Dây cung niềng răng bị lỏng có sao không? Cách khắc phục 

Niềng răng là một trong những phương pháp khắc phục tình trạng sai lệch khớp cắn hiệu quả, giúp cải thiện tính thẩm mỹ của hàm răng. Trung bình mỗi ca niềng răng thường diễn ra trong khoảng thời gian từ 18 – 36 tháng. Trong khoảng thời gian này, người niềng răng có thể […]

POSTED: 01/11/2024
 Dây cung niềng răng bị lỏng có sao không? Cách khắc phục 
Niềng răng là một trong những phương pháp khắc phục tình trạng sai lệch khớp cắn hiệu quả, giúp cải thiện tính thẩm mỹ của hàm răng. Trung bình mỗi ca niềng răng thường diễn ra trong khoảng thời gian từ 18 – 36 tháng. Trong khoảng thời gian này, người niềng răng có thể gặp phải một số tình huống không mong muốn, điển hình như dây cung niềng răng bị lỏng. Trong bài viết dưới đây, hãy cùng Top Nha Khoa tìm hiểu về nguyên nhân, những ảnh hưởng và cách khắc phục. 

Dây cung niềng răng bị lỏng có sao không? 

Dây cung niềng răng là một trong những khí cụ khá quen thuộc với người đang chỉnh nha, đặc biệt là những người lựa chọn phương pháp niềng răng mắc cài. Dây cung có dạng sợi mảnh, hình tròn hoặc hình vuông với nhiều kích thước và chất liệu khác nhau. Khí cụ này thường được gắn vào rãnh mắc cài và cố định ở răng hàm số 6, số 7. Dây cung có tác dụng siết hàm, hỗ trợ răng dịch chuyển về đúng vị trí theo phác đồ niềng răng. Với từng giai đoạn niềng răng cụ thể, bác sĩ sẽ lựa chọn dây cung phù hợp nhằm chịu áp lực tương ứng. Thông thường, sau khoảng 1 – 2 tháng, bác sĩ sẽ tiến hành thay dây cung mới nhằm đảm bảo quá trình niềng răng diễn ra hiệu quả. 

Tuy nhiên, người dùng rất dễ gặp phải tình trạng dây cung niềng răng bị lỏng, bị tuột. Nếu không được xử lý kịp thời, tình trạng này có thể gây ra một số ảnh hưởng như: 

  • Gây đau nhức: Dây cung bị lỏng, bị tuột có thể cọ xát vào niêm mạc gây ra cảm giác đau nhức, khó chịu. 
  • Tăng nguy cơ mắc các bệnh lý răng miệng: Khi gây cung niềng răng bị lỏng, các mô mềm trong khoang miệng có thể bị cọ xát, trầy xước gây ra những vết thương hở. Đây là điều kiện thuận lợi để vi khuẩn tấn công vào vết thương và gây ra các bệnh lý răng miệng. 
  • Bất tiện trong sinh hoạt hằng ngày: Sự lỏng lẻo của dây cung niềng răng trong khoang miệng có thể làm bạn cảm thấy khó chịu khi cử động miệng, làm ảnh hưởng đến phát âm. Bên cạnh đó, dây cung bị lỏng cũng có thể khiến bạn gặp khó khăn trong quá trình ăn uống, cũng như dễ bị đau nhức trong quá trình vệ sinh răng miệng hằng ngày.
  • Kéo dài quá trình niềng răng: Trong trường hợp dây cung bị lỏng quá lâu, quá trình niềng răng có thể bị ảnh hưởng ít nhiều. Điều này dẫn đến tiến độ dịch chuyển của răng có thể không đúng theo kế hoạch của bác sĩ.
Dây cung niềng răng bị lỏng có thể gây trầy xước các mô mềm trong khoang miệng
Dây cung niềng răng bị lỏng có thể gây trầy xước các mô mềm trong khoang miệng

Nguyên nhân dây cung niềng răng bị lỏng

Dây cung niềng răng bị lỏng là tình trạng rất phổ biến trong chỉnh nha. Tình trạng này đến từ rất nhiều nguyên nhân, điển hình như: 

