Bị viêm nha chu chảy máu chân răng có nguy hiểm không?

Viêm nha chu là một trong những bệnh lý nha khoa phổ biến, thường gặp ở mọi độ tuổi khác nhau. Bị viêm nha chu chảy máu chân răng là những biểu hiện thường gặp của bệnh lý này. Vậy, tình trạng này có nguy hiểm không và người bệnh phải xử trí như thế […]

POSTED: 14/03/2024
 Bị viêm nha chu chảy máu chân răng có nguy hiểm không?
Viêm nha chu là một trong những bệnh lý nha khoa phổ biến, thường gặp ở mọi độ tuổi khác nhau. Bị viêm nha chu chảy máu chân răng là những biểu hiện thường gặp của bệnh lý này. Vậy, tình trạng này có nguy hiểm không và người bệnh phải xử trí như thế nào? Cùng tham khảo nội dung sau đây của Top Nha Khoa để có lời giải đáp cụ thể bạn nhé!

Hiểu thế nào về viêm nha chu?

Viêm nha chu hay bệnh nha chu là tình trạng các tổ chức quanh răng bị viêm nhiễm. Bệnh nha chu gồm hai nhóm chính, viêm lợi và viêm nha chu. Viêm lợi thường gặp ở lứa tuổi dậy thì. Nếu không được điều trị, xử trí kịp thời sẽ gây ra viêm nha chu.

Viêm nha chu là tình trạng các tổ chức quanh răng bị viêm nhiễm
Viêm nha chu là tình trạng các tổ chức quanh răng bị viêm nhiễm

Tác nhân gây bệnh chính đó chính là việc vệ sinh răng miệng kém khiến vi khuẩn phát triển và bám trên răng, gây viêm lợi. Tình trạng lợi tổn thương kéo dài sẽ dẫn đến viêm nha chu. Ngoài ra, bệnh còn có thể hình thành bởi một số yếu tố như chế dinh dưỡng không khoa học, suy giảm đề kháng do mang thai hoặc bệnh lý (HIV/AIDS), hút thuốc lá thường xuyên, đái tháo đường, cơ thể bị nhiễm trùng,…

Tại sao bị viêm nha chu lại chảy máu chân răng?

Khi gặp tình trạng viêm nha chu, nướu và xương sẽ bị tiêu đi, hình thành các túi ở chân răng. Theo đó, chân răng ngày càng lộ ra ngoài. Điều này dẫn đến việc vụn thức ăn, vi khuẩn tích tụ trong các khoảng trống giữa nướu và răng, khiến khu vực này bị nhiễm trùng. Đồng thời, mô nướu bị tổn thương trầm trọng, gây ra tình trạng viêm nha chu chảy máu chân răng.

Viêm nha chu khiến cấu trúc xương nâng đỡ chân răng cũng bị phá hủy, khiến nướu bị nhiễm trùng và tụt xuống. Điều này có thể khiến răng lung lay, thậm chí mất răng nếu không chữa trị kịp thời. Bệnh còn mang đến nhiều hệ lụy khác như hôi miệng, thay đổi khớp cắn, nướu sưng đỏ, mềm, có vị khó chịu trong miệng,…

Viêm nha chu khiến nướu răng bị tổn thương gây chảy máu
Viêm nha chu khiến nướu răng bị tổn thương gây chảy máu

Các triệu chứng khác của viêm nha chu

Nướu răng khỏe mạnh trông sẽ săn chắc và ôm khít chân răng. Màu sắc của nướu có thể khác nhau ở từng người. Chúng có thể hồng nhạt, hồng đậm hay sẫm màu tùy vào cơ địa của mỗi đối tượng. Khi nướu bị tổn thương do viêm nha chu, người bệnh sẽ gặp các triệu chứng như sau:

  • Nướu sưng húp hoặc sưng tấy đỏ.
  • Nướu chuyển thành màu đỏ tươi, đỏ sẫm hoặc nhiều trường hợp bị tím sẫm.
  • Cảm giác mềm khi chạm vào nướu răng.
  • Nướu thường xuyên bị chảy máu khi đánh răng hay xỉa răng.
  • Lông bàn chải đánh răng có màu hồng sau khi chải răng.
  • Khạc ra máu sau khi đánh răng hoặc xỉa răng.
  • Hôi miệng kéo dài dai dẳng.
  • Có mủ xuất hiện giữa răng và nướu.
  • Răng lung lay hoặc rụng răng.
  • Cảm giác đau, khó chịu khi nhai.
  • Khoảng trống giữa răng mới phát triển có hình dạng như hình tam giác màu đen.
  • Tụt lợi
  • Khoảng cách giữa các răng có sự thay đổi.
Hôi miệng dai dẳng là một trong những biểu hiện của viêm nha chu
Hôi miệng dai dẳng là một trong những biểu hiện của viêm nha chu

Trong không ít trường hợp, các triệu chứng viêm nha chu có thể không biểu hiện ra bên ngoài. Cho đến khi người bệnh bước sang giai đoạn 40-50 tuổi thì mới có thể phát hiện. Lúc này, viêm nha chu đã tiến triển nặng, các tổn thương gây ra không thể phục hồi.

