn nên duy trì mỗi ngày để tránh biến chứng nhiệt miệng xảy ra như sốt, vết loét nhiệt miệng lan rộng, thậm chí gây viêm mô tế bào.

Chế độ ăn uống khoa học

Vết loét nhiệt miệng sẽ nhanh chóng phục hồi nếu bạn có chế độ ăn uống khoa học và lành mạnh. Vì vậy, bạn nên tránh các loại thực phẩm thực phẩm giòn, dai, dẻo, dính; thực phẩm có chứa nhiều đường hoặc hàm lượng axit cao; thực phẩm quá nóng hoặc quá lạnh; thực phẩm cay, nhiều dầu mỡ. Bạn nên ưu tiên những loại thực phẩm mềm, dễ nhai, dễ nuốt để tránh ảnh hưởng đến các khí cụ chỉnh nha, đồng thời giảm nguy cơ nhiệt miệng xảy ra.

Bên cạnh đó, bạn cần bổ sung nhiều rau xanh, trái cây, thực phẩm có tính mát như: rau má, sữa chua, bí đao, khổ qua, cà chua,… Ngoài ra, bạn có thể chế biến các loại rau củ quả thành nước ép, sinh tố. Cung cấp thực phẩm giàu vitamin B, vitamin A và vitamin C cũng giúp các vết loét miệng nhanh lành hơn. Đặc biệt, uống nhiều nước để giúp ổn định độ pH trong khoang miệng, giảm tính acid và giảm cảm giác đau rát, khó chịu do nhiệt miệng gây ra.

Bổ sung các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể giúp giảm tình trạng niềng răng bị nhiệt miệng.
Bổ sung các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể giúp giảm tình trạng niềng răng bị nhiệt miệng.

Sử dụng sản phẩm chuyên dụng

Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều sản phẩm chuyên dụng để giúp hỗ trợ quá trình chữa lành vết loét nhiệt miệng nhanh chóng. Bạn có thể tham khảo một số sản phẩm dưới đây:

  • Gel bôi tại chỗ: Các sản phẩm như Corticoid và Kamistad Gel N giúp xoa dịu cơn đau nhanh chóng và làm giảm các triệu chứng nhiệt miệng.
  • Nước súc miệng: Các sản phẩm nước súc miệng trị nhiệt miệng khi niềng răng đến từ các thương hiệu như Ngọc Châu, Thái Dương Valentine.
  • Thuốc uống: Bạn có thể sử dụng thuốc trị nhiệt miệng khi niềng răng hiệu quả như dạng thuốc viên và viên sủi để giảm cơn đau rát do nhiệt miệng gây ra. Tuy nhiên nên tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn nhé loại thuốc phù hợp nhé.
Thuốc bôi nhiệt miệng Corticoid giúp xoa dịu cơn đau rát cho nhiệt miệng gây nên.
Thuốc bôi nhiệt miệng Corticoid giúp xoa dịu cơn đau rát cho nhiệt miệng gây nên.
Xem thêm => Khi niềng răng có nên uống canxi hay không?

Phòng tránh nhiệt miệng khi niềng răng?

Niềng răng bị nhiệt miệng rất khó chịu, vì vậy, bạn nên áp dụng các biện pháp phòng ngừa ngay từ những ngày đầu gắn mắc cài. Dưới đây là một số cách phòng ngừa nhiệt miệng khi niềng răng mà bạn cần ghi nhớ:

  • Sử dụng bàn chải chuyên dụng được thiết kế dành cho răng niềng giúp làm sạch mảng bám, mảnh vụn thức ăn hiệu quả, nhưng không làm ảnh hưởng đến các khí cụ chỉnh nha. Đây là cách giảm đau nhiệt miệng khi niềng răng một cách nhanh chóng.
  • Kết hợp dùng chỉ nha khoa và tăm nước để hỗ trợ vệ sinh răng miệng sạch sẽ.
  • Dùng sáp chỉnh nha bịt kín các vị trí sắc nhọn của mắc cài, điều này giúp tránh gây tổn thương đến niêm mạc miệng, hạn chế nguy cơ bị nhiệt miệng.
  • Nếu mắc cài hoặc dây cung bị hỏng, bạn cần nhanh chóng đến bác sĩ thăm khám và được điều chỉnh kịp thời. Khi các khí cụ chỉnh nha bị sai lệch có thể gây tổn thương niêm mạc miệng khi niềng răng, từ đó xảy ra tình trạng nhiệt miệng và làm giảm hiệu quả chỉnh nha.
Sử dụng sáp nha khoa để hạn chế các khí cụ chỉnh nha cọ xát, tổn thương mô mềm.
Sử dụng sáp nha khoa để hạn chế các khí cụ chỉnh nha cọ xát, tổn thương mô mềm.

Khi bị nhiệt miệng, nếu được điều trị đúng cách, vết loét nhiệt miệng sẽ nhanh chóng lành lại sau khoảng 2-3 ngày và không gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe răng miệng và sức khỏe tổng thể.

Niềng răng bị nhiệt miệng rất phổ biến, tuy nhiên bạn đừng quá lo lắng vì đây không phải là bệnh lý nguy hiểm. Khi phát hiện các vết loét, bạn có thể tham khảo một số giải pháp khắc phục trên để kiểm soát tình trạng nhiệt miệng nhanh chóng. Ngoài ra, để đảm bảo an toàn tuyệt đối, bạn nên đến bác sĩ để được tư vấn phương pháp điều trị dứt điểm và phòng ngừa tái phát nhiệt miệng khi niềng răng. Nếu có bất cứ thắc mắc nào cần được giải đáp, đừng ngần ngại, hãy liên hệ đến hotline 1900 9009, đội ngũ Top Nha Khoa sẵn sàng tư vấn và hỗ trợ bạn nhanh chóng.

======================================

Top Nha Khoa – Chuyên cung cấp kiến thức, tin tức trong lĩnh vực nha khoa

Website: https://daisynhakhoa.vn/

Email: daisynhakhoa.vn@gmail.com

Địa chỉ: 108 Đ. Bạch Đằng, Phường 24, Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh

Đánh giá bài viết