6 tuổi nhổ răng hàm có mọc lại không? [Chuyên gia giải đáp] 

Trẻ 6 tuổi nhổ răng hàm có mọc lại không là một trong những câu hỏi rất thường gặp ở các phụ huynh có con bước vào độ tuổi thay răng. Bởi trong giai đoạn này, trẻ em rất dễ gặp phải tình trạng sâu răng vì thói quen ăn uống đồ ngọt, cũng như […]

POSTED: 25/09/2024
 6 tuổi nhổ răng hàm có mọc lại không? [Chuyên gia giải đáp] 
Trẻ 6 tuổi nhổ răng hàm có mọc lại không là một trong những câu hỏi rất thường gặp ở các phụ huynh có con bước vào độ tuổi thay răng. Bởi trong giai đoạn này, trẻ em rất dễ gặp phải tình trạng sâu răng vì thói quen ăn uống đồ ngọt, cũng như vệ sinh răng miệng chưa đúng cách. Vậy trẻ 6 tuổi nhổ răng hàm có mọc lại được không? Theo dõi bài viết dưới đây của Top Nha Khoa để được giải đáp nhé!

6 tuổi nhổ răng hàm có mọc lại không? 

Răng hàm là răng mọc ở vị trí trong cùng của cung hàm, bao gồm răng hàm nhỏ (răng số 4, 5) và răng hàm lớn (răng số 6, 7, 8). Chúng đóng vai trò quan trọng trong việc nhai nghiền thức ăn và giúp cấu trúc xương hàm cân đối. Răng hàm thường có kích thước lớn hơn các răng khác. Thông thường, mỗi người trưởng thành có khoảng 16 chiếc răng hàm.

Ở trẻ em, quá trình mọc răng diễn ra theo từng giai đoạn. Răng hàm đầu tiên thường mọc khi bé 13-19 tháng tuổi, răng hàm thứ hai mọc từ 25-33 tháng tuổi. Sau đó, răng sữa sẽ dần rụng và được thay thế bằng răng vĩnh viễn trong giai đoạn từ 7-12 tuổi. Trong giai đoạn này, trẻ cũng sẽ mọc răng hàm lớn số 6 và số 7. Đây là răng vĩnh viễn, chỉ mọc một lần trong đời. Nếu răng hàm lớn bị nhổ đi thì sẽ không mọc lại nữa.

Vậy, nếu trẻ 6 tuổi nhổ răng hàm, liệu có mọc lại không? Nếu nhổ răng hàm nhỏ (răng sữa), thì sẽ có răng vĩnh viễn mọc thay thế. Tuy nhiên, nếu là răng hàm lớn số 6 hoặc số 7, thì sẽ không mọc lại nữa. Do đó, việc bảo vệ răng hàm lớn là rất quan trọng để đảm bảo sức khỏe răng miệng lâu dài cho trẻ.

Khi nào cần nhổ răng hàm cho trẻ 6 tuổi?

Khi nào cần nhổ răng cho trẻ 6 tuổi?
Khi nào cần nhổ răng cho trẻ 6 tuổi?

Khi nào cần nhổ răng hàm cho trẻ 6 tuổi là câu hỏi nhiều phụ huynh quan tâm. Thông thường, việc nhổ răng hàm ở độ tuổi này chỉ nên thực hiện khi có chỉ định từ bác sĩ nha khoa.

Một trong những trường hợp phổ biến là khi răng hàm nhỏ (răng sữa) của trẻ có dấu hiệu lung lay. Lúc này, phụ huynh nên đưa trẻ đến nha khoa để bác sĩ thăm khám và quyết định có cần nhổ răng hay không. Tương tự, nếu răng sữa lung lay nhưng không rụng, hoặc răng vĩnh viễn đã bắt đầu trồi lên mà răng sữa vẫn chưa có dấu hiệu rụng, bác sĩ có thể chỉ định nhổ răng để tránh ảnh hưởng đến sự phát triển của răng vĩnh viễn.

Ngoài ra, tình trạng răng hàm bị sâu, vỡ, mẻ mà đã được điều trị nhưng không có chuyển biến tích cực hoặc trở nên nghiêm trọng hơn cũng là lý do để bác sĩ cân nhắc nhổ bỏ. Đặc biệt, trong trường hợp răng sữa bị viêm, nhiễm trùng, hư tủy răng hoặc viêm quanh chóp, có nguy cơ lây nhiễm khuẩn xuống vùng răng vĩnh viễn, việc nhổ răng sữa là cần thiết để bảo vệ sức khỏe răng miệng lâu dài cho trẻ.

Tuy nhiên, quyết định nhổ răng hàm cho trẻ 6 tuổi cần được cân nhắc kỹ lưỡng và chỉ nên thực hiện dưới sự chỉ định của bác sĩ nha khoa có chuyên môn. Điều này đảm bảo sự phát triển khỏe mạnh của hàm răng trẻ trong tương lai.

Răng hàm vĩnh viễn mọc lên sau khi nhổ răng sữa có bị lệch không?

Sau khi nhổ răng sữa, nhiều phụ huynh lo lắng về khả năng răng hàm vĩnh viễn mọc lệch. Thực tế, việc này có thể xảy ra trong một số trường hợp, nhưng không phải là điều tất yếu.