Chảy máu chân răng do viêm nha chu có nguy hiểm không?

Bị viêm nha chu chảy máu chân răng là tình trạng nguy hiểm, cảnh báo bệnh đang ở giai đoạn nướu bị tổn thương khá nghiêm trọng. Nếu không điều trị kịp thời, bệnh có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm khiến cấu trúc hỗ trợ của răng, xương hàm bị phá hủy. Hậu quả là răng bị lỏng lẻo, có thể rụng hoặc phải nhổ. Đồng thời, viêm nha chu cũng gây ra nhiều hệ lụy khác cho sức khỏe.

Viêm nha chu có thể dẫn đến biến chứng mất răng
Viêm nha chu có thể dẫn đến biến chứng mất răng

Cụ thể, vi khuẩn gây viêm nha chu có thể xâm nhập vào máu qua mô nướu, khiến các bộ phận khác của cơ thể. Vì vậy, bệnh lý có thể liên quan đến các vấn đề về hô hấp, viêm khớp dạng thấp, bệnh động mạch vành, khiến trẻ sinh non và nhẹ cân. Đồng thời, viêm nha chu cũng ảnh hưởng đến việc kiểm soát đường trong máu đối với bệnh nhân tiểu đường.

Xem thêm => Viêm nha chu có thể tiến hành quá trình niềng răng được hay không?

Điều trị viêm nha chu chảy máu chân răng như thế nào?

Bị viêm nha chu chảy máu chân răng cần được điều trị sớm để tránh những biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe răng miệng. Có nhiều phương pháp điều trị bệnh lý này, tùy từng tình trạng bệnh, bác sĩ nha khoa sẽ chỉ định hoặc tư vấn phương pháp phù hợp. Cụ thể gồm:

Điều trị khẩn cấp

Khi phát hiện có khối áp xe ở vùng nướu hoặc phần niêm mạc nướu bị viêm nha chu thì người bệnh cần được điều trị khẩn cấp. Khối áp xe gây đau và sưng đỏ niêm mạc. Trong trường hợp này, bác sĩ nha khoa có thể cho người bệnh sử dụng thuốc kháng sinh, kháng viêm để giảm các triệu chứng và làm chậm quá trình tiến triển của bệnh. Tuy nhiên, điều trị khẩn cấp chỉ là giải pháp tạm thời. Viêm nha chu có thể tiến triển thành bệnh mạn tính và tái phát cấp tính theo chu kỳ.

Điều trị không phẫu thuật

Với tình trạng viêm nha chu từ nhẹ đến chân răng, ít bị chảy máu, phương án điều trị không phẫu thuật được đánh giá là khá lý tưởng. Những phương án điều trị này gồm:

  • Dùng thuốc kháng sinh: Để chống nhiễm trùng, nha sĩ có thể kê đơn thuốc kháng sinh đường uống cho người bệnh. Ngoài ra, các chuyên gia có thể chỉ định đặt một loại thuốc kháng sinh tại chỗ bên dưới nướu để tác động vào khu vực bị ảnh hưởng.
  • Cạo vôi và làm sạch chân răng: Người bệnh sẽ được gây tê cục bộ để làm tê khu vực nướu. Sau đó, bác sĩ sẽ tiến hành loại bỏ, nạo đi vi khuẩn tích tụ dưới viền nướu. Đồng thời, chân răng được làm nhẵn để ngăn ngừa mảng bám và vi khuẩn tích tụ. Sau khi cạo vôi răng 1 tháng, bạn cần gặp bác sĩ để kiểm tra lại nướu và đánh giá hiệu quả điều trị.
Cạo vôi răng là giải pháp điều trị viêm nha chu không phẫu thuật
Cạo vôi răng là giải pháp điều trị viêm nha chu không phẫu thuật

Điều trị phẫu thuật

Khi tình trạng viêm nha chu bị chảy máu chân răng trung bình cho đến nặng, các bác sĩ thường chỉ định phẫu thuật điều trị. Các phương pháp phẫu thuật chữa trị gồm:

  • Phẫu thuật vạt: Bác sĩ sẽ cắt một đường dọc theo viền nướu và nâng mô nướu ra khỏi răng tạm thời để làm sạch chân răng.
  • Ghép xương răng: Nếu người bệnh bị mất nhiều xương, nha sĩ có thể đề xuất phương án này. Khí đó, vật liệu ghép xương được đặt vào vùng mất xương để tạo điều kiện cho xương mới phát triển. Vật liệu này có thể là xương tự thân người bệnh, từ nguồn hiến tặng hoặc là vật liệu tổng hợp.
  • Ghép nướu: Viêm nha chu có thể gây tụt nướu, khiến răng lộ ra. Để cải thiện, bác sĩ sẽ đạt mảnh mô ghép quanh răng bị ảnh hưởng và khâu chặt vào đúng vị trí. Mô ghép này có thể được lấy từ vòm miệng của bệnh nhân hoặc mua từ ngân hàng mô được cấp phép. Ghép nướu giúp bảo vệ chân răng, khắc phục tình trạng tụt lợi hiệu quả.
  • Tái tạo mô có hướng dẫn: Bác sĩ đặt một lớp màng sinh học giữa xương hiện tại và răng. Lớp màng này sẽ hỗ trợ kích thích sự phát triển của xương mới.
  • Sử dụng huyết tương giàu tiểu cầu (PRP): Nếu mất xương hoặc mô nướu, PRP có thể giúp tái tạo chúng. Huyết tương giàu tiểu cầu được lấy từ máu của bệnh nhân và đặt vào vùng thiếu hụt để kích thích sự phát triển xương mới.
Phẫu thuật vạt chữa viêm nha chu
Phẫu thuật vạt chữa viêm nha chu