  • Chỉnh nha ở những cơ sở nha khoa kém chất lượng: Thực hiện chỉnh nha ở những cơ sở kém chất lượng có thể dẫn đến tình trạng dây cung bị lỏng, bung, tuột, cong vênh,… Nguyên nhân chủ yếu là do bác sĩ có tay nghề không cao, niềng răng không đúng kỹ thuật, làm dây cung không được cố định chắc chắn trên mắc cài. Lúc này, chỉ cần có tác động nhẹ là dây cung có thể bung tuột và cong vênh. Bên cạnh đó, nếu bác sĩ sử dụng mắc cài và dây cung kém chất lượng, người niềng răng cũng dễ gặp phải tình trạng dây cung bị lỏng từ áp lực ăn uống và siết hàm. Không chỉ vậy, tình trạng dây cung bị lỏng còn có thể đi kèm với hiện tượng bung mắc cài, đứt chun,…
  • Thói quen ăn uống không phù hợp: Trong quá trình chỉnh nha, mắc cài, dây cung rất dễ bị bung tuột. Nếu ăn thức ăn quá cứng, quá dai có thể ảnh hưởng xấu đến hệ thống khí cụ như mắc cài và dây cung. Không chỉ vậy, việc thường xuyên sử dụng các loại thức uống chứa nhiều cồn và axit cũng có thể làm mòn mắc cài, giảm độ đàn hồi của dây cung, dây chun. 
  • Gặp chấn thương hoặc do tác động từ bên ngoài: Một trong những nguyên nhân khiến gây cung niềng răng bị lỏng là do chấn thương. Nếu gặp phải tác động cơ học quá mạnh, dây cung có thể bị kéo giãn, lỏng và dễ cong vênh. Trong một số trường hợp, chấn thương cũng làm dây cung thừa đâm vào niêm mạc má dẫn đến viêm loét, chảy máu.
  • Vệ sinh răng miệng sai cách: Thông thường, dây cung, mắc cài sẽ được gắn cố định lên răng. Do đó bạn có thể gặp khó khăn khi vệ sinh răng miệng trong thời gian này. Các trường hợp vệ sinh răng miệng sai cách gây lỏng, cong vênh dây cung thường là do chải răng quá mạnh, dùng chỉ nha khoa sai cách. 
  • Răng dịch chuyển nhanh hơn so với kế hoạch ban đầu: Răng có thể dịch chuyển nhanh chóng trong giai đoạn đóng khoảng do bác sĩ tạo lực siết mạnh. Do đó, dây cung có thể bị lỏng trong khoảng thời gian ngắn. Nếu gặp phải tình trạng này, bạn nên đến gặp bác sĩ để được xử lý kịp thời.
Sử dụng lực quá mạnh trong khi vệ sinh răng miệng cũng là một trong những nguyên nhân gây lỏng, bung tuột dây cung
Sử dụng lực quá mạnh trong khi vệ sinh răng miệng cũng là một trong những nguyên nhân gây lỏng, bung tuột dây cung

Dây cung niềng răng bị lỏng có ảnh hưởng đến quá trình niềng răng không?

Khi dây cung niềng răng bị lỏng, bạn cần nhanh chóng đến nha khoa để được bác sĩ hỗ trợ điều chỉnh càng sớm càng tốt. Bởi nếu tình trạng này không được xử lý kịp thời, dây cung có thể gây tổn thương mô mềm. Đặc biệt, dây cung bị lỏng trong khoảng thời gian dài có thể làm răng không được siết chặt, gây gián đoạn việc di chuyển của răng theo phác đồ điều trị. 

Ngoài ra, không ít người cố định dây cung tạm thời tại nhà rồi mới đến nha khoa. Nếu tình trạng này xảy ra vài ngày thì không sao. Tuy nhiên, nếu để quá lâu, quá trình niềng răng có thể bị ảnh hưởng. Điều này cũng làm thời gian niềng răng kéo dài hơn so với dự kiến. 

Làm sao để sửa dây cung niềng răng bị lỏng?

Dây cung niềng răng bị lỏng là một trong những trường hợp có thể xảy ra trong thời gian chỉnh nha. Nếu gặp phải tình huống này, bạn nên đến nha khoa để được bác sĩ hỗ trợ thăm khám và xử lý. Khi đó, bác sĩ sẽ tiến hành tháo bỏ dây cung cũ và thay dây cung mới. Nhìn chung, quá trình này diễn ra nhẹ nhàng và nhanh chóng nên bạn không cần quá lo lắng.

Bạn nên đến nha khoa để tái khám theo lịch hẹn của bác sĩ để được kiểm tra, thay dây cung niềng răng
Bạn nên đến nha khoa để tái khám theo lịch hẹn của bác sĩ để được kiểm tra, thay dây cung niềng răng

Trong trường hợp không thể đến nha khoa ngay, bạn có thể xử lý tạm thời bằng cách sử dụng sáp nha khoa vo tròn. Sau đó, bạn có thể gắn dây cung vào rãnh mắc cài để cố định. Khi xử lý, bạn cần chú ý đặt sáp đúng vị trí, tránh đặt chênh vênh. Tuy nhiên, đây chỉ là giải pháp tạm thời khi dây cung niềng răng bị lỏng. Để không ảnh hưởng đến quá trình niềng răng và sức khỏe răng miệng, bạn nên nhanh chóng liên hệ nha khoa và gặp bác sĩ để được điều chỉnh sớm. 

Khi nào nên thay dây cung niềng răng 

Thông thường, bác sĩ sẽ tiến hành thay dây cung niềng răng do những người niềng răng mắc cài khoảng 1 – 2 tháng/lần. Điều này nhằm đảm bảo dây cung niềng răng có thể duy trì lực siết phù hợp, giúp răng dịch chuyển về đúng vị trí trên cung hàm. Tuy nhiên, trong trường hợp có những yếu tố ảnh hưởng đến thời gian thay dây như mức độ răng sai lệch, dây cung niềng răng bị lỏng, bung tuột, bác sĩ có thể thay dây cung sớm hơn dự định. 

Bài viết đã cung cấp một số thông tin về vấn đề dây cung niềng răng bị lỏng, cùng với đó là hướng dẫn cách xử lý tạm thời. Có thể nói rằng, đây là tình huống thường gặp trong suốt quá trình niềng răng. Do đó, bạn nên tìm hiểu cách xử lý tạm thời để không ảnh hưởng đến sự dịch chuyển của răng khi gặp tình huống này. Nếu vẫn còn băn khoăn, đừng ngần ngại liên hệ hotline của Top Nha Khoa qua số 1900 9009 để được hỗ trợ kịp thời bạn nhé!

Đánh giá bài viết