  • Hiện tượng răng vĩnh viễn mọc lệch vào trong hoặc ra ngoài, còn gọi là “răng mọc lẫy”, thường xuất hiện khi răng không có đủ không gian để mọc bình thường. Điều này thường xảy ra khi răng vĩnh viễn bắt đầu mọc nhưng răng sữa vẫn còn trên cung hàm. Khi đó, răng mới buộc phải tìm đường mọc lệch để thoát ra khỏi nướu.
  • Ngược lại, nếu răng sữa tự rụng hoặc được nhổ đúng thời điểm, khả năng răng hàm vĩnh viễn mọc lệch sẽ giảm đáng kể. Điều này là do răng mới có đủ không gian để mọc lên theo đúng vị trí tự nhiên của nó.
  • Tuy nhiên, cũng cần lưu ý rằng việc nhổ răng sữa quá sớm cũng có thể gây ra vấn đề. Trong trường hợp này, các răng bên cạnh có thể xô lệch về phía khoảng trống, khiến răng hàm vĩnh viễn không còn đủ chỗ để mọc lên bình thường và có thể bị lệch.

Do đó, để đảm bảo răng hàm vĩnh viễn mọc đúng vị trí, việc quan trọng là cần theo dõi sự phát triển răng của trẻ và chỉ nhổ răng sữa khi thực sự cần thiết, dưới sự hướng dẫn của bác sĩ nha khoa. Điều này sẽ giúp tạo điều kiện tốt nhất cho sự phát triển răng miệng của trẻ, đồng thời giảm thiểu nguy cơ răng mọc lệch trong tương lai.

Nhổ răng hàm cho trẻ 6 tuổi có đau không?

Nhổ răng cho trẻ 6 tuổi có thực sự đau hay không?
Nhổ răng cho trẻ 6 tuổi có thực sự đau hay không?

Bên cạnh vấn đề trẻ 6 tuổi nhổ răng hàm có mọc lại không, nhiều bố mẹ còn quan tâm đến nhổ răng này cho con có đau không. Trên thực tế, nhổ răng hàm cho trẻ có đau hay không còn phụ thuộc vào tình trạng răng miệng của con. Nếu răng sữa đã đến lúc rụng đi thì chân răng sẽ lung lay. Khi đó, bác sĩ có thể dễ dàng loại bỏ chiếc răng này mà không gây cảm giác đau nhức cho trẻ.

Trong trường hợp răng hàm của trẻ gặp phải bệnh lý, buộc phải nhổ răng thì có thể gây cảm giác đau nhức vì lúc này chân răng vẫn còn nguyên. Tuy nhiên, bạn có thể hoàn toàn yên tâm khi đưa con đến nhổ răng tại nha khoa. Bởi bác sĩ sẽ dùng thuốc tê và các dụng cụ chuyên dụng để loại bỏ răng sữa một cách dễ dàng. Lúc này trẻ chỉ cảm thấy đau nhức ở mức độ cho phép. 

Sau khi nhổ răng hàm, cần chăm sóc trẻ như thế nào?

Sau khi nhổ răng hàm cho trẻ, việc chăm sóc đúng cách rất quan trọng để tránh viêm nhiễm và giúp quá trình lành thương diễn ra nhanh chóng. Một số điều mà phụ huynh cần lưu ý khi chăm sóc cho trẻ sau khi nhổ răng có thể kể đến như:  

  • Ngay sau khi nhổ răng, bố mẹ nên cho trẻ cắn chặt bông trong khoảng 30 phút để cầm máu. Nếu sau thời gian này vết thương vẫn chảy máu, hãy thay bông sạch và tiếp tục cho trẻ ngậm. Trường hợp máu không ngừng chảy, cần đưa trẻ đến cơ sở y tế ngay lập tức để kiểm tra.
  • Việc vệ sinh răng miệng vẫn cần được duy trì, nhưng cần thực hiện nhẹ nhàng để tránh ảnh hưởng đến vết thương. Bố mẵ có thể hướng dẫn trẻ súc miệng nhẹ nhàng bằng nước muối ấm để làm sạch khoang miệng. Để giảm sưng đau, có thể sử dụng túi đá lạnh chườm lên vùng má gần vết thương. Biện pháp này giúp giảm khó chịu và sưng tấy hiệu quả.
  • Trong 24 giờ đầu tiên sau khi nhổ răng, trẻ nên hạn chế các hoạt động mạnh để tránh ảnh hưởng đến cục máu đông và gây chảy máu. Bố mẹ nên khuyến khích trẻ nghỉ ngơi, tránh các hoạt động thể chất mạnh. Về chế độ ăn uống, nên ưu tiên cho trẻ ăn những thức ăn mềm, dễ nuốt như cháo, súp. Những món ăn này giúp giảm áp lực vận động của cơ hàm, tránh tác động lên vết thương, đồng thời cung cấp dưỡng chất cần thiết cho cơ thể trẻ trong quá trình hồi phục.
Cần chăm sóc trẻ như nào sau nhổ răng hàm
Cần chăm sóc trẻ như nào sau nhổ răng hàm

Thông tin trên bài viết cũng đã giải đáp thắc mắc trẻ 6 tuổi nhổ răng hàm có mọc lại không. Nhìn chung, dù ở độ tuổi nào thì việc chăm sóc răng miệng là điều vô cùng cần thiết. Nếu vẫn còn thắc mắc hoặc có nhu cầu cần tư vấn, đừng ngần ngại liên hệ hotline 1900 9009 để được hỗ trợ nhanh chóng bạn nhé!

Một số bài viết bạn có thể quan tâm:

Tại sao nhổ răng khôn cần khâu chỉ tự tiêu?

Nhổ răng khôn có uống sữa được hay không?

Nhổ răng khôn có thể ăn rau muống được không?
Đánh giá bài viết