Điều trị viêm nha chu chảy máu chân răng tại nhà

Viêm nha chu có thể được kiểm soát tại nhà bằng cách ngăn ngừa sự tích tụ của các mảng bám, bảo vệ sức khỏe nướu răng. Theo Hiệp hội Nha khoa Hoa Kỳ (ADA), hãy thực hiện các biện pháp sau để tình trạng bệnh được kiểm soát:

  • Đánh răng 2 lần mỗi ngày, mỗi ngày 2 phút bằng bàn chải điện hoặc bàn chải lông mềm, chất lượng tốt. Chải đều tất cả các bề mặt của răng,
  • Chọn sử dụng loại kem đánh răng có fluor.
  • Thay bàn chải đánh răng định kỳ khoảng 3-4 tháng 1 lần hoặc sớm hơn nếu thấy lông bàn chải có dấu hiệu xơ hoặc sờn.
  • Không sử dụng chung bàn chải, vì điều này có thể khiến vi khuẩn lây lan.
  • Sử dụng chỉ nha khoa, bàn chải kẽ, nước súc miệng, tăm nước (nếu có điều kiện) để làm sạch mảng bám.
  • Cai hút thuốc lá, hạn chế dùng rượu bia.
  • Ăn nhiều rau xanh, trái cây tươi và rau củ.
  • Uống đủ 1,5 đến 2 lít nước mỗi ngày.
  • Kiểm soát tốt lượng đường huyết theo những chỉ dẫn cụ thể từ bác sĩ.
Uống đủ lượng nước mỗi ngày
Uống đủ lượng nước mỗi ngày

Như vậy, viêm nha chu chảy máu chân răng tuy nguy hiểm nhưng bạn có thể điều trị nhờ những kỹ thuật nha khoa tiên tiến. Vì vậy, hãy theo dõi sức khỏe răng miệng kỹ lưỡng để kịp thời phát hiện bệnh lý và xử trí sớm nhất.

Các phòng ngừa bị viêm nha chu chảy máu chân răng

Như đã chia sẻ bên trên, viêm nha chu là bệnh nguy hiểm. Vì vậy, hãy chủ động phòng ngừa bệnh bằng cách chủ động giữ gìn, chăm sóc sức khỏe răng miệng. Cụ thể, bạn có thể thực hiện các biện pháp như sau:

  • Chải răng đúng cách, đều đặn mỗi ngày với bàn chải răng lông mềm.
  • Sử dụng kem đánh răng và nước súc miệng có chứa flour để hạn chế thức ăn, mảng bám tích tụ trên răng tạo thành vôi răng gây viêm lợi.
  • Thay vì sử dụng tăm, dùng chỉ nha khoa hoặc tăm nước để lấy đi thức ăn tồn đọng ở kẽ răng.
  • Khám nha khoa định kỳ, đồng thời lấy cao răng 6 tháng/lần để hạn chế tình trạng viêm lợi dẫn đến bệnh nha chu.
  • Ăn uống khoa học, hợp lý với lượng rau xanh, trái cây đảm bảo để tăng sức đề kháng cho cơ thể.
  • Nhận biết sớm bệnh thông qua việc sưng lợi, chảy máu chân răng, lung lay răng,… và  đến các cơ sở y tế để thăm khám, điều trị nhằm tránh các biến chứng nguy hiểm.
Chải răng đúng cách và đều đặn cùng bàn chải có lông mềm
Chải răng đúng cách và đều đặn cùng bàn chải có lông mềm

Hy vọng những thông tin trên đây sẽ hữu ích với những ai đang lo lắng về tình trạng bị viêm nha chu chảy máu chân răng. Mong rằng mọi người sẽ chăm sóc răng miệng tốt hơn sau khi tham khảo. Để cập nhật những kiến thức nha khoa thú vị khác, đừng quên đón theo dõi các bài viết tiếp theo của Top Nha Khoa bạn nhé!

========================================

Top Nha Khoa – Nơi cung cấp kiến thức chuyên sâu về nha khoa và hàm răng. Với đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm và kiến thức sâu rộng, chúng tôi cam kết mang đến cho bạn những thông tin chất lượng nhất về các phương pháp điều trị mới nhất, các vấn đề sức khỏe nha khoa và các biện pháp phòng tránh bệnh răng miệng

Website: https://daisynhakhoa.vn/

Email: daisynhakhoa.vn@gmail.com

Google Maps: https://maps.app.goo.gl/oaorxnvURPGjkKkk8

Đánh giá bài viết